Chính sách về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của các tổ chức tài trợ và một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng đường trục chính nối trung tâm thị xã phú thọ với quốc lộ 2 và hạ tầng kỹ thuật khu dân cư ven đường (đường 35 m) giai đoạn 2008 2013 (Trang 24 - 29)

1.4.1. Trung Quốc

Có thể thấy rằng pháp LĐĐ của Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với LĐĐ của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn về tổng thể Trung Quốc là một nước khá thành công trong việc thực hiện công tác bồi thường và TĐC. Nguyên nhân chính của sự thành công đó là do nước này có một hệ thống pháp luật nói chung và pháp LĐĐ nói riêng rất đầy đủ, chi tiết đồng bộ, phù hợp với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năng động, khoa học. Cùng với một Nhà nước pháp quyền vững chắc, năng lực thể chế của chính quyền địa phương theo thẩm quyền có hiệu lực cao, người dân có ý thức chấp hành pháp luật nghiêm minh. Bên cạnh đó việc sử dụng đất đai tại Trung Quốc thực sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

tiết kiệm, Nhà nước Trung Quốc hoàn toàn cấm việc mua bán chuyển nhượng đất đai. Do vậy, thị trường đất đai gần như không tồn tại mà chỉ có thị trường nhà cửa. Trung Quốc xây dựng chính sách và các thủ tục rất chi tiết ràng buộc hoạt động TĐC với nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó mục tiêu của chính sách này là cung cấp cơ hội cho TĐC thông qua cách tiếp cận cơ bản nơi ở ổn định, tạo nguồn lực sản xuất cho người thuộc diện bồi thường và tái định cư.

Về phương thức bồi thường, Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm. Người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường, bằng tiền hoặc nhà tại khu ở mới. Giá bồi thường theo tiêu chuẩn giá thị trường. Nhưng đồng thời được Nhà nước quy định cho từng khu vực và điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế.

Đối với các dự án phải bồi thường GPMB thì kế hoạch TĐC chi tiết được chuẩn bị trước khi thông qua dự án cùng với việc dàn xếp kinh tế, khôi phục cho từng địa phương từng hộ gia đình và từng người bị ảnh hưởng [14].

1.4.2. Thái Lan

Pháp LĐĐ Thái Lan cho phép hình thức sở hữu cá nhân với đất đai, vì vậy khi Nhà nước hoặc các tổ chức lấy đất thì đều phải có sự thỏa thuận về sử dụng đất giữa chủ dự án và chủ đang sử dụng khu đất đó (chủ sở hữu) trên cơ sở một hợp đồng.

Năm 1987 Thái Lan ban hành luật về trưng dụng bất động sản áp dụng cho việc trưng dụng đất phục vụ vào các mục đích xây dựng các công trình công cộng, an ninh quốc phòng. Luật BE 2530 quy định những nguyên tắc thu hồi đất, nguyên tắc tính giá trị bồi thường các loại tài sản được bồi thường, trình tự lập dự án, duyệt dự án, lên kế hoạch bồi thường trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Luật còn quy định thủ tục thành lập các cơ quan, uỷ ban tính toán bồi thường TĐC, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thương, trình tự khiếu nại, giải quyết khiếu nại, trình tự đưa ra toà án [14].

Về giá đất làm căn cứ bồi thường thì căn cứ mức giá do một ủy ban của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chính phủ xác định trên cơ sở thực tế giá thị trường chuyển nhượng bất động sản. Qúa trình bồi thường chủ yếu bằng tiền mặt.

Việc chuẩn bị khu TĐC được chính quyền Nhà nước quan tâm đúng mức, luôn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tái định cư, cho nên họ chủ động được công tác này.

Việc tuyên truyền vận động đối với các đối tượng được di dời được thực hiện rất tốt, việc bố trí cán bộ có phẩm chất, năng lực phục vụ công tác bồi thường, GPMB rất được quan tâm, các tổ chức chuyên trách thực hiện công tác này.

Sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành giải quyết, sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, phân cấp rõ về trách nhiệm, sự phối hợp cao trong quá trình giải quyết vấn đề, cũng góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, GPMB.

1.4.3. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của WB và ADB

Theo ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và các tổ chức phi Chính phủ thì bản chất của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng phải đồng thời đảm bảo lợi ích của những người bị ảnh hưởng để họ có một cuộc sống tốt hơn trước về mọi mặt. Trên tinh thần giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động của việc thu hồi đất có chính sách thỏa đáng, phù hợp đảm bảo cho người bị thu hồi đất không gặp bất lợi hay khó khăn trong cuộc sống. Khắc phục cải thiện chất lượng cuộc sống, nguồn sống đối với người bị ảnh hưởng. Để thực hiện được phương châm đó thì trong công tác bồi thường và TĐC phải nhìn nhận con người là trung tâm chứ không phải chính sách bồi thường vật chất. Từ quan điểm đó chính sách bồi thường công bằng là bồi thường ngang bằng với tình trạng như không có dự án được sử dụng bằng giá thay thế, sao cho đời sống của người bị ảnh hưởng sau khi được bồi thường ít nhất phải đạt được ngang mức cũ của họ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

như trước khi có dự án. Tuy vậy, các chính sách này cũng có những khác biệt so với chính sách của Nhà nước Việt Nam như:

