CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI ĐIỆN LỰC HƯƠNG KHÊ
2.1. Khái quát về Điện Lực Hương Khê
2.2.1 Phân tích các yếu tố đầu vào
Việc sử dụng hiệu quả yếu tố đầu vào phụ thuộc nhiều vào hiệu quả lao động, đó cũng là yếu tố quyết định đối với quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Việc sử dụng tốt lao động và các yếu tố đầu vào được biểu hiện trên các mặt: Số lao động, thời gian lao động cũng như hiệu quả công việc. Tận dụng hết khả năng lao động và các yếu tố đầu vào là một yếu tố hết sức quan trọng làm tăng sản lượng điện năng thương phẩm, giảm tổn thất điện năng, hạ chi phí, tăng lợi nhuận cho đơn vị.
Xã hội ngày càng phát triển, khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại đòi hỏi người kỹ sư cũng phải nắm bắt thật tốt những kiến thức cơ bản để đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người. Vì thế cán bộ công nhân viên Điện lực Hương Khê cũng được đào tạo tập huấn, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục với chất lượng ngày càng cao, phục vụ cho mục đích sinh hoạt và sản xuất của người dân trên địa bàn huyện Hương Khê.
Phân tích chỉ tiêu cơ cấu lao động theo bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu cán bộ công nhân viên giai đoạn 2013 – 2015 (đv: người)
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
So sánh ( )
2014/2013 2015/2014
Trên đại học 7 10 9 3 -1
Đại học 98 101 122 3 21
Cao đẳng trung cấp 23 43 48 20 5
Công nhân kỹ thuật 78 96 85 18 -11
Tổng 206 250 264 44 14
(nguồn: Phòng kinh doanh –Điện lực Hương Khê) Qua bảng trên ta nhận thấy số lượng nhân viên Điện lực Hương Khê tăng dần qua các năm: Năm 2014 tăng hơn 40 nhân viên so với năm 2013, năm 2015 mức tăng ít hơn là 14 nhân viên. Trong đó năm 2014 tăng ở tất cả các chỉ tiêu, nhưng chủ yếu là ở trình độ cao đẳng trung cấp (20 nhân viên) và công nhân kỹ thuật (18 nhân viên). Năm 2014 trình độ cán bộ công nhân viên tăng đều mọi mặt, được đào tạo kỹ thuật chuyên môn đủ sức tiếp cận với khoa học tiên tiến, đồng thời đảm nhận tốt vai trò được giao. Năm 2015 tăng chủ yếu ở trình độ đại học (hơn 20 người) còn các trình độ khác có thay đổi nhưng không đáng kể. Đây là năm có sự chuyển dịch cơ cấu rõ rệt nhất. Số lượng nhân viên tăng không nhiều nhưng có sự thay đổi giữa các trình độ, phù hợp với tiêu chí nâng cao tăng nghề nghiệp vụ.
Bởi vì việc quản lý tổ chức hoạt động kinh doanh, quản lý khách hàng càng cao, càng khoa học và chặt chẽ thì càng nâng cao được khả năng phát hiện được những trục trặc và bất thường trong quá trình kinh doanh bán điện như: Công tơ hỏng, chết, cháy, công tơ chạy không chính xác, khách hàng gian lận, vi phạm quy chế sử dụng điện, … Do đó tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng có ảnh hưởng quan trọng đến tổn thất điện năng – yếu tố quan trọng đến việc kinh doanh điện năng; nhân viên càng ngày càng chú trọng nâng cao ý thức làm việc của bản thân, không để có những sai sót đáng tiếc khi làm việc.
Biểu đồ phân tích:
Hình 2.2. Đồ thị cơ cấu cán bộ công nhân viên Điện lực Hương Khê giai đoạn 2013 – 2015
Từ bảng cơ cấu cán bộ công nhân viên của đơn vị ta thấy trình độ cán bộ công nhân viên trong toàn đơn vị không thay đổi nhiều. Năm 2013 trình độ trên đại học có tăng lên 4%, nhưng trình độ đại học lại giảm từ 47,6% xuống còn 40,4%, điều đó chứng tỏ rằng cơ cấu cán bộ đã được chuyển dịch, cơ quan đã quan tâm tới việc nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng chuyên ngành cho nhân viên cơ quan. Đến năm 2014 trình độ đại học lại tăng lên từ 40,4% đến 46,2% tuy nhiên công nhân kỹ thuật lại giảm từ 38,4% xuống 32,2%.
Từ tất cả sự thay đổi trên ta có thể nhận xét rằng: Cơ cấu lao động của Điện lực Hương Khê đang có sự chuyển biến tích cực, nhân viên ngày càng nâng cao ý thức học hỏi, nâng cao kỹ năng tay nghề bởi vì năng suất lao động và hiệu quả hoạt động của nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đối với cơ quan. Bên cạnh đó do tính chất nguy hiểm cao độ của công việc nên người lao động luôn luôn được đào tạo đầy đủ về quy trình quy phạm an toàn trong lao động, tính tập thể được đề cao.
