Quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo

Một phần của tài liệu Những cách tân nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo (Trang 58 - 72)

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ CÁCH TÂN TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠIVÀ HÀNH TRÌNH THƠ THANH THẢO

2.3. Quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo

Muốn hiểu được những giá trị của tác giả trong cách tân nghệ thuật, cần thiết phải tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của tác giả. Bởi lẽ, quá trình sáng tạo của tác giả do quan niệm đó điều hành một cách vừa có ý thức lại vừa vô thức. Bàn về quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo, đáng lưu ý có luận vănTìm hi u quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo của Đặng Thị Hương Lý và bài viết Quan niệm của Thanh Thảo về thơ của tác giả Mai Bá Ấn. Ở một góc tiếp cận khác, chúng tôi dừng lại khái quát những điểm chính trong quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo chi phối đến những cách tân nghệ thuật trong thơ ông. Chúng tôi tiến hành khảo sát quan niệm nghệ thuật của nhà thơ từ hai nguồn chính:

- ạng chính luận trực tiếp: Gồm những phát biểu về thơ trên báo, tạp chí, trong các bài phê bình, giới thiệu thơ bạn bè của Thanh Thảo

- ạng gián tiếp qua sáng tác: Cái tôi giàu suy tư,chiêm nghiệm được thể hiện khá đậm n t trong các sáng tác của Thanh Thảo. Vì vậy, quan niệm về thơ còn được thể hiện qua lời của nhân vật trong tác phẩm hoặc nhưng đoạn thơ bàn trực tiếp về văn chương.

Là nhà thơ luôn trăn trở suy nghĩ về nghệ thuật, cùng với sáng tác, Thanh Thảo đã phát biểu quan niệm nghệ thuật của mình khá toàn diện về nhiều vấn đề cơ bản của thơ ca. Quan niệm nghệ thuật đó được Thanh Thảo thể hiện chủ yếu trong hai tập tiểu luận phê bình: Ng n th sáu của bàn tay, Mãi mãi là bí mật. Trong các sáng tác, quan niệm đó thường được Thanh Thảo đặt vào lời nhân vật trữ tình nhân vật Cao Bá Quát trong trường ca m tr n cát hoặc trực tiếp nêu vấn đề trường ca hối vuông ru bích . Với bản chất của một cái tôi giàu suy tư chiêm nghiệm, Thanh Thảo coi “nhà thơ là người đánh cá thả lưới vào chính mình, vào cái khoảng bi n đen sâu hút trong mình”, nhà thơ là “m t con người cô đơn đang lắng nghe mình, sau khi đã “mở cửa” cho tất cả thế giới vào mình”[158,Tr. 219] nên những vấn đề về bản thể của thơ: Thơ là gì? Thơ tới từ đâu? Bản chất và chức năng của thơ?

. là câu hỏi thường trực mà Thanh Thảo luôn mong kiếm tìm được câu trả lời thỏa đáng trong hành trình thơ của mình. Có thể khái quát những quan niệm nghệ thuật đó ở những vấn đề chính như sau:

2.3.1. Bản chất của thơ – “Mãi mãi là bí mật”

Trong thơ và tiểu luận, Thanh Thảo hay nhắc tới hình ảnh “kinh thành Cordoba xa thẳm và đơn đ c” trong thơ G.Lorca như là biểu tượng cho bản chất bí mật của thơ ca mà con người không thể khám phá hết được. “ ao giờ ta tới được Cordoba ?” – nghĩa là mãi mãi không bao giờ tới được cái kinh thành Cordoba giả tưởng ấy, nơi cất giấu bí mật vĩnh hằng của thơ. hông

th n i ra, không th tới, dù c th tin”[158,Tr.221]. Nếu thơ hiển lộ và dễ nắm bắt, có lẽ thơ khi đó có thể là bất kỳ một món hàng đẹp đẽ nào đó mà người ta có thể mua và sở hữu, trọn vẹn và vĩnh viễn. Khi đó thơ sẽ không còn là nàng Thơ mà thi sĩ muôn đời tìm kiếm nữa. Có thể nói, khẳng định thơ là bí mật, một bí mật vĩnh hằng Thanh Thảo đã chạm đến bản thể nguyên thủy của thơ, một yếu tính tạo nên hấp lực ngàn đời của thơ.

