Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế huyê ̣n Sông Lô

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 49 - 59)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.2. Kinh nghiệm quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc

1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế huyê ̣n Sông Lô

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế huyê ̣n Sông Lô cần lưư ý và rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Thứ nhất, Đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Tổ chức đối thoại thường xuyên với người nộp thuế theo

quy chế đã ban hành và cần nhân rộng mô hình tổ chức các "tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế"; Tuyên dương kịp thời thành tích của các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp số thu lớn cho ngân sách; đồng thời lên án các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân trong công tác chống trôn lậu thuế. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động hỗ trợ người nộp thuế, làm tốt công tác tuyên truyền và hướng dẫn chế độ thuế này để mọi đối tượng, mọi người đều hiểu và thực hiện đúng. Triển khai các biện pháp phát triển đại lý thuế, xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho toàn hệ thống, đảm bảo theo một lộ trình, kế hoạch xuyên suốt, có kết hợp với các cơ quan báo chí trọng tâm, trọng điểm.

- Thứ hai, kiện toàn đội ngũ cán bộ trong hệ thống tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho toàn bộ cán bộ công chức trong Chi cục làm công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế.

- Thứ ba, phải từng bước hiện đại hoá trang thiết bị công cụ quản lý thuế, trong đó trang bị hệ thống máy vi tính là quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung.

- Thứ tư, đổi mới cơ chế kiểm tra thuế: Thông qua việc chuyển đổi một cách triệt để từ kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế.

- Thứ năm, kiểm soát, công khai thủ tục hành chính góp phần cải thiện môi trường kinh doanh.

- Thứ sáu, phối hợp có hiệu quả với các cơ quan liên quan rà soát, đối chiếu để xác định chính xác số đơn vị đang hoạt động, ngừng, nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, mất tích. Tăng cường kiểm tra tổ chức, cá nhân không đăng ký kinh doanh nhưng thực tế có kinh doanh để đưa vào diện quản lý thuế. Tập trung rà

soát, đôn đốc việc kê khai, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước để có biện pháp thu hồi kịp thời. Kiên quyết xử lý doanh nghiệp không nộp, chậm nộp hồ sơ khai thuế. Hoàn thiện công tác quản lý hoàn thuế, thực hiện tốt công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế, kiểm tra trước khi quyết định hoàn thuế, đảm bảo số liệu chính xác, khớp đúng và được thẩm định chặt chẽ.

Chú trọng việc kiểm soát phân loại doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế và chuyển bộ phận chức năng để kiểm tra trước khi hoàn thuế.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế huyện Sông Lô thời gian qua như thế nào?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế huyện Sông Lô? Phạm vi, mức đô ̣ ảnh hưởng như thế nào?

- Để hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế huyện Sông Lô thời gian tới cần những giải pháp, kiến nghị gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 2.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Số liệu, tài liê ̣u đã công bố như: các báo cáo tổng kết năm, các bài viết có liên quan đến đề tài luận văn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế và các Chi cục Thuế thuô ̣c tỉnh Vĩnh Phúc. Tài liê ̣u thứ cấp còn được thu thâ ̣p từ các báo cáo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc; Huyện ủy, UBND huyện Sông Lô…, các tạp chí thuế, internet,…

Nguồn số liệu còn được tổng hợp từ các tờ khai thuế GTGT hàng tháng, tờ khai tạm tính thuế TNDN hàng quý và báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN hàng năm và chứng từ nộp tiền, số liệu kiểm tra hàng năm, từ hệ thống dữ liệu thông tin cấp Chi cục, trên các chương trình phần mềm tin học ứng dụng quản lý thuế: QLT, QLN, TINC, QHS, ... có tại Chi cục. Hệ thống các văn bản pháp quy về thuế, văn bản hướng dẫn về thuế của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

2.2.1.2. Thu thập tài liê ̣u sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc sử dụng phiếu điều tra đối với hai nhóm đối tượng là: Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn huyện và công chức của Chi cục thuế Sông Lô đang trực tiếp tham gia quản lý thu thuế đối với DN NVV.

a) Chọn điểm nghiên cứu

Các doanh nghiệp kê khai nộp thuế tại Chi cục Thuế huyện Sông Lô là những doanh nghiệp nhỏ và vừa được Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc phân cấp quản lý theo quy định của ngành.

