Thể loại trong thơ Thanh Thảo

Một phần của tài liệu Những cách tân nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo (Trang 136 - 150)

CHƯƠNG 4: NGÔN NGỮ VÀ THỂ LOẠI TRONG THƠTHANH THẢO116 4.1. Ngôn ngữ trong thơ Thanh Thảo

4.2. Thể loại trong thơ Thanh Thảo

Tác phẩm văn học là sự thống nhất trọn vẹn các yếu tố đề tài, chủ đề, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ . Nhưng sự thống nhất ấy lại được thực hiện theo những quy luật nhất định. “Th loại của tác phẩm v n h c là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đ ng với m t n i dung nhất định c m t loại hình th c nhất định, tạo cho tác phẩm m t hình th c tồn tại chỉnh th ” [100. Tr. 339].

Cũng có vai trò kết nối các yếu tố nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học như cấu trúc, song thể loại là phạm trù lớn hơn cấu trúc. Thể loại thể hiện một giới hạn tiếp xúc với đời sống, một cách tiếp cận, một góc nhìn, một trường quan sát, một quan niệm đối với đời sống, đồng thời là một nguyên tắc xây dựng thế giới nghệ thuật. Ghi tên thể loại vào tác phẩm, nhà văn dự báo cho người đọc vùng đời sống được quan tâm, cách tiếp cận và quan sát đối với nó, hướng vận d ng kinh nghiệm vào thưởng thức tác phẩm.

Mặt khác, thể loại cũng là khái niệm chỉ phương diện tương đối ổn định, bền vững trong cấu trúc tác phẩm. Nhiều người đã khẳng định bản chất siêu cá thể của thể loại. Thể loại dường như trung lập với cá tính độc đáo không lặp lại của tác phẩm. Nhưng khẳng định tính ổn định bền vững của thể loại không có nghĩa là bảo thủ, phản tiến hóa, bất biến. Nhà nghiên cứu văn học Bakhtin khẳng định: “Th loại v n h c xét theo bản chất của n i là sự phản ánh các khuynh hướng bền v ng, vĩnh viễn hơn cả sự phát

tri n v n h c. Th loại bao giờ cũng gìn gi yếu tố cổ xưa, không mai m t.

Cái cổ xưa ấy chỉ được gi lại trong th loại nhờ sự đổi mới của chính n , hay như người ta n i là sự hiện đại hóa nó” (Dẫn theo các tác giả Lý Luận v n h c) [100, Tr.346]. Như vậy, trong thể loại có yếu tố ổn định, truyền thống, lại vừa có yếu tố đổi mới do tiến trình văn học và tài năng sáng tạo của nhà văn đóng góp vào.

Có nhiều cách phân loại văn học khác nhau, cổ xưa và phổ biến nhất ở phương Tây là việc chia văn học ra làm ba loại: Tự sự, trữ tình và kịch. Tuy nhiên, thực tế văn học cho thấy cùng thuộc một loại văn học, nhưng các th loại văn học khác nhau sâu sắc. Chẳng hạn, các thể loại truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết cùng thuộc loại tự sự.

Được coi là hình thái văn học đầu tiên của lịch sử loài người, trữ tình có phương thức chiếm lĩnh đời sống khác tự sự và kịch. Đó là sự phản ánh cuộc sống thông qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng. Cũng như với tự sự và kịch, sự phân biệt thể loại trong trữ tình có nhiều tiêu chí khác nhau:

Theo các tác giả cuốn Từ điển văn học (1984): “C n c vào phương th c phản ánh cu c sống, c th chia ra thơ tự sự và thơ tr tình. C n c vào hình th c tổ ch c ngôn ng c th chia rathơ cách luật (ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát, song thất lục bát, thơ tám ch …), thơ tự do và thơ v n xuôi, thơ c vần và không c vần. C n c vào đề tài, chủ đề c th chia ra thơ tình y u, thơ triết lý, thơ y u nước và thơ cách mạng” [94, Tr. 375-376]

Theo các tác giả cuốn Lý luận văn học(2002) có ít nhất ba tiêu chí sau đây để chialoại văn học ra cácth loại tương tự với tự sự và kịch :

Th nhất, căn cứ vào th thơ, tức hình thức lời thơ được tổ chức theo một thể thức nhất định, có: thể thơ hai chữ, ba chữ, bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ, thể luật, thể l c bát, song thất l c bát, hát nói, thể tự tự do

Th hai, căn cứ vào dung lượng tác phẩm, có: thơ, trường ca, ngâm khúc.

