Tổ chức kiểm tra kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại trung tâm y tế huyện long thành (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

1.2 Các yếu tố cấu thành tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong đơn vị sự nghiệp có thu

1.2.7 Tổ chức kiểm tra kế toán

Để đảm bảo thông tin kế toán cung cấp trung thực, hợp lý, các báo cáo tài chính đáng tin cậy thì cần phải thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác kế toán.Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những mặt quan trọng trong tổ chức kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán được thực hiện đúng quy định, có hiệu quả và cung cấp được thông tin phản ánh đúng thực trạng của đơn vị. Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán.

Việc ghi sổ kế toán một cách toàn diện, đầy đủ theo trình tự thời gian kết hợp với việc phân theo hệ thống, với công việc ghi sổ kép, công việc cân đối, đối chiếu lẫn nhau giữa các khâu nghiệp vụ ghi chép, giữa các tài liệu tổng hợp và chi tiết, giữa chứng từ sổ sách và báo cáo kế toán, giữa các bộ phận, chẳng những đã tạo nên sự kiểm soát chặt chẽ đối với các hoạt động kinh tế tài chính, mà còn đảm bảo sự kiểm soát tính chính xác của bản thân công tác kế toán.

+ Nhiệm vụ của kiểm tra kế toán:

- Kiểm tra tính chất hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động tài chính trong đơn vị.

- Kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh của kế toán về các mặt chính xác, kịp thời đầy đủ, trung thực, rõ ràng.

- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định, việc chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nước về tình hình chấp hành ngân sách; tình hình thu, chi tài chính, các khoản thanh toán…theo đúng quy định.

- Kiểm tra việc trích lập các quỹ tại đơn vị theo quy định.

+ Mục đích của kiểm tra kế toán:

- Đảm bảo độ tin cậy của các số liệu kế toán và các thông tin trong báo cáo tài chính của đơn vị.

- Đánh giá tình hình chấp hành kỷ luật, pháp luật của kế toán trong đơn vị.

- Đánh giá chất lượng hoạt động, tình hình quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, các loại tài sản, tiền vốn, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.

- Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong việc điều hành quản lý, chấp hành kỷ luật tài chính.

Tổ chức kiểm tra kế toán nhằm kiểm tra, đánh giá các khoản thu, chi từ ngân sách nhà nước; các khoản thu, chi từ hoạt động sự nghiệp; kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền, TSCĐ, vật liệu, công cụ dụng cụ; kiểm tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản; phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ kinh tế tài chính. Công việc kiểm tra kế toán có thể tiến hành thường xuyên, định kỳ hay đột xuất. Qua kết quả kiểm tra kế toán đề xuất các biện pháp khắc phục những khiếm khuyết trong công tác quản lý của đơn vị.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm và đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu, đơn vị sự nghiệp Y tế công lập; khái niệm và vai trò của hệ thống thông tin kế toán. Tác giả cũng đã nêu tình hình cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu hiện nay theo cơ chế tự chủ tài chính đã tạo quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp.

Nghiên cứu lý luận cơ bản về hệ thống thông tin kế toán trong đơn vị sự nghiệp có thu là cơ sở để phân tích thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Trung tâm Y tế huyện Long Thành, đánh giá những mặt đạt được và chưa đạt được của hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị và từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện tốt hơn trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại trung tâm y tế huyện long thành (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)