Năng suất lao động
Bảng 2.2. Tỷ lệ điện thương phẩm bình quân trên một CBCNV giai đoạn 2014- 2015
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2015 - 2014 Tuyệt đối ( Tương đối (%) Điện năng thương phẩm
(triệu kWh)
746,294 837,887 +91,59 12,27
Số CBCNV 250 264 +14 5,6
Điện năng thương phẩm bình quân theo đầu người
(triệu kWh)
2,99 3,17 +0,18 6,02
(nguồn: Phòng kinh doanh – Điện lực Hương Khê)
Nhìn vào bảng trên ta thấy điện năng thương phẩm tăng 91,59 triệu kWh từ năm 2014 đến 2015 (tăng 12,27%). Điều này cho thấy nền kinh tế đang phát triển ở huyện Hương Khê.
- Số trạm biến áp bình quân theo đầu người
Tính đến đầu năm 2016 thì Điện lực Hương Khê đang quản lý 932 trạm biến áp. Sau đây là tỷ lệ trạm biến áp trên đầu người tại đơn vị trong 2 năm 2014 và 2015.
Bảng 2.3. Tỷ lệ trạm biến áp bình quân trên một CBCNV giai đoạn 2014 – 2015 Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2015 - 2014
Tuyệt đối ( Tương đối (%)
Số trạm biến áp 782 932 +150 19,18
Số CBCNV 250 264 +14 5,6
Số trạm biến áp bình quân theo đầu người
3,128 3,53 +0,402 12,85
(nguồn: Phòng kinh doanh – Điện lực Hương Khê) Qua bảng trên ta có thể thấy rằng số trạm biến áp năm 2015 tăng gần 20% so với năm 2014 do dân số phát triển mạnh trong năm vừa qua. Số trạm biến áp tăng, công nhân tăng kéo theo số trạm biến áp bình quân cũng tăng theo (từ 3,128 lên 3,53). Nguyên nhân của sự tăng mạnh này là do năm 2015 lượng điện tiêu thụ quá lớn dẫn đến sự quá tải của nhiều trạm biến áp, vì thế cơ quan đã có kế hoạch thay thế trạm nhằm giảm tải, tránh thất thoát điện năng qua đường dây, tăng độ an toàn lưới điện.
Số trạm biến áp bình quân theo đầu người tăng nhanh cũng là nguyên nhân gây nên áp lực cho cán bộ công nhân, mặt khác, tăng số trạm biến áp cũng có thể là tăng tỷ lệ tổn thất điện năng qua trạm làm tăng tổn thất thương mại cho Điện lực.
- Số km đường dây bình quân theo đầu người
Theo thống kê của Điện lực Hương Khê ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.4. Số km bình quân trên đầu người giai đoạn 2014 – 2015
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 So sánh
tương đối ( )
So sánh tuyệt đối
(%)
Số km đường dây 248,68 246,73 -1,85 -0,74
Số CBCNV 250 264 14 5,6
Số km đường dây bình quân theo đầu người
0,99 0,93 -0,06 6,06
(nguồn: Phòng kinh doanh – Điện lực Hương Khê) Qua bảng trên ta có thể thấy rằng năm 2015 số km đường dây có tụt giảm so với năm trước từ 248,68 xuống còn 246,73 (giảm khoảng 0,8%). Cũng trong khoảng thời gian này số cán bộ công nhân viên có tăng thêm 14 người, mặc dù vậy số km đường dây bình quân theo đầu người vẫn giảm từ 0,99 xuống 0,93.
Nguyên nhân ở đây là do công tác nâng cấp và thay thế đường dây, Điện lực đã thay thế những đường dây nguy hiểm, thiếu an toàn, do đó đã giảm thiểu được lượng dây không cần thiết, làm mất mỹ quan, cảnh quan đô thị. Số cán bộ công nhân viên có tăng lên nhưng không đáng kể do đó số km đường dây bình quân đầu người vẫn giảm. Giảm số km đường dây bình quân theo đầu người còn làm giảm áp lực công việc cho nhân viên, công việc quản lý cũng trở nên dễ dàng hơn.
