1.4. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH NGÀNH ĐIỆN
1.4.1. Đặc điểm điện năng và kinh doanh điện năng
1.4.1.2. Kinh doanh điện năng
Nhu cầu về điện năng tăng trưởng cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế. Điện năng có một vai trò quan trong trong đời sống xã hội, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, góp phần tăng trưởng quốc phòng, củng cố an ninh và phát triển nền kinh tế đất nước tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khi mức sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn. Như vậy nhu cầu về điện năng luôn có xu hướng tăng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Đây là một thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh điện năng.
Các doanh nghiệp này không phải lo lắng nhiều về việc tiêu thụ hàng hoá, tìm kiếm thị
trường. Chi phí để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng hoá như quảng cáo, tiếp thị hay khuyến mại sẽ nhỏ hơn các doanh nghiệp kinh doanh các loại hàng hóa thông thường.
Việc tổ chức kinh doanh mua bán điện vẫn do Nhà nước độc quyền. Điện năng là một trong những hàng hoá thiết yếu của nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho đại tầng lớp nhân dân. Chính vì lẽ đó, đối với điện năng Nhà nước vẫn độc quyền kinh doanh, quản lý thông qua hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước - các Công ty Điện lực và các Điện lực chi nhánh. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp kinh doanh điện năng chưa bị nguy cơ cạnh tranh đe doạ.
Giá cả hàng hoá điện năng do Nhà nước ấn định và quản lý. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hoá và dịch vụ do hoạt động của quy luật cung - cầu quyết định, nhưng điện năng lại do Nhà nước độc quyền quản lý. Các điện lực mua điện của các Công ty điện lực, sau đó tổ chức kinh doanh bán cho các khách hàng mua điện. Giá mua điện do nhà nước quy định được tính toán dựa trên việc đảm bảo bù đắp các chi phí sản xuất, truyền tải, khấu hao thiết bị máy móc…có tham khảo ý kiến của các điện lực thành viên.
Khách hàng tiêu dùng điện năng trước, thanh toán tiền mua điện sau. Do đó khoảng cách về mặt thời gian giữa việc tiêu dùng điện và việc trả tiền điện dẫn đến hiện tượng không chịu trả tiền gây khó khăn cho công tác thu tiền điện.
Công tác kinh doanh điện năng là một trong những khâu hết sức quan trọng của ngành điện, góp phần lớn vào việc đảm bảo cho lợi ích của ngành điện. Chính vì vậy mà nhà nước cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh điện năng, tiết kiệm được tổn thất điện năng không đáng có.
Quá trình kinh doanh điện năng phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng dùng điện là cung ứng đầy đủ, liên tục, an toàn, đảm bảo chất lượng điện năng.
Quy trình ký kết và quản lý hợp đồng mua bán điện Quy trình quản lý hệ thống đo đếm điện năng
Quy trình ghi chỉ số công tơ Quy trình lập hóa đơn tiền điện Quy trình thu và theo dõi nợ tiền điện Quy trình giao tiếp với khách hàng sử dụng điện
Quy trình lập báo cáo kinh doanh điện năng Quy trình cấp điện
1.4.2.Quy trình kinh doanh điện năng
Công tác kinh doanh điện năng là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng. Các quy trình này được tổ chức thực hiện thống nhất trong Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, nhằm đáp ứng đầy đủ, an toàn và tin cậy nhu cầu sử dụng điện của khách hàng và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Quy trình kinh doanh điện năng được thực hiện theo trình tự sau:
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình kinh doanh điện năng
Quy trình cấp điện
- Quy trình này quy định việc giải quyết các thủ tục cấp điện cho khách hàng mua điện trực tiếp với các đơn vị Điện lực, bao gồm: Cấp điện mới, tách hộ sử dụng điện chung và thay đổi công suất đã đăng ký sử dụng
Quy trình ký kết và quản lý hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ)
- HĐMBĐ được thiết lập trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật về hợp đồng và các nội dung mà hai Bên mua, bán điện thỏa thuận và cam kết thực hiện.
- HĐMBĐ đuợc hai Bên mua, bán điện thỏa thuận ký kết, là văn bản pháp lý xác định rõ quyền hạn, nghĩa vụ và mối quan hệ giữa Bên bán và Bên mua điện trong quá trình thực hiện các điều khoản về mua điện, bán điên theo quy định của pháp luật.
- HĐMBĐ là hợp đồng có thời hạn, gồm 2 loại:
+ Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt: Là hợp đồng bán lẻ điện áp dụng cho việc mua bán điện với mục đích chính dùng cho sinh hoạt.
+ Hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt: Là hợp đồng áp dụng cho việc mua bán điện theo mục đích: Sản xuất; kinh doanh dịch vụ; cơ quan hành chính sự nghiệp; bán buôn điện nông thôn…
Quy trình quản lý hệ thống đo đếm điện năng
- Quy trình này áp dụng cho việc quản lý hoạt động của các hệ thống đo đếm điện năng mua bán giữa khách hàng ký kết HĐMBĐ trực tiếp với các đơn vị.
- Hệ thống đo đếm điện năng,bao gồm: Công tơ điện, máy biến dòng điện đo lường (TI), máy biến áp đo lường (TU), mạch đo và các thiết bị đo điện, phụ kiện phục vụ mua bán điện
- Thiết kế, lắp đặt và treo tháo hệ thống đo đếm điện năng.