Ở bài khác, Thanh Thảo viết: “ ản chất của thơ là chân thành. C th chân thành m t cách vô ý th c, thậm chí chân thành khi không dám thú nhận.

hông dám thú nhận khác với l a dối, khác với giả tạo” [153, Tr.234]. Chân thành trở thành một tiêu chí, một phẩm chất trong thơ Thanh Thảo. Chân thành trong quan niệm của Thanh Thảo trước hết là sự chân thành của cảm xúc thơ: “tôi sẵn sàng gặp gi , gặp bão, gặp em/ ri ng sự h ng hờ tôi không chờ gặpM t tr m mảnh gỗ vuông . Sự chân thành ấy tạo nên một giọng điệu riêng trong thơ Thanh Thảo: giọng thơ thật thà. Thơ ông nhiều hình ảnh, biểu tượng nhưng những hình ảnh biểu tượng đó được góp nhặt từ những góc nhỏ, từ những khoảnh khắc bình dị của cuộc sống. Đôi khi, đó là cảm giác choáng váng trong cơn sốt bỗng cảm nhận được sự dịu dàng của hớp nước cuối cùng tan chảy trong lồng ngực; đó là thơ đi giữa “cơn sốt của con và h p s a giá cao hối vuông rubic Đó là sự thành thực trong lặng lẽ muôn mặt của cuộc sống.

Nếu như quan niệm thơ là sự chân thành dễ tìm được sự đồng cảm của đa số người cầm bút thì quan niệm: “bản chất thơ là thơ ngây, là bất thường, là xuất kỳ bất ý” [158, Tr.76], “là tiếng n i tâm linh, tiếng n i của sự chiêm nghiệm nhiều khi là cả đời người, của nhiều đời người”, “không phải đỉnh núi hay đáy vực làm n n thơ hay, mà chính là lúc đang rơi, lúc đang lơ lửng gi a đỉnh và vực là lúc nhà thơ c thi phẩm xuất thần” [158, Tr.121] của Thanh Thảo gần hơn với số ít nhà thơ có tư duy thơ hiện đại và hậu hiện đại. Thơ khi

đó là hành trình trở về với thế giới nội tâm, với vùng mờ tâm linh, sự chập chờn của những giấc mơ để nối lại những sợi dây đã đứt ở hiện tại, để kiếm tìm và không để mất những giá trị cơ hồ sẽ bị lãng quên. Sáng tác về một cái hiện thực cảmthấy là một cách Thanh Thảo đón nhận những vang âm của cuộc sống dội vào thơ. Hai tập trường ca gần đây: Trường ca Chân đất (2012) và trường ca ám mây hình người thợ s n và con ch (2014) là những sáng tạo như thế.

2.3.2.Chức năng thơ – “Ngón thứ sáu của bàn tay”

Chúng tôi mượn hình ảnh có màu sắc nghịch dị này để nói tới quan niệm của Thanh Thảo về vai trò, ch c n ng của thơ ca. Thanh Thảo đã lấy hình tượng “Ngón thứ sáu của bàn tay” này từ truyện ngắn Nàng Kim Chi sáu ngón của Đà Linh để đặt tên cho tập tiểu luận phê bình xuất bản năm 1995 của mình. Ngón thứ sáu trên bàn tay một cô gái đẹp rõ ràng là sự bất thường và quái dị, là “mục ti u dè bỉu của thi n hạ”. Nhưng ngón thứ sáu ấy cũng là

