CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI DẠY TRẺ MẪU GIÁO ĐẾM TRONG PHẠM VI 10
2.3. Hệ thống trò chơi dạy trẻ mẫu giáo đếm trong phạm vi 10
2.3.3. Trò chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi
* Trò chơi 1: Ô ăn quan 1. Mục đích yêu cầu
- Dạy trẻ biết đếm số từ 1 - 10.
- Phát triển tư duy, khả năng suy đoán cho trẻ.
2. Chuẩn bị - Bàn cờ - Hạt sỏi
3. Cách tiến hành
Bàn cờ là một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc, khoảng cách đều nhau. Ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung. Đó là 2 ô quan lớn và đặt vào đó 1 viên sỏi lớn. Mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.
Hai người 2 bên. Người thứ nhất đi với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ, tùy vào người chơi chọn ô. Sỏi được rải đều từng viên một trong các ô vuông, kể cả ô quan lớn. Khi đến hòn sỏi cuối cùng ta lấy sỏi ở ô bên cạnh, tiếp tục rải sỏi cho đến khi nào viên sỏi cuối cùng dừng lại cách khoảng là 1 ô trống. Khi đó ta ăn được phần sỏi trong ô kế tiếp của ô trống. Lúc đó, người đối diện bắt đầu đi.
Khi đi viên sỏi cuối cùng mà gặp ô trống thì không đi nữa:
+ Gặp 1 ô trống ta được ăn phần sỏi nằm trong ô kế tiếp của ô trống đó.
+ Gặp 2 ô trống liên tiếp mà hết sỏi thì dừng chơi và dành phần chơi cho người đối diện.
Khi rải sỏi đến ô cuối cùng cạnh ô quan lớn thì không được lấy sỏi trong ô quan để đi tiếp mà phải dừng lại cuộc chơi.
43
* Trò chơi 2: Trang trại bác nông dân có gì?
1. Mục đích
- Dạy trẻ đếm các đối tượng đơn lẻ, so sánh số lượng các đối tượng giữa các nhóm để củng cố mối quan hệ giữa số lượng và các số tự nhiên.
- Dạy trẻ đếm theo nhóm.
- Phát triển khả năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa cho trẻ.
- Củng cố các hiểu biết về môi trường xung quanh.
2. Chuẩn bị
- Một bản vẽ và các ô vuông để trẻ gắn số. Có thể là sa bàn hoặc tranh vẽ một trang trại của bác nông dân trong đó có đủ các loại: cây ăn quả; các luống rau có các loại khác nhau; các con vật nuôi như gà, vịt, chó,…; các ngôi nhà có độ lớn và chiều cao khác nhau; chim và vài đám mây trên trời.
3. Cách tiến hành
- Cô và trẻ trò chuyện về công việc, sản phẩm của bác nông dân.
44
- Cô đưa trẻ đến thăm sa bàn hoặc cho trẻ xem tranh.
* Mức 1: Đoán xem trang trại có gì? Mỗi loại bao nhiêu?
- Cô cho trẻ quan sát và nhận xét xem: Trong tranh có những con gì? Có những cây gì? Ngoài ra còn có gì khác nữa?
- Cho trẻ đếm từng loại xem mỗi loại có bao nhiêu, lấy chữ số tương ứng gắn vào bảng. Cô có thể yêu cầu từng nhóm trẻ đếm các đối tượng theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Tổ 1 đếm số cây ăn quả, tổ 2 đếm số vịt trong ao.
- Trẻ đếm xong, lấy chữ số gắn vào ô trống trong bảng đánh dấu.
Cô có thể cho trẻ trong lớp đếm các đối tượng trong nhóm mà cháu thích lấy chữ số tương ứng với số đối tượng, cho các cháu nêu kết quả. Cô gắn các chữ số tương ứng với kết quả của từng cháu trong nhóm nêu lên. Ví dụ:
- Cô yêu cầu: Ai đếm số cây ăn quả giơ tay lên.
- Các con cho cô biết: Có mấy cây ăn quả.
+ Trẻ A: 3 cây - cô gắn số 3 vào ô trống có biểu tượng cây.
+ Trẻ B: 5 cây - cô gắn số 5 vào ô trống có biểu tượng cây.
45
Cô tiếp tục hỏi cho đến khi không trẻ nào có kết quả khác kết quả các bạn đã nêu thì dừng lại.
Cô và cả lớp cùng đếm lại số đối tượng trong nhóm trẻ đã đếm để xác định kết quả chính xác và đưa ra kết luận: Bạn nào đã đếm đúng, bạn nào đếm chưa đúng, làm thế nào để có thể đếm đúng, cô hướng dẫn trẻ biết cách đếm đúng.
+ Nếu đếm trên sa bàn, cô hướng dẫn trẻ đếm lần lượt ở từng khu vực, hết khu này mới chuyển sang khu khác, khi đếm phải chỉ vào từng vật và chỉ đọc số khi chỉ vào vật. Số cuối cùng là kết quả của phép đếm.