Th ba, căn cứ vào cảm h ng, tình điệu, có: thơ ca ngợi t ng ca và thơ trào phúng, châm biếm, đả kích.

Như thế, xuất phát quan niệm về các tiêu chí khác nhau, tên gọi các thể loại cũng khác nhau. Trong thực tiễn có sự so le giữa cách gọi tên thể loại của tác giả và các nhà lý luận. Chẳng hạn, L.Tônxtôi từng có ý thức không gọi Chiến tranh và hòa bình là tiểu thuyết, nhưng thực tế ngày nay ai cũng gọi đó là tiểu thuyết.

Như thế, thể loại là khái niệm khá phức tạp, lại có xu hướng tương đối ổn định trong cấu trúc tác phẩm. Sự cách tân ở phương diện thể loại vì thế mà khó nhận ra, khó xác định hơn so với các yếu tố hình thức khác của tác phẩm văn học. Mặt khác,thể loại nếu nhìn từ góc độ văn bản thì chỉ là thành quả cuối cùng của quá trình sáng tác thể hiện ở tên thể loại và cách thức trình bày văn bản của tác giả . Tuy nhiên, thể loại nếu nhìn từ gốc rễ,thực chất là sự định dạng cho tư duy nghệ thuật của tác giả thể hiện một cách góc nhìn, một quan niệm, một cách tiếp cận và phản ánh hiện thực . Truyện ngắn là một kiểu định dạng cho tự sự, thơ l c bát một kiểu định dạng tư duy cho trữ tình, tương tự thế bi kịch là một kiểu định dạng tư duy cho kịch.

Do đó, xem x t sự cách tân thể loại không thể chỉ dừng lại ở việc xem xét trên bề mặt văn bản mà phải xem x t trên sự đổi mới trong tư duy về thể loại của tác giả. Mọi sự thay đổi không xuất phát từ tư duy làm mới thể loại mà chỉ thay đổi trên văn bản đó là sự thay đổi tiểu tiết, thay đổi phần ngọn.

Với thể l c bát, đổi mới thể loại không chỉ nhìn vào cách “lạ hóa” ngắt câu,

xuống dòng kiểu bậc thang, mà cần nhìn sâu hơn vào sự thay đổi trong quan niệm nhân sinh, thẩm mỹ của tác giả, ở sự thay đổi liên kết vần và ý trong thơ. Nhìn rộng hơn trong một giai đoạn lịch sử, về sự thay đổi tư duy thể loại thơ, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành khẳng định: “T cổ đi n đến tự do là con đường vận đ ng của hình th c th loại trong thơ t 1945-1985” [139, Tr.384] trên cơ sở các lý do: Phá vỡ câu thơ và đổi mới dòng thơ, sự giảm dần các thể thơ truyền thống, thay đổi trong liên kết vần và liên kết ý.

Trở lên là điểm tựa lý thuyết giúp chúng tôi nhận ra và làm sáng tỏ những cách tân trên phương diện thể loại của Thanh Thảo trong thơ.

4.2.2. Từ sự thay đổi tư duy thể loại….

Sáng tác của Thanh Thảo chủ yếu tập trung vào hai thể loại là thơ và trường ca. Dù được phân định bởi sự khác nhau về dung lượng, tuy nhiên trên những đường n t lớn cả hai thể loại là thơ và trường ca đều có tư duy cấu trúc khá chặt chẽ. Điều này đảm bảo cho sự phát triển ổn định trong lịch sử của thể loại, bởi “chính vì tính chất vô định, vô hướng và c nhiều yếu tố ngẫu nhi n của trí tưởng tượng thơ ca, cho n n người xưa đã giới hạn tư duy thơ bởi nh ng y u cầu c tính chất “luật lệ”. Y u cầu đ đã hạn chế tính tự do của tư duy thơ, tính ph ng túng của trí tưởng tượng tạo ra m t th logic kết cấu thay cho logic hình tượng và logic tình cảm… Hệ thống ấy là cái cớ, cái đà, cái c t mốc đ nhà thơ lựa ch n ngôn t , sắp xếp theo luật cân đối, hài hòa ” [139, Tr.403]. Mạch phát triển của dòng tư duy thường dựa vào ý và sự liên kết các ý để hình thành tứ. Dựa vào tứ là dựa vào định dạng có sẵn, được công thức hóa. Vì thế, mỗi bài thơ là một mạch ý được phát triển đầy đặn, mạch lạc, thậm chí vuông vức. Chẳng hạn, đọc bài bài thơ Trường Sơn đông, Trường Sơn tây của Phạm Tiến Duật là dõi theo dòng cảm xúc, nỗi nhớ của cô gái và chàng trai ở phía đông Trường Sơn và tây Trường Sơn.

