Kết quả thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Đo lường các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ ở các trường trung học phổ thông công lập tại địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1. Kết quả thống kê mô tả

Phiếu khảo sát được phát cho các đối tượng là Ban Giám hiệu, Giáo viên, Kế toán, nhân viên đã và đang công tác tại 22/42 trường THPT công lập trong Tỉnh Đồng Nai. Số mẫu phát ra là 220, sau khi xem xét và loại ra những mẫu không đạt yêu cầu, số mẫu thu về đạt yêu cầu là 173 (tỷ lệ 76,64%).

Tiến hành mã hóa các biến quan sát, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. Sau đó, tiến hành thống kê, phân tích dữ liệu đã thu thập được. Phiếu khảo sát được tác giả xây dựng gồm 27 biến quan sát, trong đó 05 biến đầu tiên sử dụng thang đo định danh là: Tuổi, Giới tính, Lĩnh vực được đào tạo, Thời gian làm công tác quản lý, Nghề nghiệp/chức vụ và 22 biến còn lại sử dụng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 - không đồng tình – đến 5 – rất đồng tình) thuộc 06 nhóm nhân tố: (1) Môi trường kiểm soát, (2) Đánh giá rủi ro, (3) Hoạt động kiểm soát, (4) Thông tin truyền thông, (5) Giám sát, (6) Hệ thống KSNB hiệu quả.

4.1.1. Thống kê mô tả các biến định tính

Các biến định tính được tác giả lựa chọn bao gồm những thông tin thật sự quan trọng để phân tích và có ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Trong phần kết quả thống kê này, các biến định tính sẽ góp phần quan trọng trong việc đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB ở các trường THPT công lập.

Trong số 173 đối tượng được khảo sát có: 20 Hiệu trưởng (tỷ lệ 11,6%), 107 P.Hiệu trưởng và GV (tỷ lệ 61,8%), 22 Kế toán (tỷ lệ 12,7%), 24 Nhân viên (tỷ lệ 13,9%).

Thời gian tham gia công tác quản lý trường học cũng là một yếu tố quan trọng có tác động đến nhận thức về hoạt động KSNB. Trong số 173 đối tượng

được khảo sát, số người có thời gian tham gia công tác quản lý trường học như sau:

- Trên 15 năm : 07 người – tỷ lệ 4%

- Từ 10 năm đến dưới 15 năm : 18 người - tỷ lệ 10,4%

- Từ 05 năm đến dưới 10 năm : 11 người - tỷ lệ 6,4%

- Từ 01 năm đến dưới 05 năm : 03 người - tỷ lệ 1,7%

- Không có : 143 người - tỷ lệ 77,5%

Bảng 4.1: Tỷ lệ thời gian làm quản lý nhà trường Thời gian công tác quản lý nhà trường

Thời gian Số người Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp

lý Tỷ lệ % tích lũy

0 năm 134 77.5 77.5 77.5

1 năm - dưới 5 năm 3 1.7 1.7 79.2

5 năm - dưới 10 năm 11 6.4 6.4 85.5

10 năm - dưới 15 năm 18 10.4 10.4 96.0

> 15 năm 07 4.0 4.0 100.0

Tổng cộng 173 100.0 100.0

(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý SPSS) Bảng 4.2: Tỷ lệ về nghề nghiệp và chức vụ

Nghề nghiệp/ chức vụ

Nghề nghiệp/Chức vụ Số người Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp

lý Tỷ lệ % tích lũy

Hiệu trưởng 20 11.6 11.6 11.6

P. Hiệu trưởng và GV 107 61.8 61.8 73.4

Kế toán 22 12.7 12.7 86.1

Nhân viên 24 13.9 13.9 100.0

Tổng cộng 173 100.0 100.0

(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý SPSS tháng 6/2016)

4.1.2. Thống kê mô tả các biến định lƣợng

Thống kê các biến định lượng nhằm tính giá trị trung bình của các biến Bảng 4.3: Kết quả thống kê

Mã biến/Tên biến Số

mẫu Giá

trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn Các giá trị đạo đức được quy định trong

bảng Quy chuẩn đạo đức trong nhà trường. 173 3 5 4.18 .729 Các điều khoản được quy định trong Tiêu

chuẩn thi đua hàng năm của CB, GV, NV. 173 2 5 3.87 .762 Công khai, minh bạch công tác tuyển dụng

nhân sự. 173 2 5 4.12 .897

Việc khuyến khích và tạo điều kiện cho CB,

GV, NV học tập nâng cao trình độ. 173 2 5 4.18 1.010 Sự thận trọng của BGH trong việc xem xét

và giải quyết những rủi ro tiềm ẩn. 173 3 5 4.01 .629 Sự cảnh báo của BGH đối với các rủi ro ở

các lĩnh vực hoạt động. 173 2 5 3.79 .893

Những biện pháp và cách thức ứng phó rủi

ro mà BGH đã thực hiện. 173 3 5 3.86 .752

Tổ trưởng chuyên môn thường xuyên báo cáo cho BGH về tình hình giáo viên để BGH

đưa ra những chỉ đạo kịp thời. 173 3 5 3.95 .813 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương

trình, chấm, trả bài của Tổ chuyên môn. 173 2 5 3.95 .830 BGH kiên quyết trong việc chống gian lận

khi tuyển dụng. 173 3 5 4.33 .778

Các định mức chi được phổ biến và thống nhất, áp dụng trong nhà trường (Quy chế chi

tiêu nội bộ hàng năm). 173 2 5 4.13 974

Việc mua sắm tài sản được đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính, nguyên tắc bất kiêm

nhiệm. 173 2 5 3.90 .986

Việc kiểm kê tài sản, đối chiếu sổ sách phải

được thực hiện hàng năm. 173 3 5 3.95 .780

Hoạt động tài chính được công khai thường

xuyên và đầy đủ. 173 2 5 3.87 .860

Các bộ phận, cá nhân trong trường nhận

được thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác. 173 3 5 4.00 .807 Hoạt động trang web của trường rất hiệu quả 173 1 5 3.45 1.081 Hệ thống kiểm soát nội bộ của trường đã tạo

điều kiện cho các bộ phận, các cá nhân giám

sát lẫn nhau. 173 2 5 3.67 .870

Ban Giám hiệu có thường xuyên thực hiện

giám sát các hoạt động trong nhà trường. 173 2 5 4.14 .775 Các thành viên tham gia thực hiện kiểm tra,

giám sát (Ban Thanh tra nhân dân) là những người có đủ uy tín do Hội đồng giáo dục nhà

trường bầu ra. 173 3 5 4.21 .695

Sự quan tâm của BGH đối việc thực hiện hệ

thống kiểm soát nội bộ. 173 2 5 3.81 .851

Các quy định của nhà trường đều hợp lý. 173 1 5 3.29 1.004 Các quy định của nhà trường đều hiệu quả. 173 1 5 3.09 .976

Valid N (listwise) 173

(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý SPSS tháng 6/2016)

Kết quả thống kê các biến định lượng bằng thang đo Likert 5 điểm với nhiều sự lựa chọn khác nhau cho thấy sự hiểu biết cũng như ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB đến các đối tượng khác nhau thì không giống nhau.

Về giá trị trung bình khá tương đồng, chỉ dao động trong khoảng từ [3.09 đến 4.33], trong đó, giá trị trung bình thấp nhất thuộc về biến K2”Các quy định của nhà trường đều hiệu quả” đạt 3.09 và giá trị trung bình cao nhất thuộc về biến H2”BGH kiên quyết trong việc chống gian lận khi tuyển dụng” đạt 4.33.

Các biến quan sát thuộc về Môi trường kiểm soát nhận được sự đồng tình khá cao từ [3.87 đến 4.21] cho thấy sự ảnh hưởng của yếu tố này đến hệ thống KSNB là rất quan trọng.

Yếu tố Giám sát có kết quả thống kê trong khoảng [3.67 đến 4.21], điều này cho thấy các đối tượng được khảo sát có chú ý đến hiệu quả của công tác giám sát trong nhà trường.

Do hoạt động trong nhà trường bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau nên yếu tố Hoạt động kiểm soát được tác giả xây dựng gồm 5 biến quan sát. Kết quả thống kê 5 biến quan sát này khá đồng đều, giá trị trung bình dao động trong khoảng [3.90 đến 4.33]. Đây là yếu tố có giá trị trung bình cao nhất. Điều này chứng tỏ các đối tượng được khảo sát cho rằng yếu tố hoạt động kiểm soát có vai trò quan trọng nhất.

Trong Yếu tố thông tin truyền thông, biến T3 – Hoạt động trang web của trường rất hiệu quả - đạt mức giá trị trung bình thấp nhất (3.45) cho thấy yêu cầu

của mọi người về sự tăng cường hiệu quả hoạt động của trang web. Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của thời đại ngày nay, thực hiện tốt thông tin truyền thông sẽ góp phần làm tốt hoạt động KSNB.

Đạt giá trị trung bình [3.79 đến 4.01] là yếu tố Đánh giá rủi ro cho thấy Ban Giám hiệu chưa thật sự chủ động trong việc phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh đó, yếu tố Hoạt động KSNB hiệu quả đạt giá trị trung bình thấp nhất [3.09 đến 3.81]

chứng tỏ hệ thống KSNB ở các trường chưa thật sự phát huy vai trò của mình, cần phải có những giải pháp để hoàn thiện hơn.

Tuy nhiên, nhìn chung các giá trị trung bình của các biến đạt > 3, nghĩa là có trên 50% số quan sát có giá trị lớn hơn 3, chứng tỏ có trên 50% ý kiến của các đối tượng đại diện cho tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường cho rằng các yếu tố được khảo sát có ảnh hưởng quan trọng đến hệ thống KSNB trong nhà trường, yêu cầu cần thiết là BGH phải tìm ra những giải pháp, đưa ra những quyết định phù hợp nhằm xây dựng hệ thống KSNB ngày càng hoàn thiện hơn (Phụ lục 4)

Một phần của tài liệu Đo lường các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ ở các trường trung học phổ thông công lập tại địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)