Các số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sơ điều tra đối với Chi cục thuế huyện Sông Lô, thu thập thông tin qua phỏng vấn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2014 tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chi cục Thuế huyện Sông Lô quản lý là 146 doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp đang hoạt động trong năm 2014 là 134 (N=134), trong đó loại hình công ty cổ phần chiếm 13,4%, công ty TNHH chiếm 68,6%

và DNTN chiếm 18%. . Như vậy, với số lượng mẫu trong tổng thể đã biết trước là 146 chúng ta áp dụng cách chọn mẫu phân tầng có trọng số. Công thức tính như sau: n = N/(1+N*e2)

Trong đó:

n : Số mẫu cần điều tra N : Tổng thể mẫu

E : Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ,

ta chọn e = 10%)

Để có cơ sở nghiên cứu, đánh giá đề tài đã chọn mẫu theo phương pháp hệ thống và chọn 67 doanh nghiệp làm mẫu điều tra (n

= 67) với bước nhảy SI = 2.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chi cục thuế Sông Lô quản lý có 3 loại hình doanh nghiệp là: Công ty cổ phần; Công ty TNHH và Doanh nghiệp tư nhân.

Việc chọn điểm nghiên cứu được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra phân theo loại hình doanh nghiệp

Loại hình DN Số lượng DN hoạt động (DN)

Số DN điều tra

(DN)

Tỷ lệ chọn mẫu

(%)

Công ty cổ phần 18 9 50

Công ty TNHH 92 46 50

Doanh nghiệp tư nhân 24 12 50

Tổng 134 67 50

(Nguồn: Theo lựa chọn của tác giả)

Phiếu điều tra được phát cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn huyện nhằm thu thập các thông tin đánh giá của DNNVV về chính sách thuế và công tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế huyện Sông Lô.

Luận văn cũng lựa chọn phát phiếu điều tra đối với 100% công chức đang làm công tác trực tiếp liên quan đến quản lý thuế doanh nghiệp gồm:

Đội Tuyên truyền hỗ trợ NNT; Đội Kê khai - Kế toán - Tin học; Đội Kiểm tra; Đội Quản lý nợ và cưỡng chế thuế và 01 Đ/C lãnh đạo (15 công chức).

Nội dung phiếu điều tra đánh giá công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế, ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT và công tác thực hiện quy trình quản lý thu thuế của Chi cục Thuế Sông Lô đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

b) Tiến hành thu thập số liệu mới

Để tiến hành thu thập số liệu mới và có cơ sở khoa học nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế Sông Lô đề tài đã tiến hành bằng hình thức lập phiếu điều tra theo mẫu đã chọn với doanh nghiệp và công chức đang trực tiếp tham gia công tác quản lý thuế. Đề tài đã xây dựng phiếu điều tra đối với 2 nhóm đối tượng nghiên cứu gồm: phiếu điều tra dành cho doanh nghiệp

(Chủ doanh nghiệp; Giám đốc) và phiếu điều tra dành cho công chức thuế đang làm việc tại các Đội chức năng trực tiếp liên quan đến quản lý thuế của doanh nghiệp. Nội dung các ý lựa chọn trả lời trong phiếu điều tra được đánh giá thang định danh, thang thứ bậc và thang tỷ lệ.

Nội dung phiếu điều tra được xây dựng ngoài phần thông tin chung về doanh nghiệp và phần ý kiến tự chọn chủ yếu nhằm vào 3 vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm nhất đó là: Tác động của Luật thuế hiện hành và mức độ phù hợp đối với doanh nghiệp khi áp dụng; Tính minh bạch và trách nhiệm của cơ quan thuế; Việc chấp hành Luật thuế của Doanh nghiệp.

Nội dung phiếu điều tra dành cho công chức thuế, đề tài đã lựa chọn những câu hỏi sát thực nhằm đánh giá về 3 vấn đề được quan tâm nhiều là:

Công tác hỗ trợ NNT của cơ quan thuế; Việc chấp hành chính sách thuế hiện hành của doanh nghiệp và công tác thực hiện quy trình nghiệp vụ đối với quản lý thu thuế đối với DN. Do công chức tham gia quản lý thuế đối với DN NVV đều tập trung tại văn phòng Chi cục Thuế nên đề tài đã lựa chọn hình thức phỏng vấn trực tiếp theo các câu hỏi chuẩn bị trước và phòng vấn 100% công chức làm ở Đội Nghiệp vụ - Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT; Đội Dự toán - Kê khai - Kế toán - Tin học; Đội Kiểm tra - Kiểm tra nội bộ; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế thuế và một đồng chí lãnh đạo Chi cục trực tiếp phụ trách công tác quản lý thu thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin 2.2.2.1. Xử lý thông tin bằng phần mền Excel

Đề tài sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán kết quả phiếu điều tra đối với từng loại phiếu làm căn cứ để đánh giá, minh chứng cho các kết quả nghiên cứu và là cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý.

