CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI DẠY TRẺ MẪU GIÁO ĐẾM TRONG PHẠM VI 10
2.3. Hệ thống trò chơi dạy trẻ mẫu giáo đếm trong phạm vi 10
2.3.2. Trò chơi cho trẻ 4 - 5 tuổi
* Trò chơi 1: Úp lá khoai 1. Mục đích yêu cầu
- Dạy trẻ biết đếm theo thứ tự.
2. Chuẩn bị
- Sân chơi rộng rãi, thoáng mát.
3. Cách tiến hành
- Mỗi bạn chơi ngồi thành vòng tròn, úp 2 bàn tay xuống đất. Khi bắt đầu đọc “Úp lá khoai” thì 1 người lấy tay của mình phủ lên tay của tất cả mọi người, lúc đó mọi người ngửa hết bàn tay lên. Một người lấy tay của mình chỉ lần lượt từng bàn tay, vừa chỉ vừa hát tiếp:
39
“Mười hai chong chóng Đứa mặc áo trắng
Đứa mặc áo đen Đứa xách lồng đèn
Đứa cầm ống thụt Thụt ra thụt vô
Có thằng té xuống giếng Có thằng té xuống xình Úi chà, úi da!”
- Hát đến chữ cuối cùng, người chỉ để vào tay của người nào thì tay người đó phải thụt vào. Sau đó, trẻ đếm số bàn tay còn lại và tiếp tục chơi tiếp.
* Trò chơi 2: Gà mái đẻ trứng 1. Mục đích
- Luyện khả năng đếm bằng thính giác
- Luyện tập khả năng so sánh thêm và bớt trong phạm vi số đã học.
- Phát triển sự khéo léo của các ngón tay.
- Củng cố một số hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh.
40 2. Chuẩn bị
- Mỗi trẻ có một số các viên sỏi kích thước phù hợp với tay của trẻ, số lượng nhiều hơn số trẻ đã học, 2 chiếc hộp để đựng sỏi.
- Cô có một đồ vật có thể phát ra tiếng động.
3. Cách tiến hành
Cô cho trẻ cầm tất cả các viên sỏi trên tay và áp hai tay vào nhau. Cô dùng xắc xô (tiếng trống hoặc tiếng vỗ tay) làm hiệu lệnh.
- Mức 1: Mỗi lần cô gõ xắc xô thì trẻ thả 1 viên sỏi vào hộp (chỉ dùng 1 hộp). Khi cô dừng tiếng gõ xắc xô, cô cho trẻ đếm số sỏi có trong hộp để xác định số trứng gà đã đẻ.
- Mức 2: Cô yêu cầu trẻ: “Nghe cô lắc bao nhiêu tiếng xắc xô thì cho gà đẻ bấy nhiêu quả trứng vào hộp” (lần đầu có thể cho trẻ vừa nghe vừa đếm to thành tiếng để xác định số lượng tiếng gõ để từ đó xác định số lượng trứng gà). Sau khi trẻ làm xong, cô cho trẻ đếm, nêu số trứng. Các trẻ so sánh và kiểm tra kết quả lẫn nhau. Cô xử lí các tình huống trẻ làm sai.
- Mức 3: Cô cho trẻ để 2 hộp ra trước mặt làm 2 ổ trứng và cũng chơi theo luật “Có bao nhiêu tiếng xắc xô thì gà đẻ bấy nhiêu trứng”.
Lần 1: Là số trứng của gà mái thứ nhất (để vào hộp thứ nhất).
Lần 2: Là của gà mái thứ hai (để vào hộp thứ 2).
- Cô cho trẻ đếm xem số trứng trong từng hộp xếp ra sàn làm 2 nhóm.
Cho trẻ so sánh số lượng trứng của cả 2 nhóm bằng kết quả đếm xem số lượng nhóm nào nhiều hơn - ít hơn và hơn kém nhau bao nhiêu?
+ Số trứng của cả 2 con gà đã đẻ được là bao nhiêu? (Tổng số trứng ở cả 2 hộp phải ít hơn hoặc bằng 10).
+ Muốn số trứng của 2 nhóm bằng nhau thì phải làm thế nào?
* Trò chơi 3: Sân trường của bé 1. Mục đích
41 - Luyện đếm và so sánh số lượng - Luyện khả năng quan sát, phân nhóm - Phân biệt kích thước các đối tượng 2. Chuẩn bị
- Cô có thể cho trẻ ra sân trường quan sát (nếu không có sân thì cô sưu tầm các tranh ảnh về sân trường mầm non).
- Tranh các đồ chơi trong sân trường - Các thẻ số từ 1 đến 10
3. Cách tiến hành
- Chia trẻ thành 2 đội: Thi xem đội nào nhanh và đúng
- Cô hướng dẫn trẻ quan sát xem trong sân trường có những đồ chơi gì?
Mỗi loại có bao nhiêu?
- Sau 5 - 7 phút quan sát, cô cho trẻ trong từng tổ kể tên các đồ chơi và số lượng từng loại. Trẻ kể đến đâu, cô gắn tranh và thẻ số tương ứng lên bảng.
- Trẻ nêu kết quả xong, cô cho cả lớp kiểm tra kết quả của từng đội, đồ chơi nào kể không chính xác sẽ bị loại.
- Đánh giá kết quả của 2 đội: Cô cho trẻ đếm xem mỗi đội kể được bao nhiêu loại đồ chơi trong sân? Đội nào kể được nhiều hơn? Tất cả có bao nhiêu loại đồ chơi? Mỗi loại có bao nhiêu? Loại nào chỉ có 1? Có thể cho trẻ so sánh một số bộ phận của các đồ chơi với nhau. Ví dụ:
+ Trên đu quay có mấy ghế?
+ Mỗi bập bênh có mấy ghế?
+ Số ghế của đu quay như thế nào so với số ghế của bập bênh.
Nếu sử dụng các loại tranh khác nhau, cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:
+ Mỗi tranh có nhứng đồ chơi gì?
+ Số lượng là bao nhiêu?
+ Loại nào ở tranh này có, tranh kia không có?