Trò chơi học tập dạy trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Tổ chức trò chơi dạy trẻ mẫu giáo đếm trong phạm vi 10 (Trang 20 - 25)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Trò chơi học tập dạy trẻ mẫu giáo

TCHT là trò chơi có luật và những nội dung cho trước, là trò chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các biểu

18

tượng đã có nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của trẻ - trong đó nội dung học tập kết hợp với hình thức chơi.

Có nhiều quan niệm khác nhau về TCHT. Trong lí luận dạy học, tất cả những trò chơi có nội dung gắn với nội dung học tập, nó được sử dụng như một phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập cho học sinh, không tính đến nội dung và tính chất của trò chơi đều gọi là TCHT. Hay nói cách khác TCHT là dạng trò chơi có luật chặt chẽ mang tính định hướng đối với sự phát triển trí tuệ.

TCHT thực hiện chức năng của hoạt động nhận thức, nó tạo điều kiện cần thiết để ứng dụng, củng cố và luyện tập kiến thức trong các tiết học.

Mỗi dạng trò chơi đều có những đặc điểm và có tác dụng nhất định đối với sự hình thành và phát triển tâm lí - nhân cách của trẻ em. Về phương diện phát triển trí tuệ, TCHT có thế mạnh hơn cả. Nhiệm vụ giáo dục chủ yếu của TCHT là phát triển trí tuệ cho trẻ em.

1.1.3.2. Mục đích của trò chơi học tập

TCHT không chỉ tác động đến việc phát triển trí tuệ mà còn giáo dục được một số phẩm chất đạo đức của trẻ như: Tính thật thà, tính tổ chức, tính tự lập trong khi chơi, luật chơi trực tiếp điều khiển hành vi của trẻ, trong các TCHT cụ thể trẻ còn được giao tiếp với nhau, biết thống nhất hành động chơi của mình với bạn, cũng chính trong trò chơi học tập trẻ học được cách đánh giá và tự đánh giá kết quả đạt được bên cạnh đó TCHT còn giúp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, năng lực cảm thụ cái đẹp của đồ chơi, hình ghép, tranh ảnh, màu sắc.

TCHT như một hình thức dạy học: Toàn bộ tiết học được lồng ghép vào nội dung chơi mà trẻ tham gia với vai trò là chủ thể hoạt động nếu như trong quá trình dạy học mối quan hệ giữa cô và trẻ là: cô dạy trẻ học thì trong TCHT thì vai trò của cô như một người hướng dẫn và như một người tham

19

gia, cô cùng chơi với trẻ, dạy trẻ các thao tác chơi và thực hiện đúng luật chơi.

Từ đó, tạo cho trẻ những ấn tượng cảm xúc, bên cạnh đó giúp trẻ và cô trở nên gần gũi nhau hơn.

Đối với trẻ mẫu giáo trò chơi học tập tác động trực tiếp đến việc cung cấp, củng cố kiến thức và phát triển các quá trình nhận thức cho trẻ như: cảm giác, tri giác. Qua đó, trí tuệ của trẻ phát triển hơn, trẻ dễ dàng tiếp thu các kiến thức hơn.

Trong dạy học TCHT được sử dụng sẽ góp phần to lớn trong việc phát triển các quá trình tri giác, cảm giác và các biểu tượng của trẻ mẫu giáo. Nhờ có TCHT mà trẻ đã tiếp thu các tính chất của đồ vật như: hình dạng, kích thước, màu sắc, định hướng trong không gian,… một cách dễ dàng hơn.

TCHT với nhiệm vụ nhận thức, hành động chơi, luật chơi được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của trẻ. Nhờ có nội dung và luật chơi mà trẻ rèn luyện được khả năng mô tả các mối quan hệ toán học một cách chính xác bằng lời và biết gọi đúng tên.

