Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan tới công tác GPMB
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước, kinh tế tỉnh Phú Thọ nói chung và thị xã Phú Thọ nói riêng đã có bước phát triển rõ rệt, đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
TTCN và dịch vụ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân.
Trong giai đoạn 2008 - 2014 kinh tế thị xã đã có bước tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội hoàn thành và đạt vượt mức kế hoạch đề ra.
Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế thể hiện tương đối rõ nét, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ từ 45,16% năm 2008 lên 52,60% năm 2014.
Tỷ trọng ngành công nghiệp, TTCN lại giảm từ 27,92% năm 2008 xuống còn 25,61% năm 2014. Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 26,92% năm 2008 xuống còn 21,79%.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2008 - 2014 của TX Phú Thọ
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm
2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014 1 Tốc độ tăng
trưởng kinh tế % 6,00 6,24 6,90 7,56 7,43 6,66 7,68 2 Tổng giá trị sản
xuất Tỷ.đ 668,70 710,50 757,00 809,70 866,50 931,10 1.009,50 + Nông lâm
nghiệp, thủy sản Tỷ.đ 180,00 187,50 198,00 204,00 210,60 217,00 220,00 + Công nghiệp và
TTCN Tỷ.đ 186,70 195,00 214,00 220,70 231,00 244,10 258,50 + Thương mại,
dịch vụ Tỷ.đ 302,00 328,00 345,00 385,00 424,90 470,00 531,00 3 Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
+ Nông lâm
nghiệp, thủy sản % 26,92 26,39 26,16 25,19 24,30 23,31 21,79 + Công nghiệp và
TTCN % 27,92 27,45 28,27 27,26 26,66 26,22 25,61
+ Thương mại,
dịch vụ % 45,16 46,16 45,57 47,55 49,04 50,48 52,60
(Nguồn: Niên giám thống kê Thị xã Phú Thọ các năm 2008 - 2014) 3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a) Khu vực kinh tế nông nghiệp
Giai đoạn 2008 - 2014 sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản phát triển tương đối khá, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,29%/năm. Lợi thế nông nghiệp cận đô thị tiếp tục được khai khác, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất nông lâm nghiệp phát triển cả về diện tích, năng suất,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
sản lượng. Công tác khuyến nông, thủy lợi, phòng chống lụt bão, bảo vệ thực vật được quan tâm chỉ đạo, tích cực triển khai áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đã đẩy mạnh đầu tư cho sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản. Năng suất lúa cả năm năm 2014 đạt 55,12 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực năm 2014 đạt 14.209,00 tấn, cơ cấu cây trồng đa dạng hơn, diện tích các cây trồng có hiệu quả kinh tế chiếm ngày càng cao trong diện tích cây hàng năm của thị xã.
Đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh và ổn định. Năm 2014, tổng đàn trâu có 1.500 con, tổng đàn bò là 4.500 con, tổng đàn lợn là 65.000 con và tổng đàn gia cầm là 450.000 con.
Lâm nghiệp cũng được chú ý đầu tư phát triển, diện tích cây lâm nghiệp trồng cây phân tán năm 2014 là 40.000 cây tăng so với năm 2008 là 23.500 cây.
Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển cả về số lượng và diện tích.
Năm 2014, diện tích nuôi trồng thủy sản là 270,00 ha, năng suất ước đạt 864,00 tấn.
b) Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Trong giai đoạn 2008 - 2014, sản xuất công nghiệp, TTCN ổn định và có bước tăng trưởng, góp phần vào sự phát triển chung của Thị xã. Giá trị sản xuất tăng bình quân 5,26%/năm. Trong năm 2014, sản xuất công nghiệp, TTCN trên địa bàn thị xã tương đối ổn định, đảm bảo việc làm và đời sống cho người lao động. Doanh nghiệp nhà nước giữ vững nhịp độ sản xuất, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách. Một số công ty đã chuyển sang cổ phần hóa.
Các doanh nghiệp tư nhân, các HTX, các hộ gia đình sản xuất TTCN đã tích cực mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng hàng hóa, đầu tư sản xuất mặt hàng mới. Xây dựng phương án phát triển công nghiệp, TTCN trên địa bàn, phối hợp và tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các sở, ngành ở tỉnh để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở và người sản xuất, ổn định sản xuất TTCN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
cho gần 1.000 hộ với gần 2.000 lao động.
c) Ngành thương mại dịch vụ
Nhìn chung, giai đoạn 2008 - 2014 ngành thương mại dịch vụ có bước phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân.
Tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ tăng nhanh nhất so với ngành công nghiệp, TTCN và nông lâm nghiệp, thủy sản trong cả giai đoạn với tốc độ tăng trung bình 9,89%/năm, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế - xã hội của thị xã.
Các loại hình dịch vụ hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Thị trường sôi động, sức mua tăng, khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng bình quân 18,00%/năm, khối lượng vận chuyển hành khách tăng bình quân 24,00%/năm. Dịch vụ bưu chính viễn thông, điện lực, nước sạch tăng nhanh, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra, dịch vụ hàng hóa tư nhân ổn định và phát triển, các dịch vụ tín dụng đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển
3.1.2.3. Dân số, việc làm
- Dân số của thị xã tính đến 31/12/2014 là 69.981 người. Trong đó: Dân số khu vực đô thị là 32.702 người (chiếm 46,73%), khu vực nông thôn là 37.279 người (chiếm 53,27%). Xã có dân số đông nhất là xã Hà Thạch với 12.068 người, xã có dân số thấp nhất là phường Thanh Vinh 5.100 người.