2.2.2.2. Tổng hợp thông tin bằng hệ thống bảng biểu, đồ thị

Các thông tin liên quan đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp được tổng hợp bằng hệ thống bảng biểu để so sánh, đánh giá, phân tích tác động

của từng yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế. Đồng thời các số liệu còn được biểu diễn trên các mô hình đồ thị để so sánh trực quan.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thực hiện thông qua việc sử dụng số tuyệt đối, số bình quân, số tối đa, số tối thiểu. Phương pháp này tập trung vào khai thác, đánh giá, phân tích số liệu về tình hình quản lý NNT, tình hình kê khai thuế, kết quả thu nộp, kết quả kiểm tra, tình hình quản lý nợ thuế nợ của các doanh nghiệp và kết quả đánh giá tổng hợp các phiếu điều tra.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Tức là trên cơ sở các số liệu thu ngân sách, số liệu kê khai thuế, nợ thuế, kết quả kiểm tra thuế... đề tài so sánh cả về số tuyệt đối, số tương đối theo từng chỉ tiêu, so sánh số thực hiện với kế hoạch giao trong cùng kỳ và cùng kỳ năm trước để đánh giá về các yếu tố phát triển hay hạn chế có sự tác động về chủ quan và khách quan.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.1. Hệ thống phân cấp ngành thuế

- Hệ thống phân cấp ngành thuế ở Việt Nam.

- Hệ thống phân cấp ngành thuế ở Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

- Hệ thống phân cấp ngành thuế ở Chi cục Thuế huyện Sông Lô.

2.3.2. Trình độ học vấn, chuyên môn của cán bộ tại Chi cục thuế huyện Sông Lô - Trình độ văn hoá: Trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp.

- Trình độ tin học: Chứng chỉ.

- Trình độ chính trị: Cao cấp, trung cấp, sơ cấp.

2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh công tác tuyên truyền hỗ trợ các đối tượng nộp thuế Chỉ tiêu này phản ánh số lượng các buổi tập huấn, đối thoại hàng năm với doanh nghiệp; số bài đăng báo, số lần giải đáp vướng mắc qua điện thoại, trực tiếp tại cơ quan thuế và trả lời bằng văn bản.

Số liệu ở chỉ tiêu này được thống kê trên báo cáo tuyên truyền hỗ trợ và báo cáo tổng kết hàng năm của Chi cục thuế Sông Lô.

2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và chấp hành Luật thuế của doanh nghiệp

Chỉ tiêu tổng doanh thu HHDV: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp được thể hiện qua doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Chỉ tiêu về Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN: Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lãi hay lỗ hàng năm.

Số liệu ở hai chỉ tiêu này được tổng hợp dựa trên Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp lưu tại Chi cục.

Chỉ tiêu về nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế, báo cáo tài chính hàng năm: Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ chấp hành quy định của Luật Quản lý thuế của doanh nghiệp.

2.3.5. Chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý thu thuế của Chi cục Thuế

Chỉ tiêu về số thuế phát sinh: Chỉ tiêu phản ánh số thuế GTGT, TNDN phát sinh phải nộp trong kỳ, là cơ sở để cơ quan thuế xây dựng và giao dự toán thu ngân sách hàng năm.

Chỉ tiêu về số thuế đã nộp: Đây là chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với NSNN, qua đó đánh giá được ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp và hiệu quả quản lý thuế của cơ quan thuế.

Chỉ tiêu về số thuế còn nợ: Chỉ tiêu này phản ánh công tác quản lý thu thuế có hiệu quả hay không có hiệu quả từ đó đưa ra giải pháp quản lý thu thuế tốt hơn.

Chỉ tiêu về kết quả xử lý sau kiểm tra: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế truy thu, xử phạt đối với doanh nghiệp từ đó để thấy rõ những vi phạm cơ bản của các doanh nghiệp, là cơ sở để cơ quan thuế quản lý thuế hiệu quả hơn, ngăn chặn các vi phạm chính sách thuế của doanh nghiệp.

Số liệu trên các chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên hệ thống báo cáo kế toán, báo cáo thống kê, báo cáo thanh tra, kiểm tra và trên các ứng dụng tại Chi cục thuế huyện Sông Lô.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)