Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Đo lường các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ ở các trường trung học phổ thông công lập tại địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 21 - 24)

Thời gian gần đây, cùng với quá trình hội nhập ở nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội đòi hỏi các đơn vị nhà nước, trong đó có các đơn vị sự nghiệp giáo dục, cần phải chú trọng hơn nữa công tác KSNB. Vì vậy, trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về KSNB đã được quan tâm ở các đơn vị sự nghiệp công và giáo dục đã được công bố:

- Phan Nam Anh (2013), “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại trường Trung học chuyên nghiệp Lương thực thực phẩm”, Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua việc đánh giá thực trạng hoạt động KSNB tại trường Trung học chuyên nghiệp Lương thực thực phẩm, tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB ở trường này. Đề tài đã nêu

được vấn đề vận dụng hệ thống KSNB ở khu vực công, đánh giá và đưa ra nguyên nhân hạn chế của hệ thống KSNB ở đơn vị, có các biểu bảng chi tiết và cụ thể.

- Nguyễn Thị Thu Hậu (2014), “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trường Đại học Bạc Liêu”, Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: nghiên cứu khá kỹ phần lý luận về hệ thống KSNB, cung cấp thêm một số thông tin mới về INTOSAI 2013.

- Trần Mạnh Chính (2015), “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trường CĐ nghề LILAMA 2”, Luận văn thạc sĩ kế toán Trường Đại học Lạc Hồng: Nghiên cứu kỹ về nội dung KSNB theo INTOSAI 2004 và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB đối với mô hình trường Trung cấp nghề.

- Đặng Đình Hải (2015), “Hoàn thiện KSNB đối với quy trình thanh tra tại Sở Tài Chính Tỉnh Đồng Nai”, Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học Lạc Hồng:

Vận dụng lý thuyết KSNB theo INTOSAI 2013. Nhận xét được nguyên nhân hạn chế của quy trình thanh tra và đề ra giải pháp hoàn thiện KSNB đối với quy trình thanh tra tại Sở Tài Chính Tỉnh Đồng Nai.

- Nguyễn Đức Thọ (2015), “Đổi mới hoạt động KSNB về sử dụng Ngân sách, tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính”, Luận án Tiến sĩ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: đề tài đã tập hợp những khái niệm, lý thuyết về hoạt động KSNB. Đặc biệt là khái niệm về Kiểm tra nội bộ, Tự kiểm tra nội bộ (một hoạt động bắt buộc phải thực hiện tại các trường THPT công lập), các khái niệm về đơn vị hành chính sự nghiệp, một số mô hình hóa dạng sơ đồ, hình vẽ. Những khái niệm mới mang tính tổng hợp, có thể vận dụng vào đề tài nghiên cứu.

- Vũ Hữu Đức, Tăng cường hệ thống KSNB trong các đơn vị thuộc khu vực công – nhìn từ góc độ kiểm toán Nhà nước”, Báo cáo tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

-Các tác giả bao gồm: Trần Thị Giang Tân (chủ biên), Vũ Hữu Đức, Võ Anh Dũng, Mai Đức Nghĩa, Phạm Thị Ngọc Bích, Dương Minh Châu và Phí Thị Thu Hiền(2012), “Kiểm soát nội bộ”, Nhà xuất bản Phương Đông. Sách trình bày về các nội dung cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ theo khuôn mẫu của COSO, các loại gian lận và biện pháp phòng ngừa, cũng như kiểm soát nội bộ với một số chu trình nghiệp vụ hay tài sản chủ yếu.

Những công trình nghiên cứu trên đều kế thừa phần lý luận chung, nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB ở khu vực công phù hợp với yêu cầu thực tế của đơn vị. Tuy nhiên, các luận văn nêu trên phần lớn chú trọng nghiên cứu vấn đề chủ yếu là KSNB công tác thu, chi ngân sách tại các trường Trung cấp, Cao Đẳng, Đại học, các Sở… nhưng chưa có đề tài nghiên cứu với đối tượng là trường THPT trong khi số lượng các trường THPT công lập trong cả nước là rất lớn (hơn hai ngàn trường).

Những đề xuất về giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB còn mang tính chung chung, chưa thật sự thiết thực để giúp các đơn vị vận dụng vào việc ngăn ngừa rủi ro, hạn chế sai sót đến mức thấp nhất, đem đến hiệu quả cao nhất cho các đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục mà Nhà nước đã giao phó. Những tài liệu của tác giả nước ngoài chủ yếu là dành cho các hoạt động KSNB ở các doanh nghiệp mà chưa chú trọng đến các hoạt động KSNB ở các đơn vị, cơ quan Nhà nước.

Bên cạnh đó, các luận văn cũng đưa ra được một số khái niệm mới về KSNB có thể vận dụng vào quá trình nghiên cứu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương hai, tác giả đã trình bày lịch sử hình thành, phát triển của các lý thuyết về KSNB và lý luận về KSNB ở khu vực công theo INTOSAI 1992, INTOSAI 2004 và INTOSAI 2013. Theo đó, hệ thống KSNB được tạo thành bởi 5 yếu tố: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát;Thông tin và truyền thông; Giám sát.

Đồng thời, tác giả cũng trình bày đặc thù của trường THPT công lập và hoạt động KSNB trong trường học bao gồm các hoạt động: kiểm tra nội bộ, giám sát, đánh giá trong trường học.

Như vậy, việc hiểu rõ và nắm vững nội dung KSNB cũng như hoạt động KSNB trong trường học là nền tảng để nghiên cứu đo lường các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB và đề ra giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại các trường THPT trong Tỉnh Đồng Nai, góp phần làm tốt công tác quản lý và thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu Đo lường các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ ở các trường trung học phổ thông công lập tại địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)