CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
1.2. TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
1.2.5. Ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng
Để hiểu được ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng, trước hết chúng ta phải hiểu về tổng quan toàn bộ quá trình kinh doanh điện năng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng bao gồm tổ hợp các hoạt động nhỏ từ khâu sản xuất điện tại các nhà máy đến khâu phân phối điện năng đến các hộ sử dụng bao gồm:
- Phát điện từ các nhà máy điện.
- Truyền tải điện năng từ nhà máy đến các TBA và sau đó đến phụ tải.
- Lập và ký kết hợp đồng cung ứng điện.
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện hợp đồng cung ứng điện.
- Đặt và quản lý công tơ điện.
- Ghi chỉ số điện năng tiêu thụ.
SVTH: Bùi Thị Phương 10
- Lập hóa đơn tiền điện.
- Thu tiền điện.
- Phân tích kết quả kinh doanh điện năng.
Sự khác biệt trong việc quản lý sản xuất kinh doanh điện năng
Sản xuất kinh doanh điện năng là một ngành kinh doanh có điều kiện. Nhà nước thống nhất, quản lý các hoạt động Điện lực và sử dụng điện trong phạm vi cả nước bằng pháp luật, chính sách, quy hoạch và kế hoạch phát triển Điện lực. Chính phủ quy định giá bán điện theo mục đích sử dụng và cấp điện áp.
Kinh doanh điện năng có đặc điểm là điện năng được bán cho người sử dụng sử dụng xong, thì mới lập hóa đơn thanh toán thanh toán. Còn các hàng hóa khác phải trả tiền trước khi sử dụng.
Bên cạnh đó, điện năng hầu nhƣ không có khả năng dự trữ và không có sản phẩm dở dang và đặc biệt chi phí cung ứng điện vào các thời điểm khác nhau là hoàn toàn khác nhau. Những đặc điểm này của điện năng và hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác xây dựng, triển khai áp dụng các hệ thống giá điện, giá từ nhà máy vào hệ thống và biểu giá điện năng cho các hộ tiêu thụ cuối cùng. Ngoài ra, việc tổ chức sản xuất kinh doanh và sử dụng điện đƣợc gọi là “hệ thống điện” vì giữa các khâu từ sản xuất, truyền tải và phân phối có sự liên kết chặt chẽ không thể phân tách về mặt vật lý, và ứng với mỗi khâu là một mức giá thành khác nhau. Cụ thể các đơn vị của hệ thống điện bao gồm:
Các nhà máy sản xuất điện: các nhà máy nhiệt điện than, dầu, khí, thủy điện, điện nguyên tử, nhà máy điện sử dụng năng lƣợng mới, năng lƣợng tái tạo. Cơ sở định giá bán điện tại các nhà máy điện chính là chi phí nguyên, nhiên liệu hoặc các yếu tố đầu vào để sản xuất điện.
Lưới điện: gồm lưới truyền tải và phân phối, đưa điện từ các nhà máy điện đến các hộ tiêu thụ. Giá thành truyền tải và phân phối điện là một trong những cơ sở định giá bán điện từ các công ty truyền tải cho các công ty phân phối và từ các công ty phân phối cho các hộ tiêu thụ điện.
Hộ tiêu thụ điện: người mua điện phải mua điện tại các điểm phân phối như trạm biến áp phân phối và giá mua điện tại đây bao gồm tất cả cấc chi phí sản xuất, phân phối và truyền tải điện.
SVTH: Bùi Thị Phương 11
Các phần tử của hệ thống điện hoàn toàn kết nối từ sản xuất đến tiêu dùng nên hoạt dộng sản xuất và tiêu dùng phải có tính đồng bộ. Với đặc trƣng này, khi có bất kì sự cố xảy ra ở khu vực nào thì hoạt động cung ứng và sử dụng điện năng cũng bị gián đoạn. Việc quản lý truyền tải và phân phối điện năng phải đạt đƣợc một số yêu cầu cơ bản sau:
Điện năng phải đƣợc cung cấp liên tục, yêu cầu đảm bảo về lƣợng, chất và thời gian.
Đảm bảo tính an toàn cho sản xuất và tiêu thụ đối với thiết bị tiêu thụ điện.
Điện áp cung cấp phải ổn định, tần số dòng điện ổn định.
Đảm bảo công tác quản lý, giảm thiểu lƣợng tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng.
Nếu khâu quản lý tốt sẽ giảm đƣợc chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần hạ giá bán điện, tạo điều kiện cho việc giảm chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất cũng nhƣ các hộ tiêu thụ điện sinh hoạt góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.
Chính vì vậy: Giảm tổn thất điện năng là một vấn đề cần thiết không chỉ đối với ngành điện, không chỉ đối với riêng Điện Việt Nam mà đối với ngành điện các nước trên thế giới. Giảm tổn thất điện năng có một ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế quốc dân và ngành điện.
Theo EVN, năm 2003 Việt Nam giảm đƣợc 1% điện năng tổn thất sẽ tiết kiệm được 237.400MW, tương ứng với gần 179 tỷ đồng (tổng sản lượng điện phát ra năm 2003 là 7,2 tỷ KWh).
Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện đời sống nhân dân, góp phần vào việc giảm chi phí cho toàn bộ quá trình sản xuất, tạo điều kiện hạ giá thành bán điện cho các hộ dùng điện, kích thích tiêu dùng.
Giảm đƣợc tổn thất điện năng tức là giảm đƣợc lƣợng điện phát ra của nhà máy, đồng thời giảm đƣợc nhiên liệu tiêu hao, giảm bớt lƣợng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm bớt được nhiều tác động tiêu cực, góp phần bảo vệ môi trường.
Đối với các hộ sử dụng điện để sản suất, giá điện giảm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thêm thu nhập thực tế. Các sản phẩm hàng hoá đƣợc kích thích tiêu dùng hơn do giá bán thấp, sức mua tăng lên.
SVTH: Bùi Thị Phương 12
Đối với Nhà nước, tổn thất điện năng giảm, ngành điện tiêu thụ được nhiều điện, có lợi nhuận nên Nhà nước không phải bù lỗ, Ngân sách Nhà nước được sử dụng đầu tƣ vào các công việc có ích khác, tạo sự phát triển đồng đều cho xã hội.
Người dân, hộ sử dụng điện được dùng điện với giá thấp, chất lượng cao: điện áp cố định, tần số ổn định do hệ thống điện đƣợc đầu tƣ mới, không còn hiện tƣợng câu móc điện làm cho điện sử dụng bị sụt tải,…nên độ bền của các máy móc, thiết bị cao hơn. Không còn xảy ra các tình trạng tai nạn về điện đáng tiếc do vi phạm sử dụng điện, sự cố do điện gây ra: phóng điện, chập điện,…
Việc giảm tổn thất điện năng có ý nghĩa rất lớn đối với toàn xã hội từ Nhà nước đến ngành điện, các hộ tiêu dùng. Chính vì lẽ đó nên tổn thất điện năng đã, đang và sẽ còn là vấn đề quan trọng, là mục tiêu số một của ngành điện cần đƣợc giải quyết.