Trò chơi dạy đếm cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Tổ chức trò chơi dạy trẻ mẫu giáo đếm trong phạm vi 10 (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.4. Trò chơi dạy đếm cho trẻ mẫu giáo

Trò chơi dạy đếm (hay còn gọi là trò chơi toán học) là một loại trò chơi nằm trong nhóm trò chơi có luật. Trò chơi dạy đếm là loại trò chơi có luật giúp

23

trẻ củng cố các biểu tượng về số lượng. Kết quả thu được qua trò chơi là củng cố các biểu tượng số lượng cụ thể và gây cho trẻ những hứng thú toán học.

Trò chơi dạy đếm là một loại trò chơi học tập nên nó mang nhiều tính chất của việc dạy học, nó gắn bó chặt chẽ với việc học tập các biểu tượng về số lượng.

Tính chất đặc biệt của trò chơi dạy đếm là do người lớn lựa chọn nhằm mục đích giáo dục, giảng dạy để củng cố các biểu tượng số lượng đã học. Khi chơi trò chơi toán học trẻ được thu hút vào các hoàn cảnh chơi phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ nên trẻ tham gia giải quyết nhiệm vụ một cách hào hứng, thoải mái, không cảm thấy mình đang thực hiện nhiệm vụ học tập.

1.1.4.2. Mục đích

Trò chơi dạy đếm ở trường mẫu giáo nhằm thực hiện việc phát triển kĩ năng đếm cho trẻ, kích thích tính ham hiểu biết ở trẻ về mối quan hệ giữa các biểu tượng số lượng, phát triển tư duy, ngôn ngữ, óc tưởng tượng và trí nhớ của trẻ.

1.1.4.3. Đặc điểm

Mỗi trò chơi dạy đếm bao gồm 3 thành phần:

- Nội dung chơi:

Đây chính là nhiệm vụ học tập, nó có tính chất như một bài toán mà trẻ phải dựa trên những điều kiện đã cho. Nội dung chơi là thành phần cơ bản của trò chơi dạy đếm, nó khơi gợi hứng thú sinh động của trẻ, kích thích tính tích cực và nguyện vọng chơi của trẻ. Ví dụ: Trò chơi “Thi xem ai nhanh”, nội dung chơi là yêu cầu trẻ phải giơ nhanh số nào đó theo hiệu lệnh của cô. Nếu ai giơ chính xác và nhanh số mà cô yêu cầu thì sẽ chiến thắng, còn ai giơ sai hoặc chậm thì sẽ thua.

- Hành động chơi:

Là những hành động trẻ làm trong lúc chơi. Những hành động ấy càng phong phú bao nhiêu thì số trẻ tham gia trò chơi càng nhiều bấy nhiêu và bản

24

thân trò chơi càng lý thú bấy nhiêu. Những động tác chơi do cô giáo thực hiện. Động tác chơi cho phép cô có thể hướng dẫn trò chơi thông qua tiến hành làm thử. Trong động tác chơi của trẻ mẫu giáo bé chính là sự di chuyển, sắp xếp lại, thu thập các đồ vật, so sánh chúng và lựa chọn theo dấu hiệu, màu sắc, kích thước. Động tác chơi của trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn phức tạp hơn, nó đòi hỏi phải có sự liên kết lẫn nhau giữa hành động chơi của một số trẻ này với một số trẻ khác, đòi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự. Nhiều trò chơi của trẻ mẫu giáo đòi hỏi phải suy nghĩ kỹ trước khi làm động tác chơi. Ví dụ: Trò chơi “Tìm số nhỏ hơn số của cô”, trẻ phải nhìn xem số của cô là số mấy, tìm xem những số nào nhỏ hơn số ấy.

- Luật chơi:

Mỗi trò chơi dạy đếm đều có luật do nội dung chơi quy định. Những luật này có một vai trò to lớn, nó xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cùng mối quan hệ lẫn nhau của trẻ trong khi chơi.

Những luật chơi trong trò chơi dạy đếm là tiêu chuẩn đánh giá hành động chơi đúng hay sai. Ví dụ: Trò chơi “Tìm đúng số nhà” luật chơi là về nhà có chữ số 5, nếu ai về nhà không phải số 5 thì người đó bị thua. Ở trò chơi dạy đếm, vị trí của mọi trẻ tham gia trò chơi như nhau và được xác định bằng luật chơi.

Luật chơi là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá khả năng của mọi trẻ.

Cả 3 thành phần (nội dung chơi, hành động chơi, luật chơi) có liên quan chặt chẽ với nhau và chỉ cần thiếu một trong ba bộ phận trên đều không thể tiến hành trò chơi được.

Trò chơi dạy đếm bao giờ cũng có kết quả nhất định, đó là lúc kết thúc trò chơi, trẻ hoàn thành một nhiệm vụ nhận thức nào đó. Đối với trẻ thì kết quả trò chơi khuyến khích trẻ tích cực hơn nữa trong các trò chơi tiếp theo.

Còn đối với cô giáo thì kết quả trò chơi luôn luôn là chỉ tiêu về mức độ thành công hoặc sự lĩnh hội được tri thức của trẻ.

25

Như vậy, trò chơi dạy đếm có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển nhân cách cho trẻ. Nó là công cụ không thể thiếu khi củng cố biểu tượng số lượng cho trẻ, tạo hứng thú toán học cho trẻ đặc biệt là trẻ mẫu giáo.

1.1.4.4. Phương pháp và hình thức tổ chức trò chơi dạy đếm

Trò chơi dạy đếm cho trẻ mẫu giáo được áp dụng phương pháp sử dụng trò chơi và tổ chức dưới dạng tiết học (hoạt động học có chủ đích).

Bước 1: Nghiên cứu mục đích, nhiệm vụ, nội dung, các luật của trò chơi. Yêu cầu:

- Phải nắm được tâm lý của trẻ nhóm mình phụ trách

- Hiểu các biểu tượng toán sẽ được củng cố trong trò chơi này (một trò chơi có thể củng cố nhiều biểu tượng).

- Nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung, các luật của trò chơi.

Bước 2: Thiết kế trò chơi

Nếu trò chơi hướng dẫn trong tiết học ta phải nghiên cứu các biểu tượng cũ ở phần ôn kiến thức cũ và biểu tượng mới ở phần hình thành kiến thức mới. Nếu trò chơi ngoài tiết học phải nghiên cứu thời điểm chơi, đồ chơi, tâm lý của trẻ để kích thích hứng thú cho trẻ. Phần này gồm các hành động sau:

- Quy hoạch quá trình thực hiện nhiệm vụ - Tính toán các phương án hành động

- Dự kiến các tình huống xảy ra và cách giải quyết Bước 3: Hướng dẫn trẻ chơi

Gồm các hành động sau:

- Giới thiệu tên trò chơi

- Giới thiệu nội dung, các luật của trò chơi

- Cho trẻ chơi (trong quá trình chơi cô quan sát, theo dõi trẻ chơi cho đúng luật, nếu có sai sót cô giúp trẻ và khuyến khích trẻ chơi cho đúng luật).

Biểu tượng trẻ thu được là kết quả của trò chơi.

26

* Ở bước này GV cần chú ý một số điểm sau:

- Trẻ phải thực hiện yêu cầu của cô theo luật nhất định - Trẻ phải chủ động tìm đến kết quả

- Giáo viên phải quan sát kỹ các động tác mà trẻ làm

- Trò chơi phải tổ chức dưới hình thức thi đua để phát huy tính tích cực của trẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả chơi và nhận xét

- Cô giáo kiểm tra từng nhóm, từng cá nhân, cách làm, kết quả.

- Cô giáo nhận xét kết quả của trò chơi. Ở bước này nghệ thuật khen chê đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trẻ rất thích khen, không thích chê. Những khen không đúng sẽ dẫn tới tư tưởng chủ quan, tự mãn hoặc trẻ sẽ buồn chán, mất hứng thú toán học. Do đó, khi trẻ làm sai cô giáo vẫn phải nhận xét trước nhóm mặc dù cháu không vui. Cô giáo luôn luôn phải tỏ thái độ vui vẻ, thoải mái khi nhận xét kết quả của trẻ.

Trong quá trình hướng dẫn trò chơi dạy đếm, ở bước nào GV cũng phải sử dụng kĩ năng giao tiếp để hướng dẫn trẻ.

Một phần của tài liệu Tổ chức trò chơi dạy trẻ mẫu giáo đếm trong phạm vi 10 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)