+ Nếu đếm trên tranh, cô hướng dẫn trẻ cách đánh dấu và đọc từng con số sau mỗi lần tìm thấy một vật, bằng cách: Chỉ cho trẻ cách đánh dấu mỗi vật một cách nhẹ nhàng bằng bút chì sau mỗi lần tìm thấy một vật và đếm để biết đã đếm đến vật nào. Điều này giúp trẻ không bị đếm lặp lại hoặc đếm còn bỏ sót.
* Mức 2: Có các loại hoạt động
a. Cô cho trẻ nhìn vào bảng tổng hợp đếm xem:
- Có mấy loại con?
- Có mấy loại cây?
- Đó là những loại gì?
- Tất cả có bao nhiêu loại?
b. Cho trẻ so sánh số lượng của từng nhóm
- Trong các con vật loại nào nhiều nhất? Loại nào ít nhất?
- Tại sao cháu biết?
- Trong các số chỉ số lượng các con vật, số nào lớn nhất? Số nào nhỏ nhất?
Sau khi trẻ trả lời, cô khái quát kết quả: Nhóm nào có số lượng nhiều hơn được biểu thị bằng số lớn hơn, nhóm nào có số lượng ít hơn được biểu thị bằng số nhỏ hơn. Hai nhóm có số lượng bằng nhau được biểu thị bằng cùng một số.
46
* Trò chơi 3: Thi xem ai tinh và khéo 1. Mục đích
- Luyện khả năng đếm bằng xúc giác
- Củng số khả năng nhận biết số lượng trong phạm vi số đã học.
- Phát triển khả năng tái hiện tại các hình ảnh, khả năng so sánh và luyện các cơ đầu ngón tay.
2. Chuẩn bị
- Cô chuẩn bị một số đồ vật có bề dày, độ lớn phù hợp, một sô các khay phẳng đựng đồ vật và một khăn vải đủ để đậy kín đồ vật trên khay.
3. Cách tiến hành
Cô cho trẻ dùng tay sờ qua khăn, vừa sờ vừa đếm xem trong khay có bao nhiêu đồ vật. Trẻ làm xong, cô cho trẻ nhận xét xem:
* Mức 1: Trong khay có bao nhiêu đồ vật? Sau khi trẻ nêu kết quả, cô mở khăn cho cả lớp đếm lại để kiểm tra lại.
* Mức 2: Trong khay có bao nhiêu đồ vật? Đó là cái gì? Tại sao cháu biết?
- Sau khi trẻ trả lời xong, cô mở khăn ra cho cả lớp quan sát để nhận biết đối tượng và đếm lại kiểm tra kết quả.
* Mức 3: Sau khi cho trẻ nhận xét
- Trong khay có bao nhiêu đồ vật? Cô cho trẻ lấy thẻ chấm tròn hoặc chữ số tương ứng.
- So sánh số đồ vật trong khay với số đồ vật 1 nhóm cô cho trước.
- Cho trẻ tìm cách tạo sự bằng nhau về số lượng bằng cả 2 cách: Thêm đối tượng vào nhóm ít hơn hoặc bớt đối tượng ở nhóm nhiều hơn.
47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Cho trẻ làm quen với biểu tượng toán có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo. Nó đặt nền móng cho sự phát triển tư duy, năng lực nhận biết của trẻ, góp phần vào sự phát triển toàn diện nhận cách và chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông. Việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hoạt động
“Làm quen với toán” không chỉ giúp trẻ hình thành các biểu tượng sơ đẳng mà còn mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh. Trong tiết học hình thành biểu tượng toán, ngoài việc lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp, nếu giáo viên còn biết tổ chức tốt các trò chơi học tập thì hiệu quả đạt được sẽ càng nâng cao.
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tổ chức trò chơi dạy trẻ mẫu giáo đếm trong phạm vi 10”, tôi đã thu được các kết quả sau:
- Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức trò chơi học tập dạy trẻ mẫu giáo đếm trong phạm vi 10
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi học tập dạy trẻ mẫu giáo đếm trong phạm vi 10 bằng các phương pháp điều tra (qua phiếu điều tra), quan sát, đàm thoại tại trường mầm non Hoa Sen, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
- Xác định bốn nguyên tắc tổ chức trò chơi (đảm bảo tính mục đích, tính vừa sức, tính thi đua, cấu trúc của trò chơi, tính tích cực), quy trình tổ chức trò chơi.
- Đặc biệt, tôi đã xây dựng một số trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng đếm của trẻ mẫu giáo (ở các độ tuổi: 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi, 5 - 6 tuổi).
Mỗi độ tuổi, tôi thiết kế 03 trò chơi gồm 01 trò chơi dân gian, 01 trò chơi vận động và 01 trò chơi dạy trẻ đếm theo cảm giác.