+ Việc thiết kế và thi công lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn điện và quản lý kinh doanh, khi hoàn thành công tác nghiệm thu phải kẹp chì niêm phong ngay hộp đấu dây và hộp bảo vệ công tơ.
+ Công tơ được lắp đặt trong khu vực quản lý của hai bên mua điện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa đơn vị với khách hàng. Vị trí lắp đặt và việc lắp đặt công tơ phải đảm bảo an toàn, mỹ quan, thuận lợi cho bên mua điện kiểm tra chỉ số công tơ và bên bán điện ghi chỉ số công tơ.
+ Việc thi công lắp đặt hệ thống đo đếm phảo đảm bảo đi dây gọn, đẹp. Bên ngoài hộp công tơ phải ghi tên hoặc mã số khách hàng bằng cách dán đề can hoặc phun sơn đảm bảo mỹ quan.
+ Khi treo, tháo các thiết bị đo đếm điện điện năng (công tơ, TU,TI) phải có phiếu treo tháo do lãnh đạo đơn vị ký giao nhiệm vụ, lập biên bản treo tháo có sự chứng kiến và ký xác nhận của khách hàng.
+ Truớc khi treo hoặc tháo các thiết bị đo đếm điện năng, người được giao nhiệm vụ phải: Kiểm tra sự toàn vẹn của hệ thống đo đếm điện năng, chì niêm, niêm phong. Kiểm tra tình trạng họat động của công tơ, ghi chỉ số công tơ tại thời điểm treo hoặc tháo, hệ số nhân… Kết quả kiểm tra phải được ghi đầy đủ vào Biên bản treo tháo thiết bị đo đếm điện năng.
Quy trình ghi chỉ số công tơ Mục đích việc GCS.
- Là cơ sở để tính toán điện năng giao nhận, mua bán được xác định thông qua chỉ số công tơ điện năng tác dụng(kWh), công tơ điện năng phản kháng (kVarh), công tơ điện tử đa chứ năng.
- Căn cứ kết quả GCS để:
+ Lập hóa đơn tiền điện
+ Tổng hợp sản lượng điện giao nhận; sản luợng điện thương phẩm và sản lượng điện của các thành phần phụ tải; sản lượng điện của các thành phần phụ tải; sản lượng điện dùng để truyền tải và phân phối
+ Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và toàn ngành; tính toán tỷ lệ tổn thất điện năng trong truyền tải, phân phối điện; quản lý và dự báo nhu cầu phụ tải.
Quy trình lập hóa đơn tiền điện
Hóa đơn tiền điện năng tác dụng và hóa đơn mua công suất phản kháng (gọi chung là hóa đơn tiền điện) là chứng từ pháp lý để bên mua điện thanh toán tiền mua điện năng tác dụng và tiền mua công suất phản kháng với bên bán điện, là cơ sở để bên bán điện nộp thuế đối với Nhà nước.
Việc lập hóa đơn tiền điện phải căn cứ vào:
- Hợp đồng mua bán điện
- Biên bản treo tháo các thiết bị đo đếm điện (công tơ, TU, TI,…) hoặc biên bản nghiệm thu hệ thống đo điếm điện năng.
- Số GCS hoặc file dữ liệu GCS công tơ.
- Biểu giá bán điện, biểu thuế suất giá trị gia tăng và các thông tư hướng dẫn của Nhà nước.
- Hóa đơn tiền điện được tính toán theo chương trình CMIS và in trên máy tính theo mẫu thống nhất trong toàn tập đoàn đựơc Bộ Tài chính phê duyệt
Quy trình thu và theo dõi nợ tiền điện
Công tác thu và theo dõi nợ các khoản tiền bao gồm: Tiền điện năng tác dụng, tiền công suất phản kháng, tiền thuế GTGT; tiền lãi do chậm trả hoặc do thu thừa tiền điện, bồi thường thiệt hại, tiền phạt do vi phạm HĐMBĐ, được gọi chung là công tác thu và theo dõi nợ tiền điện.
Quy trình giao tiếp với khách hàng sử dụng điện
- Tiếp nhận, trả lời các yêu cầu của khách hàng liên quan đến việc mua, bán điện, thương thảo, ký hợp đồng và các dịch vụ điện khác.
- Khảo sát, lắp đặt, treo tháo, nghiệm thu hệ thống đo đếm điện;
- Quản lý hệ thống đo đếm điện, ghi chỉ số, phúc tra chỉ số công tơ;
- Thu tiền điện, xử lý nợ tiền điện, thu chi phí ngừng và cấp điện trở lại, các khoản tiền liên quan đến dịch vụ điện khác theo quy định;
- Kiểm tra sử dụng điện, xử lý vi phạm sử dụng điện, xử lý vi phạm HĐMBĐ;
- Sửa chữa, thao tác đóng cắt điện;
- Khảo sát, lắp đặt, nghiệm thu công trình đường dây và trạm biến áp;
Quy trình lập báo cáo kinh doanh điện năng
Báo cáo kinh doanh điện năng là văn bản thể hiện kết quả kinh doanh điện năng của các CTĐL. Trên cơ sở đó phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và các chỉ tiêu kinh doanh điện năng, kịp thời đề ra các biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý