CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI ĐIỆN LỰC
2.2. PHẠM VI QUẢN LÝ KINH DOANH BÁN ĐIỆN
3.1.1. Công tác quản lý tổn thất điện năng tại điện lực
Tổn thất điện năng trong truyền tải và phân phối điện là một trong những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng trong sản xuất kinh doanh của ngành điện.
Để giảm được tỷ lệ tổn thất, trước tiên phải phân tích được nguyên nhân của tổn thất điện năng, xác định đƣợc nơi nào, khâu nào điện năng thất thoát nhiều nhất, từ đó có biện pháp giải quyết phù hợp.
SVTH: Bùi Thị Phương 25
Bảng 2.2: Tình hình tổn thất điện năng (2014 - 6/ 2016)
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Điện đầu nguồn kWh 132.896.923 156.835.786 321.834.140 2 Điện thương phẩm kWh 117.449.313 140.019.529 289.393.258
3 Tổn thất % 11,42 10,8 10,08
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Điện năng Quỳnh Phụ) Phân tích:
Nhìn vào bảng tình hình thực hiện tổn thất từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2016 ta thấy, tỷ lệ tổn thất của điện lực đều giảm dần qua các năm. Tuy nhiên tỷ lệ tổn thất này mới ở mức giảm nhẹ. Xét trên toàn bộ thì tỷ lệ tổn thất của toàn điện lực vẫn ở mức cao, có một số nguyên nhân nhƣ sau:
Nguyên nhân chủ quan:
Việc thực hiện các phương án san tải, kết lại lưới giảm bán kính cấp điện ở một số xã triển khai chưa có phương án cụ thể, thực hiện không đồng bộ các biện pháp tại hiện trường và trên chương trình CMIS2.0 dẫn đến tỷ lệ tổn thất có nhiều biến động.
Rà soát, kiểm tra chế độ sử dụng điện của lực lượng thợ điện địa phương còn ít, không thường xuyên liên tục vẫn còn tình trạng hòm công tơ mất chì niêm phong, ngƣợc cực tính….
Chất lƣợng của công tác định kỳ chƣa cao, còn tình trạng công tơ một pha sau kiểm định bị kẹt bội số, kẹt đĩa nhôm… dẫn đến mất sản lƣợng gây tổn thất điện năng.
Cán bộ công nhân viên đƣợc giao quả lý tại các khu vực chƣa thực sự quan tâm đến tỷ lệ tổn thất, chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp để giảm tổn thất tại khu vực của mình do đó tỷ lệ tổn thất vẫn chƣa giảm.
Tại một số xã quản lý tuyến còn buông lỏng quản lý dẫn đến việc nhân viên tổ dịch vụ tự ý thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ làm tỷ lệ tổn thất biến động thất thường.
Công tác kiểm tra đêm đã thực hiện thường xuyên tuy nhiên do chưa có phương án cụ thể cho từng khu vực, từng đối tƣợng khách hàng vì vậy việc phát hiện vị phạm rất ít.
SVTH: Bùi Thị Phương 26
Công tác cân pha, xử lý tiếp xúc, thay sứ nứt vỡ lưới điện 400V đã được đẩy mạnh, trong năm đã lập nhiều phương án cân pha, xử lý tiếp xúc tại các xã Quỳnh Nguyên, Quỳnh Hội, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ,… bước đầu đã đem lại hiệu quả, tuy nhiên việc thực hiện vẫn chưa được thường xuyên liên tục do đó chưa mang lại hiệu quả.
Ghi công tơ đầu nguồn ngày 21 hàng tháng không đúng chu kỳ do đó không đánh giá đƣợc tỷ lệ tổn thất thực tế. Tại các xã việc ghi công tơ đầu nguồn đã có quyết định giao cho CVN chốt nhưng một số xã vẫn còn nhờ thợ điện địa phương do đó một số trạm công tơ đầu nguồn mất phần tử đx không phát hiện kịp thời.
Công tác đọc sổ, phúc tra ghi chỉ số công tơ đã thực hiện khá tốt, đã khai thác đƣợc tiện ích trên CMIS 2.0 để phục vụ cho công tác đọc sổ, tuy nhiên chất lƣợng của công tác này vẫn chưa cao, thời gian kiểm tra phúc tra còn tương đối xa so với kì ghi chỉ số, vẫn còn để xót công tơ cháy kẹt hơn một chu kỳ ghi chữ, chƣa kịp thời khắc phục đƣợc các tồn tại nhƣ mất hòm chì, công tơ điện tử đấu ngƣợc thứ tự pha.
Công tác vận hành kinh tế các trạm trung gian trong năm đã triệt để thực hiện, tuy vậy vân còn nhiều thời điểm để xảy ra tình trạng máy biến áp trung gian vận hành non tải, đóng cắt thao tác các trạm bơm đầu mối chống úng chƣa kịp thời làm gia tăng tỷ lệ tổn thất không tải.
Công tác tính toán truy thu sản lƣợng non tải của khách hàng đã thực hiện nhƣng chƣa triệt để, vẫn còn một số khách hàng chƣa đƣợc tính toán truy thu.
Nguyên nhân khách quan:
Do tận cuối năm 2014 trạm 110kV mới xây dựng xong và đƣa vào vận hành, chính vì vậy nguồn cấp chủ yếu của huyện Quỳnh Phụ đƣợc lấy từ lộ 371 và 373E3.3, cá biệt có những thời điểm phải lấy từ huyện Thái Thụy, do đó điện áp đầu nguồn rất thấp, một số lộ đường dây có bán kính cấp điện, công suất đặt lớn lại thường xuyên non tải vào giờ thấp điểm nên làm tỷ lệ tổn thất của toàn điện lực năm 2014 tăng lên.
Việc kết cấu lưới trung áp chưa hợp lý do thời điểm cuối năm 2014 phải thường xuyên cắt điện để xây dựng cải tạo, nâng cấp lưới điện 10kV lên 22kV, do đó một số đường dây 10kV đã bị quá tải, làm gia tăng tỷ lệ tổn thất (cho đến nay điện lực huyện Quỳnh Phụ vẫn chưa đưa được lưới điện 22kV vào hoạt động).
SVTH: Bùi Thị Phương 27
Một số xã tiếp nhận bán điện đến hộ chƣa đƣợc cải tạo giai đoạn 2, bán kính cấp điện lớn, dây dẫn tiết diện không phù hợp, điện áp cuối nguồn thấp, do đó làm gia tăng tỉ lệ tổn thất điện năng.
Các trạm bơm đầu mối, máy biến áp có công suất đặt lớn phải thường xuyên duy trì điện để phục vụ bơm chống úng do đó tỷ lệ tổn thất không tải rất lớn.
Do dung lƣợng của trạm 110KV Quỳnh Phụ không đảm bảo do đó vẫn phải thường xuyên kết lại lưới 35KV để lấy nguồn từ Hưng Hà và Đông Hưng do đó bán kính cấp điện của lưới 35KV có nhiều thời điểm rất dài làm gia tăng tỷ lệ tổn thất điện năng.
Số lƣợng công tơ 1pha và công tơ 3 pha luân chuyển phục vụ cho công tác thay thế định kỳ còn ít, do đó chƣa triển khai thay thế kịp thời cho các công tơ tới hạn và quá hạn vì vậy chƣa hỗ trợ đƣợc cho công tác giảm tổn thất.