“tín hiệu của cảm thông, của nhân ái, của y u thương. N khiến con người gần lại đ cùng chia sẻ”[151,Tr.45]. Quan niệm này có điểm tương đồng với triết lý văn học tình thương của Nam Cao hay “v n h c là th vũ khí thanh l c tâm hồn” của Thạch Lam. Nhưng rõ ràng, ng n th sáu của bàn tay là quan niệm có phần dữ dội, bất ổn hơn về một thân phận thơ đẹp nhưng đầy trái ngang, tủi cực. Người ta tôn sùng vẻ đẹp thánh thiện của thơ, thơ cứu rỗi con người bởi thơ có thể là “kinh thánh của tâm hồn” [151, Tr. 63]. Nhưng ở một đối cực khác, khi thơ nghịch dị khác với đám đông thậm chí lạc lõng và dị biệt , thơ bị đẩy sang thân phận bên lề với nhiều nghiệp chướng và bị chối từ khi ấy, Thanh Thảo khẳng định: thơ vẫn là thơ. Chính ở góc khuất, ở sự thiếu hoàn hảo ấy, thơ tìm được sự đồng cảm, khơi dậy tính nhân văn của con người. Nói cho cùng, đó chẳng phải là thiên chức của thơ đó sao? Quan niệm như thế về chức năng thơ, Thanh Thảo không đề cao mà cũng chẳng hạ thấp

thơ, đơn giản, ông trả thơ về đúng vị trí của nó trong đời sống xã hội. Không

“thần thánh hóa” thơ ca, như chúng ta thấy, là một trong những phương diện đổi mới quan trọng của văn học Việt Nam sau 1975.

Về chức năng giáo d c của thơ, Thanh Thảo có một quan niệm khá mới lạ: “thơ c ích không chỉ vì thơ giáo huấn ai, giáo dục ai, cải tạo ai, mà vì thơ th c tỉnh con người trước cái “tr m n m”, thơ đặt con người đối diện với nghìn n m, thơ cho con người m t thoáng nhìn lại m t cách bình thản” [158, Tr.80]. Thơ còn là “đôi nạng” giúp người tàn tật “đ ng dậy, bước đến với m i người, là đôi bàn tay chìa ra với m i người”.

2.3.3. Hình thức thơ – Sự hiện diện riêng biệt của từng nghệ sĩ

Quan niệm về hình thức, Thanh Thảo có cái nhìn độc đáo: “Hình th c chính là sự hiện diện ri ng biệt của t ng nghệ sĩ. hông c cái hình th c đ thì cũng chẳng bao giờ c nghệ thuật” [153]. Đồng nhất sự “hiện diện riêng biệt của từng nghệ sĩ” với hình thức nghệ thuật thơ, Thanh Thảo đã coi hình thức chính là cá tính sáng tạo, dấu hiệu định vị giá trị của tác phẩm. Tất nhiên, theo quan niệm của lý luận văn học hiện đại hình thức chính là nội dung và ngược lại. Vì vậy, có lẽ không lạ nếu Chu Văn Sơn khẳng định Thanh Thảo là một nhà cách tân hình th c. Dưới đây, chúng tôi trình bày lần lượt những quan niệm của Thanh Thảo về hình thức nghệ thuật, như là cấu trúc, ngôn ngữ, thể loại, hình ảnh, nhịp điệu

Rubic –đ chính là cấu trúc thơ. Trong hành trình tìm kiếm những cấu trúc tân kỳ cho sáng tạo của mình, Thanh Thảo ngẫu nhiên đặt thơ trong mối liên hệ với trò chơi rubic - một trò chơi sắp xếp những khối màu hỗn loạn thành những khối màu thống nhất bằng cách xoay những ô vuông quanh một khối tr c cố định - Thanh Thảo đã tìm ra cấu trúc thơ: “Tôi xoay nh ng ô vuông. Nh ng sắc màu chưa đồng nhất. Rubic là m t trò chơi kỳ lạ. Chúng ta phải vất vả bao nhi u đ sắp xếp nh ng ý nghĩ. C hàng tỉ cách sắp xếp.