- Mật độ dân số trung bình toàn thị xã là 1.083 người/km2. Tỷ kệ tăng dân số tự nhiên năm 2014 là 0,90%.
- Theo số liệu thống kê tính đến thời điểm 31/12/2014 toàn thị xã có 34.600 lao động, chiếm 49,44% tổng dân số. Trong đó: Lao động nông nghiệp 13.400 lao động chiếm 38,73% tổng số lao động, lao động phi nông nghiệp 8.100 lao động chiếm 23,41% tổng số lao động, lao động thương mại dịch vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
13.100 lao động chiếm 37,86% tổng số lao động. Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng từ 1.200 - 1.800 lao động.
3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a) Giao thông
- Đường bộ: Thị xã có 6,5 km đường QL2 chạy qua, mặt đường đã rải nhựa; 31,0 km đường tỉnh gồm ĐT314, ĐT315, ĐT320, ĐT320 và ĐT320C.
Hầu hết các tuyến Tỉnh lộ được rải nhựa hoặc bê tông aphan. Mạng lưới đường nội thị tương đối hoàn chỉnh với 26 tuyến, dài 19,8 km đã được rải bê tông aphan hoặc rải nhựa. Các tuyến đường liên xã, liên thôn ở các xã trực thuộc Thị xã cơ bản đã được bê tông hóa, nhựa hóa.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) chạy qua thị xã có chiều dài 5,00 km và có 1 nhà ga nằm trong trung tâm thị xã, cơ sở vật chất của nhà ga được trang bị khá hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách.
- Đường sông: Sông Hồng chạy dọc theo phía Nam thị xã từ Thanh Minh xuống Hà Thạch xuôi về Việt Trì, Hà Nội và ngược lên Yên Bái, Lào Cai đã giúp cho việc phát triển vận chuyển hàng hóa bằng đường sông. Tuy nhiên, Thị xã vẫn chưa có đầu tư cho xây dựng bến cảng tàu, thuyền mà chỉ có bến đò, thuyền tự phát nên chưa phát huy được lợi thế về đường thủy.
b) Hệ thống thủy lợi
Toàn thị xã có 52 hồ đập lớn nhỏ, 8 trạm bơm, 9 km đê sông Hồng và hàng trăm km kênh mương nội đồng cơ bản đảm bảo tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp.
c) Hệ thống năng lượng
- Trạm biến áp trung gian và phân phối: Toàn thị xã có 74TBA/79TBA phân phối, tổng công suất 20.720 KVA; 1 TBA trung gian 110/35/22 KV, công suất 25000KVA; 2 TBA trung gian 35/6KV, công suất 8.630 KVA.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Tổng chiều dài đường dây điện trên địa bàn là 149 km, trong đó có đường dây 35 KV; 6KV; 0,4KV.
- Hệ thống đèn phục vụ chiếu sáng công cộng cơ bản trên các tuyến đường nội thị. Hiện nay đã có 100% số hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc gia.
d) Hệ thống bưu chính viễn thông
Thị xã có 1 đài truyền thanh thị xã; ở cấp xã, phường có đài truyền thanh xã, phường và có tổng số loa truyền thanh 182 chiếc loa công cộng. Hệ thống bưu điện cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân.
Trên địa bàn có 1 bưu điện thị xã và các xã có bưu điện văn hóa xã.
d) Cấp thoát nước
- Tình hình cấp nước: Nhà máy nước ở phố Lê Đồng thị xã Phú Thọ, lấy nước từ sông Hồng, có công suất 6.000 m3/ngày đêm cấp nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp, sinh hoạt của nhân dân cơ bản đáp ứng được nhu cầu. Nước giếng khơi là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho khu dân cư vùng nông thôn, chất lượng nước tương đối tốt, ít bị ô nhiễm.
- Tình hình thoát nước: Hiện tại có 2 hệ thống thoát nước cống ngầm, 1 tuyến dài 900 m và 1 tuyến dài 300 m, 2 tuyến này đều đổ ra sông Hồng. Hệ thống thoát nước mưa của thị xã bao gồm hệ thống thoát nước nội thị và ngoại thị.
3.1.2.5. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội a) Giáo dục - đào tạo
Trong những năm vừa qua, UBND thị xã đã chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, duy trì tốt kết quả phổ cập các cấp học. Công tác giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn được tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô đào tạo hợp lý theo hướng đa ngành, đa cấp. Công tác giáo dục ngày càng được chú trọng nâng cao, tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua trong toàn ngành, triển khai các chương trình nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển đội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, xã hội hóa giáo dục, chú trọng công tác phát triển quy mô trường lớp.
b) Y tế - dân số
Tăng cường công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh; tiếp tục khuyến khích và đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động khám chữa bệnh, tạo điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân; chỉ đạo việc kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Công tác y tế dự phòng, các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế, phòng chống dịch bệnh nguy hiểm được triển khai thực hiện, không có dịch bệnh lớn xảy ra, giám sát được thực hiện tại 10/10 xã, phường.
c) Về văn hóa - thông tin - thể thao
Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế xã hội của thị xã. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và chỉ đạo thực hiện xây dựng nếp sống văn minh đô thị, thực hiện quy ước, hương ước khu dân cư. Phong trào thể dục thể thao quần chúng trong các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức và lực lượng vũ trang tiếp tục được duy trì và phát triển sâu rộng trên địa bàn. Các hoạt động văn hóa, thông tin, phát thanh truyền hình đã đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã đi vào cuộc sống. Đến nay thị xã có 2 phường, 54 khu dân cư, 25 cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa các cấp. Tỷ lệ hộ gia đình đạt gia đình văn hóa năm 2014 là 87%.