Cách tân vì thế cần “nhằm vào” sự mạch lạc, vuông vức đó của thể loại chăng? Có thể nói lại một điều không mới, cách tân vốn có muôn nẻo đường và chọn cách “dấn thân” như thế nào lại ph thuộc rất nhiều vào cá tính sáng tạo riêng của mỗi tác giả. Với thể loại, cái gốc của sự đổi mới trong thơ Thanh Thảo dựa trên hai điểm chính:

Th nhất, Thanh Thảo xem thơ là “dòng sống t khoảnh khắc sang khoảnh khắc”, nghĩa là đề cao tính hồn nhiên dần như tuyệt đối của thơ. Dòng sốngở đây là dòng tâm tư, không phải chỉ do ý thức kiểm soát mà chịu tác động của cả ý thức và vô thức. Vì vậy, các bước chuyển trong thơ không phải do sơ đồ, theo kịch bản do lý trí tạo ra, nghĩa là không theo một mạch ý nào định sẵn. Bài thơ được trình bày theo lộ trình liên tưởng, tưởng tưởng vô cùng phóng khoáng, thậm chí đầy bất ngờ với nhiều bước “nhảy cóc” về hình ảnh thơ. Phải chăng vì thế mà đọc thơ hay trường ca của Thanh Thảo, ta luôn có cảm giác về một sự tự do tuyệt đối và một sự hấp dẫn khó lý giải?

Th c hai, trong tư duy thơ, Thanh Thảo có bước chuyển từ lối tư duy đơn sang tư duy ph c. Thơ ca giai đoạn 1945-1975 ở dòng mạch chính thống, chủ yếu theo lối tư duy đơn, nghĩa là đơn diện, đơn tuyến, đơn mạch. Mỗi bài thơ hướng về một chủ đề, mạch thơ vận động theo mạch ý được quán xuyến bởi chủ đề đó.Điều này cũng dễ hiểu bởi thơ mang trên mình sứ mệnh “ph c v chính trị, cổ vũ chiến đấu”, thơ ph c v đa số quần chúng nên “dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhớ” là tiêu chí hàng đầu. Lớp thơ trẻ thời chống Mỹ đem đến một tiếng thơ b i bặm hơn, mang hơi thở khốc liệt hơn từ thực tế chiến đấu và sự khốc liệt của chiến tranh ở giai đoạn cuối. Nhưng tư duy thẳng, đơn mạch dựa trên liên kết đơn tuyến trong thơ Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Lưu Quang Vũ, Lê Anh Xuân, vẫn khá phổ biến.

Lối tư duy ph cngược lại, tạo nên tính phức diện, phức tuyến, phức mạch cho văn bản thơ. Nghĩa là, trong thơ đan cài nhiều chủ đề, tồn tại cùng lúc nhiều giọng điệu, mạch thơ tựa vào liên tưởng để giải phóng tối đa cảm xúc Trong văn xuôi, lối tư duy phức gần gũi với khái niệm tính đa thanh trong tiểu thuyết của Bakhtin. Trong thơ, trường ca với sự bề thế hoành tráng của thể loại tự bản thân mang trong nó tính ph c điệu. Tác giả Lê Lưu Oanh trong bài viết Tính ph c điệu trong th loại trường ca (Qua trường ca Trầm tích của Hoàng Trần Cương) cho rằng: “M t trong nh ng yếu tố tạo n n tính hoành tráng của trường ca là lối kết cấu ph c điệu. Lối kết cấu ph c điệu đ tương tự như kết cấu ph c điệu của th loại giao hưởng, m t th loại âm nhạc c dung lượng lớn.” [107, Tr.1]