đầy những bất định, bất chợt, ngẫu nhiên, ngẫu hứng, ngẫu cảm thậm chí hỗn loạn . Nhưng để ý nghĩthành thơ thì cần đến sự sắp xếp (c th hi u là cấu trúc). Lại có rất nhiều cách sắp xếp và mỗi cách cho ta một cách hiểu khác. Đương nhiên là vậy! Thơ vì thế cần một cái trục bí mật và được giấu kín như tr c xoay của rubic để quy t mọi liên tưởng bất chợt, sắp xếp các hình ảnh đột khởi mà không đánh mất sự phóng túng hồn nhiên của dòng cảm xúc. Làm sao để hòa hợp được cái hỗn loạn và trật tự? “Giải pháp của Thanh Thảo: dòng sống thực luôn phải là hơi thở tràn trề trong sinh th trường ca, còn trật tự v a là b khung sườn v a là nh ng đường viền linh hoạt

[126,Tr.17]. Vậy cái trục bí mật ấy không nên hiểu là cấu trúc của trường ca như thoạt nhiên ta tưởng. Mỗi trường ca của Thanh Thảo là sự tìm tòi một cấu trúc mới lạ, độc đáo như: Cấu trúc giao hưởng, điện ảnh, kịch, chuỗi hạt Trục bí mật ấy chính là niềm băn khoăn về giá trị sống, giá trị người, là cái Đẹp mà Thanh Thảo kiếm tìm ngay từ sáng tác đầu tiên. Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn gọi đó chính là “lõi trầm trong tâm hồn thi sĩ”. Thanh Thảo giải thích điều này một cách giản dị: “Nh ng con ch rải rác, nh ng hình ảnh rải rác mà người đ c rất kh tìm sự li n kết chặt chẽ của lý trí, nhưng toàn th bao giờ chúng cũng hướng tới m t cái gì, khắc khoải m t điều gì: đ là cái ẹp” [158, Tr.124]

Vì vậy, toàn bộ sáng tác của Thanh Thảo, x t đến cùng, có thể mượn cách nói của chính tác giả, cũng là một khối rubic, mà mỗi tiếng thơ tựa như một ô màu, tất cả những ô màu ngỡ rất hỗn loạn lại xoay xung quanh một cái tr c bí ẩn nêu trên. Và cũng dựa vào cách nói ấy ta có cơ sở để lý giải sự tồn tại của nhiều những cặp đối cực trong thơ Thanh Thảo như: tính hồn nhiên và tính tổ chức cao tư duy thơ , tính hỗn loạn và trật tự hình thức nghệ thuật , thô sơ và hực sáng hình tượng nghệ thuật , lấp lánh và lặng lẽ vẻ đẹp thơ ... Với những biểu hiện này quan niệm về cấu trúc thơ của Thanh Thảo có điểm giống với hình thức liên kết của chủ nghĩa siêu thực...Thực tế đây cũng là một hướng tìm tòi của thơ Việt

Nam sau 1975 đến nay. Nhưng Thanh Thảo không phải là nhà thơ siêu thực và dường như ông cũng không định trở thành nhà thơ siêu thực, nhất là kiểu thơ

“tối tăm”, “hũ nút”, đẩy vô thức, tiềm thức đến mức cực đoan làm câu thơ hoàn toàn vô nghĩa. Nói cấu trúc thơ của Thanh Thảo khác chủ nghĩa siêu thực vì nó không hỗn loạn hoàn toàn mà luôn có một cái lõi tư tưởng làm trung tâm để những hình ảnh, ngôn ngữ châu tuần quanh đó.

Thống nhất với quan niệm về cấu trúc thơ trên, quan niệm về ngôn ng thơ Thanh Thảo cho rằng, trước hết ngôn ngữ là lĩnh vực nhà thơ có thể tự do sáng tạo. Ngôn ngữ là thứ “của cải quý báu vô ngần” mà thượng đế ban tặng vậy “t i gì ta không ti u xài cho n đã”! Ngôn ngữ trong tay người làm thơ cũng như “nh ng chiếc que, nh ng chiếc vòng… trong tay trẻ nh . Chúng c th biến h a n n biết bao trò chơi, mà trò chơi nào cũng ch ng chán, cũng đòi người chơi phải bày trò mới, khác đi” [151, Tr.26]. Ngôn ngữ thơ luôn thay đổi, biến động bởi nó gắn bó và mang hơi thở của cuộc sống hằng ngày.