- Khái niệm hợp pháp hay không hợp pháp trong chính sách bồi thường, TĐC là một trong những khác biệt có khả năng gây ra những vấn đề xã hội lớn khi áp dụng chính sách TĐC của ADB. Theo ADB và WB thì thiếu chứng thư hợp pháp về đất sẽ không ảnh hưởng tới bồi thường cho một số nhóm dân bị ảnh hưởng và được mở rộng đối với cả đối tượng không bị thiệt hại về đất và tài sản mà chỉ bị ảnh hưởng tới mặt tinh thần. Ở Việt Nam trước kia chỉ bồi thường cho những người có chứng thư hợp pháp nhưng ở Nghị định 197/2004/NĐ-CP đã mở rộng hơn khái niệm hợp pháp, đồng thời có quy định rõ ràng các trường hợp không được bồi thường về đất nếu xét thấy cần được hỗ trợ thì UBND cấp tỉnh ra quyết định đối với từng trường hợp có thể.

- Theo chính sách của ADB thì việc bồi thường, hỗ trợ và TĐC bao giờ cũng phải hoàn thành xong trước khi tiến hành công trình xây dựng, trong khi ở Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về thời hạn này (rất nhiều dự án về giải tỏa mặt bằng và triển khai thi công, chỗ nào GPMB xong thì thi công trước tránh lấn chiếm đất đai), do vậy, nhiều gia đình còn chưa kịp thời sửa chữa, xây dựng lại hoặc xây dựng nhà ở mới ổn định trước khi giải tỏa.

- Quy định của ngân hàng ADB là không những phải thông báo đầy đủ các thông tin về dự án cũng như chính sách bồi thường, tái định cư của dự án cho các hộ dân mà còn tham khảo ý kiến và tìm mọi cách thỏa mãn các yêu cầu chính đáng của họ trong suốt quá trình kế hoạch hóa cũng như thực hiện công tác tái định cư. ở Việt Nam, thực tế cho thấy việc thực hiện đầy đủ nội dung này là rất khó khăn, vì việc thu hồi đất là quyền của Nhà nước, nhưng việc di chuyển theo kế hoạch như thế nào, TĐC ra sao hầu như không trả lời ngay được.

- Theo quy định của Ngân hàng ADB, ngoài giám sát nội bộ, cơ quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

thực hiện dự án phải do một tổ chức bên ngoài giám sát độc lập để đảm bảo những thông tin là khách quan. Nhiệm vụ của cơ quan giám sát độc lập phải kiểm tra xem các hoạt động TĐC có được triển khai đúng không? Từ đó có những kiến nghị biện pháp giải quyết, sao cho công tác TĐC đạt được mục tiêu cuối cùng là giải quyết những vướng mắc nảy sinh.

Các chính sách hiện hành tại Việt Nam chưa có quy định về giám sát độc lập về TĐC. Cho nên việc giám sát độc lập công tác TĐC là công tác khá mới mẻ ở Việt Nam và ít cá nhân quen với công việc này.

- Phạm vi ảnh hưởng của dự án phải quan tâm theo ADB là rất rộng còn theo chính sách hiện hành của Việt Nam thì vẫn còn hạn chế [25].

1.4.4. Một số bài học về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số nước và tổ chức quốc tế

- Chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư đối với những người bị ảnh hưởng bởi các dự án thu hồi đất của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế tuy có những điểm khác biệt nhưng nhìn chung đều phải hướng tới mục tiêu là đền bù thoả đáng, đảm bảo cho người bị thu hồi đất có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước khi bị thu hồi đất (về chỗ ở, việc làm, thu nhập, môi trường, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội).

- Phạm vi đối tượng được bồi thường, hỗ trợ trong các dự án không chỉ giới hạn trong số người bị thu hồi đất mà phải mở rộng cho cho tới tất cả những người không bị thu hồi đất nhưng bị tác động tiêu cực bởi các dự án thu hồi đất.

- Sự minh bạch hóa và sự tham gia của những người bị ảnh hưởng bởi dự án bị thu hồi đất vào việc thực hiện chính sách, xây dựng phương án, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư là việc hết sức cần thiết bảo đảm được lựa chọn được những chính sách, giải pháp, phương án tốt nhất, nhân văn nhất và có tính khả thi cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Chính sách của nhiều nước và tổ chức quốc tế hướng tới việc tránh các phương án thu hồi đất phải di dân, tái định cư. Trong trường hợp không tránh khỏi thì phải hạn chế tới mức thấp nhất dân số phải di dời, đồng thời đảm bảo cho người tái định cư không những ổn định về kinh tế mà còn phải đảm bảo cho họ hòa nhập nhanh chóng vào cộng đồng dân cư mới về mọi mặt.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng đường trục chính nối trung tâm thị xã phú thọ với quốc lộ 2 và hạ tầng kỹ thuật khu dân cư ven đường (đường 35 m) giai đoạn 2008 2013 (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)