So sánh và phân tích kết quả tính toán tổn thất

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI ĐIỆN LỰC QUỲNH PHỤ (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI ĐIỆN LỰC

3.2. TÍNH TOÁN TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LỘ ĐƯỜNG DÂY 971 QUỲNH CÔI TẠI ĐIỆN LỰC QUỲNH PHỤ

3.2.3. So sánh và phân tích kết quả tính toán tổn thất

Bảng 2.8: So sánh số liệu tổn thấtkĩ thuật của Điện lực với các kết quả tính toán

Điện nhận Điện tổn thất % Tổn thất Kết quả tính toán 14.074.200 644.005,028 4,6 Kết quả tính toán trên phần

mềm PSS/ADEPT

14.074.200 831.997 5,91

Số liệu đơn vị 14.074.200 994.378 6,71

Hình 2.12: So sánh số liệu tổn thất kĩ thuật của Điện lực với các kết quả tính toán

SVTH: Bùi Thị Phương 45

Ta thấy, kết quả tính toán tổn thất kĩ thuật của lộ đường dây 971 Quỳnh Côi và kết quả tính toán phần mềm PSS/ADEPT xấp xỉ nhau do sai số tương đối trong tính toán

So sánh hai kết quả tính toán này với số liệu Điện lực cấp là 6,71%, ta thấy chênh lệch khoảng 0,8%. Sự chênh lêch lệch này do tổn thất kĩ thuật mà ta chƣa tính triệt để:

Thứ nhất, khi tính toán tổn thất kĩ thuật của đường dây và máy biến áp đều dựa vào các thông số lý thuyết, nhƣng qua quá trình vận hành một thời gian, các thông số đó đã thay đổi. Hay các máy biến áp, thiết bị cũ thường có hiệu suất thấp do các thông số kĩ thuật đã bị giảm sau một thời gian dài sử dụng.

Còn tỉ lệ tổn thất Điện lực cung cấp đã tính tương đối các trường hợp trên bằng cách nhân hệ số sử dụng khi tính toán. Do vậy tổn thất chúng ta tính thấp hơn so với Điện lực tính.

Thứ hai, do điện áp xấu: Lệch pha điện áp, méo sóng điện áp do các thành phần sóng hài bậc cao,... gây ảnh hưởng MBA, đường dây và tăng TTĐN.

Thứ ba, chủ yếu thành phần công suất phản kháng mang tính cảm gây ra hiện tƣợng sụt áp, công suất phản kháng cao làm tăng tổn hao trên dây dẫn do dòng điện truyền tải bên cung cấp phải lớn hơn với cùng P yêu cầu của phụ tải.

Ngoài ra, cũng do một yếu tố kĩ thuật nữa nhƣ tổn thất tại chỗ đầu nối, chỗ tiếp xúc trên đường dây và các máy biến áp. Hệ thống đo đến tại đầu nguồn và trên lưới bị cháy hỏng mà chƣa thay thế kịp thời.

SVTH: Bùi Thị Phương 46

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Phần đầu chương 2 đã nêu khái quát được về Điện lực Quỳnh Phụ, quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, tình hình lao động hiện tại của Điện lực, chức năng nhiệm vụ của Điện lực, địa bàn mà Điện lực đang cung cấp điện, hệ thống lưới điện mà Điện lực đang quản lý, kết quả hoạt động kinh doanh của Điện lực Quỳnh Phụ trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2016, đặc trƣng phụ tải tiêu thụ điện của Điện lực, và cuối cùng là sản lượng điện thương phẩm, doanh thu tiền điện và giá bán điện bình quân mà Điện lực đạt đƣợc trong 3 năm.

Phần thứ hai, báo cáo đã phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng tổn thất điện năng của Điện lực Quỳnh Phụ bao gồm: tổn thất điện năng toàn Điện lực, tổn thất điện năng khu vực lưới điện trung áp năm 2014-2016 và hạ áp trong giai đoạn 3 năm 2014- 6/2016. Qua các đánh giá tổn thất, có thể thấy Điện lực Quỳnh Phụ đã làm tốt công tác quản lý, vận hành để giảm mức tổn thất đề ra.

Phần thứ ba, đã phân tích và tính toán chi tiết lộ đường dây trung thế 971 Quỳnh Côi. Vì đây là lộ đường dây có phụ tải từ thấp đến cao, chỉ rõ được tổn thất biến động trên từng đường dây và trạm biến áp đến phụ tải. Sơ đồ các thông số chi tiết về đường dây đã được nêu ra đầy đủ để phục vụ cho việc tính tổn thất. Kểt quả tổn thất kỹ thuật của lộ đường dây này gồm tổn thất điện năng trên các máy biến áp và trên đường dây truyền tải.

Sau khi tính toán xong, phần tiếp theo đã phân tích các kết quả thu đƣợc và so sánh với kết quả mà Điện lực cung cấp để nhìn ra sự chênh lệch giữa chúng. Sau đó giải thích các nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự chênh lệch này.

SVTH: Bùi Thị Phương 47

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI ĐIỆN LỰC QUỲNH PHỤ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)