1.1.3.3. Đặc điểm của trò chơi học tập

TCHT là một dạng hoạt động vì vậy nó mang trong mình những đặc điểm chung của các loại hoạt động: có phương hướng, có mục đích, có ý thức và có đặc điểm chung của trò chơi. Đặc điểm của trò chơi nói chung là mang lại cảm xúc chân thực, mạnh mẽ, đa dạng. Trò chơi bao giờ cũng mang đến cho trẻ em niềm vui sướng, thoả mãn, bằng lòng. Chơi mà không có niềm vui sướng thì không còn là chơi nữa. Ngoài ra TCHT còn có những đặc điểm sau:

- TCHT có luật rõ ràng, do người lớn đặt ra nhằm đạt được mục đích giáo dục và dạy học.

- TCHT bao giờ cũng có kết quả nhất định. Kết quả đó phải được thực hiện trong việc giải quyết nhiệm vụ của TCHT, đồng thời phải mang lại niềm vui, sự thoả mãn cho những người tham gia TCHT. Kết quả của TCHT thể

20

hiện sự cố gắng trong suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo trong việc nắm kiến thức và trong tính hợp tác của nhóm trẻ.

- TCHT có cấu trúc chặt chẽ, bao gồm các yếu tố: Mục đích của TCHT (Nhiệm vụ nhận thức); Hành động chơi; Luật chơi và tổ chức chơi.

+ Nhiệm vụ nhận thức: Đây chính là nhiệm vụ học tập, nó có tính chất như một bài toán mà trẻ phải dựa trên những điều kiện đã cho. Nhiệm vụ nhận thức là thành phần cơ bản của trò chơi học tập, nó khơi gợi hứng thú sinh động của trẻ. Mỗi một trò chơi học tập có một nội dung nhận thức khác nhau, chính điều đó làm cho trò chơi này khác với trò chơi kia.

+ Hành động chơi: Chính là các động tác mà trẻ cần phải làm trong lúc chơi và nó cũng là thành phần quan trọng của TCHT, thiếu nó trò chơi không thể tiến hành được. Hành động chơi bao gồm nhiều thao tác, chủ yếu là thao tác trí óc, nhằm thực hiện cho được nhiệm vụ nhận thức mà trò chơi đặt ra nhưng mặt khác lại phải tuân thủ theo những điều quy định mà luật chơi đề ra.

Hành động chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng hấp dẫn trẻ hào hứng tham gia trò chơi ấy bấy nhiêu, những trò chơi quá ít hành động chơi thì càng ít thu hút trẻ.

+ Luật chơi: TCHT bao giờ cũng có luật chơi và luật chơi giữ một vai trò quyết định, đó là những quy định có sẵn mà trẻ nhất định phải tuân thủ trong khi chơi. Luật chơi quyết định trò chơi nếu phá vỡ chúng thì TCHT cũng bị phá vỡ theo. Mỗi một trò chơi học tập đều có luật chơi do nội dung chơi quy định. Có thể nói các luật chơi đã tạo nên cơ chế tự diều khiển hành vi của trẻ trong khi chơi, trong luật còn bao hàm cả luật cấm mà nếu người chơi phạm phải thì phải làm lại hoặc thua cuộc.

- Nhiệm vụ nhận thức, luật chơi và hành động chơi có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhiệm vụ nhận thức có vai trò quyết định, nó xác định đặc điểm hành động chơi và luật chơi. Nhiệm vụ nhận thức và hành động chơi

21

làm thành nội dung chơi. Luật chơi quyết định hành động chơi và qua đó giải quyết nhiệm vụ nhận thức, giúp trẻ hình thành biểu tượng về thế giới xung quanh một cách đầy đủ , chính xác. Nếu thiếu một trong ba bộ phận thì không thể tiến hành trò chơi được.

- Trong TCHT, vị trí của mọi thành viên tham gia trò chơi đều như nhau và được xác định bằng luật chơi. Việc thực hiện luật chơi là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá khả năng của trẻ em.

- Trong TCHT, sự thống nhất giữa hành vi thật và hành vi chơi rõ ràng.

Trong quá trình chơi nếu trẻ không tuân thủ theo luật chơi thì sẽ không đạt được mục đích của trò chơi. Vì thế trong TCHT, việc kiểm tra lẫn nhau dễ dàng hơn và có hiệu quả hơn vì luật chơi được quy định rõ ràng.

- Trong TCHT luôn tồn tại mối quan hệ giữa cô và trẻ và giữa các trẻ với nhau, quan hệ này do nhiệm vụ chơi, hành động chơi và luật chơi quy định cụ thể. Cô giáo có thể là người tổ chức cho trẻ chơi và cũng có thể như một người bạn tham gia chơi cùng trẻ. Cô giáo tổ chức TCHT cho trẻ, trò chơi phụ thuộc vào cô giáo và đây cũng chính là đặc thù của nó.

1.1.3.4. Phương pháp và hình thức tổ chức trò chơi học tập

TCHT có ý nghĩa to lớn trong giáo dục trí tuệ và trong dạy học, muốn đạt được kết quả cao thì phải hiểu rõ được việc hướng dẫn trò chơi, nó đòi hỏi một nghệ thuật sư phạm cao thích ứng với độ tuổi cửa trẻ mẫu giáo. Để giải quyết nhiện vụ học tập thông qua trò chơi và trong trò chơi, GV phải hướng dẫn sao cho trò chơi trở thành một hoạt động thích thú, gần gũi với trẻ, tạo sự hấp dẫn , hứng thú đối với trẻ. Để thực hiện và đạt kết quả tốt đối với TCHT cần thực hiện các vấn đề sau:

- Lựa chọn trò chơi: Lựa chọn trò chơi là một công việc quan trọng, mang tính quyết định trong việc tổ chức trò chơi học tập cho trẻ. Để lựa chọn trò chơi học tập hợp lí, phù hợp với nhu cầu, khả năng, nguyện vọng của trẻ

22

và đáp ứng được nội dung giáo dục, thì GV phải xác định được mục đích, yêu cầu của trò chơi, đồng thời xác định được đối tượng chơi thuộc độ tuổi nào để lựa chọn trò chơi cho thích hợp.

- Chuẩn bị địa điểm và phương tiện chơi: Tùy từng trò chơi mà cô giáo có thể xác định cho trẻ chơi trong lớp hoặc ngoài trời. Địa điểm vừa đủ cho số người chơi và đáp ứng được nội dung chơi, không có chướng ngại vật nguy hiểm, làm mất vệ sinh cho người chơi.

- Đồ dùng phục vụ cho trò chơi phải đảm bảo tính thẩm mĩ, an toàn cho người chơi, lựa chọn đồ dùng đồ chơi phù hợp và hấp dẫn người chơi.

- Hướng dẫn trẻ chơi: GV phải giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi cho trẻ, đối với những trò chơi mới GV phải có nhiều cách hướng dẫn khác nhau. Nếu đó là trò chơi mới, hành động chơi phức tạp thì GV phải vừa làm mẫu vừa hướng dẫn, nếu là trò chơi cũ trẻ đã được chơi thì GV gợi ý để trẻ nhớ lại nội dung và hành động chơi, luật chơi. Cách hướng dẫn của cô phụ thuộc vào độ tuổi.

- Tổ chức cho trẻ chơi: Sau khi hướng dẫn trẻ cách chơi cô tổ chức cho trẻ chơi, cô tham gia chơi cùng trẻ như một thành viên của tập thể trẻ. Trong khi trẻ chơi cô theo dõi quá trình chơi, để đảm bảo an toàn và xử lí kịp thời các tình huống xảy ra, đồng thời giúp đỡ, khuyến khích động viên trẻ.

- Đánh giá và nhận xét sau khi chơi:

+ Nhận xét việc thực hiện và nắm vững luật chơi.

+ Nhận xét thành tích của trẻ trong trò chơi.

+ Nhận xét những quan hệ của trẻ trong nhóm chơi.

Một phần của tài liệu Tổ chức trò chơi dạy trẻ mẫu giáo đếm trong phạm vi 10 (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)