Ngôn ngữ cũng như cấu trúc, có tính chất trò chơi và thú vị hơn khi nó giống như trò chơi của trẻ nhỏ. Nhưng thơ không bao giờ là trò chơi ngôn ngữ thuần túy mà là một cuộc chiến một mất một còn của nhà thơ, “cu c chiến đấu đến tuyệt v ng của nhà thơ đ chống lại sự sáo mòn của ngôn ng trong thơ mình”[158, Tr.229]. Vừa buông lỏng để ngôn ngữ thơ là chính hơi thở cuộc sống, vừa nghiêm ngặt khắt khe để chống lại sự sáo mòn ngôn ngữ Thanh Thảo một lần nữa đặt ngôn ngữ trước những đối cực tưởng không thể dung hòa. Dường như “tự làm khó mình” bằng cách đặt ra những đối cực là cách Thanh Thảo bắt đầu . sáng tạo?

2.3.4.Quan niệm về nhà thơ và công việc làm thơ Với nhà thơ – phần thưởng là số phận của mình

Như trên đã nói, khi quan niệm chức năng của thơ là “ngón thứ sáu của bàn tay”, Thanh Thảo đã đặt thơ trở về đúng vị trí của nó trong muôn mặt của cuộc sống thường ngày. Không thần thánh hóa thơ, cũng không “giao nhiệm v cho

thơ” nên khi trả lời câu hỏi, thơ đến từ đâu, Thanh Thảo rất thẳng thắn: “Thơ bắt đầu t đâu? T ý tưởng, thực tế, t cái nhìn hay cảm xúc? Theo tôi, thơ phải bắt đầu t chính nhân cách nhà thơ. Sau đ tới tài n ng và lao đ ng. ĩ nhi n chỉ c nhân cách không đủ thành thơ, cũng như chỉ c xương sống chưa đủ thành người.

Nhưng sẽ ra sao nếu con người thiếu xương sống? ối với nhà thơ, nhân cách v a là tiền đề, v a là kết quả của tài n ng và lao đ ng. C m t mối quan hệ biện ch ng gi a nh ng điều này (…) Thơ kín đáo ngay ở chỗ nhà thơ khi viết bu c phải phơi trần tâm hồn mình l n trang giấy, ở chỗ nhà thơ không còn nơi trú ẩn nào khác cho nhân cách mình, ngoài b c l n thành tâm” [151, Tr.216]. Nhà thơ như vậy cũng không phải là người “xuất quỷ nhập thần” lạ lẫm nào mà vẫn là mình, sống một cuộc đời thực như bao cuộc đời khác. Nhưng khi xem nhân cách nhà thơ chính là những gì hiện lên trên trang giấy, thì Thanh Thảo h mở một quan niệm sống: cần phải sống thơ trước khi muốn có thơ. Và cốt lõi của sống thơ chính là sự chân thành. Trong một lần trả lời báo Tuổi trẻ tháng 6 năm 1987 Thanh Thảo đã thẳng thắn khẳng định: “khi là m t nhà thơ thì c lẽ, đ c tính đầu ti n là đ ng n i dối, đ ng đánh quả l a. Tôi nhớ m t câu thơ của . Pasternak:

“c i nguồn cái đẹp là can đảm” vậy đ c tính th hai là đ ng hèn. Thực ra dối trá và đớn hèn là chị em ru t…”. Phẩm chất trung thực ở một nhà thơ cần thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại: “Các con ở m t thời khác không dám n i là dễ dàng hơn nhưng chắc được trang bị tốt hơn, ta chỉ mong các con gi cho xương sống và ngòi bút của mình được thẳng dù trong hoàn cảnh nào”“thật xấu hổ khi anh chẳng ra gì mà thơ anh lại nổi tiếng…Nh ng câu thơ c đời sống ri ng như nh ng đ a con đ ng đ nh ng đ a con phải xấu hổ vì cha mẹ chúng”(Trò chuyện với nhân vật của mình). Nếu xem nhân cách nhà thơ là nguồn gốc thơ thì chân thành, trung thực là phẩm chất cao nhất của nhân cách ấy. Và như vậy trữ lượng của thơ đồng nhất với số phận của người thơ. Chừng nào, người thơ ấy còn thì

Một phần của tài liệu Những cách tân nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo (Trang 58 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)