Qua việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức trò chơi dạy trẻ mẫu giáo đếm trong phạm vi 10”, tôi muốn góp phần nâng cao hiệu quả việc hình
48
thành biểu tượng toán cho trẻ, tạo tiền đề vững chắc cho việc học toán của trẻ sau này. Nhưng do thời gian nghiên cứu và khả năng của bản thân còn có hạn nên không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
* Một số đề xuất và kiến nghị:
Qua quá trình tìm hiểu thực tế và giảng dạy, tôi muốn đề xuất một số ý kiến nhỏ. Rất mong là những ý kiến của tôi sẽ phần nào đóng góp cho công tác GDMN ngày càng phát triển:
Với giáo viên mầm non:
- Cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về tâm sinh lý trẻ mẫu giáo, sự phát triển của trẻ.
- Trang bị các kiến thức về số lượng và phép đếm.
- Cần tìm tòi những phương pháp hữu hiệu để dạy trẻ đếm một cách nhanh và chính xác nhất. Giúp trẻ hứng thú trong giờ học, say mê và có nhu cầu muốn học, có như vậy quá trình dạy học mới có kết quả.
- Cô cần lưu ý tới đặc điểm phát triển của từng trẻ, mối quan hệ của trẻ với gia đình, sự tiếp thu và khả năng lĩnh hội của trẻ, tránh áp đặt trẻ.
- Cô cần có kiến thức về GDMN, biết xử lý tốt các tình huống sư phạm, có thái độ cởi mở, yêu thương trẻ, yêu ngành, yêu nghề.
Với nhà trường mầm non:
- Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo toán học cho giáo viên trong trường.
- Mở các cuộc thi “sáng kiến hay - phương pháp giỏi” trong môn toán cho các GV.
- Tổ chuyên môn tăng cường dự giờ các tiết học để rút kinh nghiệm giờ dạy cho GV.
Em xin chân thành cảm ơn!
49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
2. Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang, Giáo dục học mầm non, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.
3. Đỗ Thị Minh Liên, Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, NXB Đại học Sư phạm, 2003
4. Đỗ Thị Minh Liên, Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán, NXB Giáo dục, 2008.
5. Đỗ Thị Minh Liên, Sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo, NXB Giáo dục, 2007.
6. Đinh Thi Nhung, Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
7. Lê Thu Hương, Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố, NXB Giáo dục Hà Nội, 2009.
8. Lê Thu Hương, Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề, NXB Giáo dục, 2001.
9. Đinh Thị Nhung, Trò chơi giúp trẻ làm quen với số và phép đếm 1 2 3, NXB Giáo dục Việt Nam.
10. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm, 2007.
11. Nguyễn Ngọc Trâm, Trần Lan Hương, Nguyễn Thanh Thủy, Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo, NXB Hà Nội, 2002.
12. Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo, Tập 2, NXB Hà Nội, 2002.
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA
Thầy (Cô) vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời Thầy (Cô) cho là đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm. Kết quả từ phiếu điều tra chỉ mang tính chất tham khảo.
Xin trân trọng cảm ơn!
Câu 1: Theo Thầy (Cô), việc hình thành kĩ năng đếm (dạy trẻ đếm) có vai trò như thế nào đối với sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non?
A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Chưa cần thiết D. Không cần thiết
Câu 2: Thầy (Cô) vui lòng cho biết khả năng đếm của trẻ trong lớp Thầy (Cô) phụ trách thuộc mức độ nào?
A. Đếm thành thạo
B. Đếm được trên 5 đối tượng C. Bắt đầu biết đếm
D. Chưa biết đếm
Câu 3: Thầy (Cô) thường sử dụng phương pháp, hình thức nào để dạy đếm cho trẻ mẫu giáo?
A .
A. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan B. Đọc thơ về số
C. Sử dụng các hoạt động tạo hình
D. Phương pháp sử dụng trò chơi học tập B
.
Câu 4: Theo Thầy (Cô), trò chơi học tập có vai trò như thế nào trong quá trình dạy trẻ đếm?
A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Bình thường D. Không quan trọng
Câu 5: Thầy (Cô) vui lòng cho biết mức độ sử dụng trò chơi học tập trong việc dạy trẻ đếm?
A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Hiếm khi D. Chưa bao giờ
Câu 6: Thầy (Cô) vui lòng cho biết khi tổ chức trò chơi học tập dạy trẻ đếm, chúng ta cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
A. Đảm bảo tính mục đích B. Đảm bảo tính vừa sức C. Đảm bảo tính thi đua
D. Đảm bảo cấu trúc của trò chơi
Câu 7: Thầy (Cô) vui lòng kể tên một số trò chơi học tập thường sử dụng để dạy đếm cho trẻ mẫu giáo?
………
………
………
………