Với trường hợp Thanh Thảo, lối tư duy phức không chỉ thể hiện ở trường ca mà ngay trong những bài thơ lẻ. Không bằng lòng với cấu trúc của thơ và trường ca, Thanh Thảo đã “vay mượn” nhiều loại hình nghệ thuật khác để “làm giàu” cho cấu trúc và hình tượng thơ của mình và khiến cho nó trở nên phức tạp, nhiều dạng vẻ. Sự pha trộn, xâm lấn của các loại hình nghệ thuật khác điện ảnh, kịch, âm nhạc thậm chí là trò chơi ru bích, xâu chỗi hạt cườm ; sự đan xen nhiều thể thơ khác nhau, sự “chồng xếp”, đan bện nhiều hình tượng, giọng điệu khiến những khuôn mẫu thể loại bị xô lệch, hiện ra với nhiều dáng vẻ khác nhau. Tư duy phức như thế là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thay đổi thể loại trong thơ Thanh Thảo.

Như thế, khi thơ không tựa vào mạch ý mà buông cho những liên tưởng, những quy phạm về thể loại vì thế đều được nới lỏng: từ đơn vị câu thơ, dòng thơ đến thể xu hướng lựa chọn thể thơ; từ liên kết vần và liên kết ý mạch lạc, vuông vắn du dương sang liên kết đầy ngẫu hứng của liên

tưởng Những thay đổi từ tư duy thể loại đó đã tạo tiền đề cho sự đơm hoa kết trái trong vườn thơ Thanh Thảo.

4.2.3 … đến những thành công mang dấu ấn riêng

Trước hết, có thể khẳng định nỗ lực cách tân thể loại của Thanh Thảo thể hiện rất rõ ở sự lựa chọn th thơ. Nếu coi sự giảm dần các thể thơ truyền thống là một trong những biểu hiện của sự vận động theo hướng hiện đại của hình thức thể loại thì dấu ấn đó đặc biệt tiêu biểu ở hành trình sáng tác của Thanh Thảo. Khảo sát 6 tập thơ của Thanh Thảo ( ấu chân qua trảng c , Tàu sắp vào ga, ạch đàn gởi bạch dương, T m t đến m t tr m, Thanh Thảo 1 2 3, Thanh Thảo 70 với tổng số khoảng 165 bài có một số tập thơ bài thơ được tuyển và in lại bài thì: thơ bốn chữ: 1/165 bài, thơ năm chữ: 5/165 bài, thơ bảy chữ: 1/165 bài, thơ l c bát: 1/165. Tỉ lệ này có sự thay đổi hoàn toàn với thể thơ tự do: 133/165 và thơ văn xuôi: 9/ 165. Trong đó cũng cần nhấn mạnh, ở trường ca, tỷ lệ sử d ng thơ tự do chiếm ưu thế lớn và có 3 trường ca: Trò chuyện với nhân vật của mình, C vẫn m c và hối vuông ru bích hoàn toàn là thơ văn xuôi.Có thể thấy ngay từ những sáng tác đầu tay trong tập ấu chân qua trảng c 1972 , ý thức vượt thoát khỏi từ trường của Thơ mới phổ biến là thể thơ năm, sáu bảy chữ đã khiến thơ Thanh Thảo có dáng vóc gần với thơ hiện đại. Thơ Thanh Thảo vì thế có thể coi là sự tiếp nối mạch ngầm sự thay đổi thể thơ, đặc biệt là thơ tự do không vần từ những thể nghiệm Nguyễn Đình Thi.

Như vậy, trong chuyển động và lựa chọn, Thanh Thảo không phải là tác giả “phát minh” ra những hình thức thể loại mới. Những tìm tòi đổi mới về thể loại của Thanh Thảo cũng không đẩy đến mức cực đoan, lạ lẫm. Tuy nhiên, trong xu hướng tiến bộ của thời đại và sự chuyển mình của văn học, Thanh Thảo không bao giờ là người ngoài cuộc. Chỉ riêng với cách tân trên

phương diện thể loại, sự lựa chọn thể thơ thơ tự do và thơ văn xuôi là một minh chứng. Nhưng quan trọng hơn, khi đề cao gần như tuyệt đối sự hồn nhiên trong thơ, Thanh Thảo gần như mở rộng tối đa biên độ của liên tưởng, tưởng tượng và giải phóng tối đa cảm xúc. Chẳng hạn bài thơ Trang s c:

anh sẽ đeo vào tay em gié lúa vòng ng c xanh tiếng dế k u lá c (…)

anh sẽ đeo vào cổ em

sợi dây chuyền bí ẩn của b ng đ m nh ng chiếc chuông mùa thu trong trẻo rung l n khi thành phố bay về trời anh sẽ đeo vào ngực em

cơn bão

Những hình ảnh gié lúa, vòng ng c xanh, tiếng dế k u, lá c đem đến sự trộn lẫn màu sắc – âm thanh – hình ảnh đầy lạ lẫm phảng phất quan niệm thơ Bauderlare , tuy nhiên ta vẫn tìm thấy ở đó mạch tiên tưởng gần gũi, xuôi chiều về ấn tượng làng quê. Nhưng sợi dây chuyền, b ng đ m, chiếc chuông mùa thu, thành phố bay về trời khó có thể tìm thấy bước chuyển, mối liên hệ gần gũi nào giữa chúng. Nhưng những gián cách, “bước nhảy” phi logic đó trong hình ảnh thơ lại khiến bài thơ thu về nó một thứ ánh sáng thật trong trẻo, màu nhiệm, lung linh, một vẻ đẹp nằm giữa cái khả giải và bất khả giải.

àn ghi ta của Lorca được sáng tác vào năm 1979 và được công bố lần đầu trong tập thơ hối vuông ru bích xuất bản năm1985. Đến năm học 2008- 2009 bài thơ được lựa chọn đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12 cùng với truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, M t người Hà N i của Nguyễn Khải với mong muốn cập nhật phần nào đời sống văn học đương đại vào chương trình học đường. Bài thơ gần như ngay lập tức

tạo ra một luồng không khí tranh luận sôi nổi trong giảng dạy và tiếp nhận. Lý do có nhiều, song đặt trong sự vận động của tư duy thể loại, dễ thấy: những dòng thơ đặt nối tiếp nhau “từ chối” sự liên kết ý, sự diễn giải có đầu có cuối của tư duy thiên về lý trí. Mạch thơ ở đây là mạch của liên tưởng:

nh ng tiếng đàn b t nước Tây Ban Nha áo choàng đ gắt li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn đ c với vầng tr ng chuếnh choáng tr n y n ngựa m i mòn

Và cũng chỉ với liên tưởng, người đọc mới hình dung ra bối cảnh đặc trưng của văn hóa Tây Ban Nha với sắc đỏ của dũng sĩ đấu bò tót, với âm thanh quen thuộc của đàn ghi ta, điệu nhảy Flamenco phóng túng và đầy ngẫu cảm. Và trên nền “đỏ gắt” đó, hình ảnh chàng kỵ kĩ đơn độc xuất hiện, không ai khác chính là Gaxia Lorca, nhà thơ cách tân của Tây Ban Nha, người được mệnh danh là “con chim họa mi xứ Andalusia”. Cùng với những từ ngữ đ gắt, đơn đ c, chuếnh choáng, m i mòn, hình ảnh tiếng đàn b t nướcđem đến một dự cảm chẳng lành về thân phận của chàng kỵ sĩ. Đương nhiên sẽ không có một trật tự logic nào khi đặt sóng đôi âm thanh và hình ảnh tiếng đàn bọt nước. Nhưng nếu chịu suy nghĩ một chút, người đọc sẽ có nhiều liên tưởng thú vị: Tiếng đàn mong manh như bọt nước, tiếng đàn như bọt nước, tiếng đàn là bọt nước hình tượng thơ dù được đặt trong mối quan hệ nào cũng gợi lên sự trong trẻo nhưng mong manh, dễ vỡ, chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc. Câu thơ nhập đề như vậy đã thực hiện trọn vẹn chức năng của nó: giới thiệu được đối tượng của bài thơ, mở ra cảm hứng của cả bài thơ, hơn thế, mở ra cả môt dự cảm tâm linh chẳng lành về một số phận, một thân phận của nghệ thuật. Bởi sau đó, trật tự từ và hình ảnh không kết hợp theo lối tả thực rõ ràng của logic lí trí thông thường mà như ngẫu hứng, phi lí, đem đến những cách “diễn dịch” khác nhau, liên tiếp xuất hiện trong bài thơ: tiếng ghi ta nâu

Một phần của tài liệu Những cách tân nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo (Trang 136 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)