2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu
2.2.1.1. Điện năng thương phẩm
Bảng 2.5. Điện năng thương phẩm giai đoạn 2013 – 2015 Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Điện năng thương phẩm(triệu kWh)
685,294 746,246 837,887 Vượt chỉ tiêu so với năm trước (%)
10,89 11,22
(nguồn: Phòng kinh doanh – Điện lực Hương Khê) Qua bảng trên ta thấy sản lượng điện thương phẩm tăng đều qua các năm (khoảng 11%). Mức điện thương phẩm thực hiện ở các năm sau luôn cao hơn so với năm trước do huyện Hương Khê là một huyện “trẻ”, dân số đông thêm vào đó là thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, máy móc hóa các dây chuyền sản xuất nên sử dụng lượng điện lớn cũng là điều tất yếu. Điều này cũng làm tăng đáng kể lượng điện năng tiêu thụ.
Điện năng thương phẩm tăng có thể do nhiều nguyên nhân như: Tăng trưởng kinh tế xã hội của vùng, tính an toàn và cung ứng điện trong quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện (bao gồm cả khả năng cung ứng của toàn hệ thống điện nói chung và lưới điện Hương Khê nói riêng), tác động của chính sách tiết kiệm điện, tình hình thời tiết, thiết bị sử dụng điện cũ kỹ lạc hậu gây tổn thất điện năng quá lớn…
Trong đó, để xác định nguyên nhân làm tăng điện năng thương phẩm thì ta sẽ xét đến sự thay đổi về tiêu thụ điện năng của các thành phần kinh tế như trong bảng dưới đây:
Bảng 2.6. Thành phần điện thương phẩm giai đoạn 2013 – 2015
Năm
Cơ cấu thành phần điện năng thương phẩm (triệu kWh)
Công nghiệp, xây
dựng
Thương mại, khách sạn, nhà
hàng
Sinh hoạt, tiêu dùng
Hoạt động khác
2013 100,36 103,81 434,254 46,87
2014 120,67 133,73 440,976 50,87
2015 66,58 85 611,337 74,97
Tốc độ tăng trưởng 2014- 2013 (%)
20,24 28,82 2 8,5
Tốc độ tăng trưởng 2015 -2014 (%)
-44,82 -36,44 38,63 47,38
(nguồn: Phòng kinh doanh – Điện lực Hương Khê)
Nhìn bảng trên ta thấy rằng trong 4 ngành tiêu thụ điện năng tại Điện lực Hương Khê thì sinh hoạt tiêu dùng tiêu thụ điện năng nhiều nhất và tăng đều qua các năm, các hoạt động khác nhìn chung thì tiêu thụ ít điện năng nhất. Năm 2014 điện tiêu thụ của tất cả các ngành đều tăng, nhiều nhất là thương mại khách sạn nhà hàng (gần 30%) và ít nhất là sinh hoạt tiêu dùng (2%). Năm 2015 ngành công nghiệp xây dựng có tốc độ giảm điện năng thương phẩm lớn nhất (gần 45%) còn các hoạt động khác có tốc độ tăng điện năng thương phẩm nhiều nhất (gần 50%).
Biểu đồ phân tích:
Hình 2.3. Đồ thị cơ cấu điện thương phẩm giai đoạn 2013 – 2015
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy rõ sự chuyển dịch cơ cấu. Xét năm 2013 và năm 2015: Công nghiệp xây dựng giảm gần một nửa (7%), thương mại khách sạn giảm 5%, trong khi đó sinh hoạt tiêu dùng tăng gần 10% và hoạt động khác tăng 9%. Rõ ràng ở đây có sự chuyển dịch cơ cấu điện thương phẩm từ công nghiệp xây dựng sang sinh hoạt tiêu dùng.
Ngành sinh hoạt tiêu dùng: Năm 2015 tăng gần 10% so với năm 2013, có được tỷ lệ tăng này là do huyện Hương Khê có dân số đông, tập trung nhiều hộ dân có mức thu nhập cao, các doanh nghiệp nên nhu cầu sử dụng điện cũng ngày càng tăng. Thêm vào đó, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, người dân trên địa bàn cũng tự sắm sửa những thiết bị gia đình như tủ lạnh, điều hòa, bình nước nóng... mà những thiết bị này lại tiêu thụ nhiều điện năng nên cũng đẩy mức tiêu thụ điện năng của phụ tải sinh hoạt tiêu dùng lên cao theo từng năm.
Ngành thương mại khách sạn và công nghiệp xây dựng: Năm 2015 đều giảm 8% so với năm 2014 điều đó cho thấy rằng năm 2015 là một năm khá khó khăn với cả hai ngành này. Lượng điện tiêu thụ đều giảm mạnh, hay nghĩ tích cực hơn có thể nhận thấy rằng các chủ đầu tư xây dựng đã bắt đầu thực hiện tiết kiệm năng lượng, giảm tổn thất điện năng, sử dụng các thiết bị thiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng và vận hành vì thế lượng điện
sử dụng đã giảm đi đáng kể. Trong đó năm 2014 đã có nhiều công trình được hoàn thành và năm 2015 không có nhiều dự án mới.
2.2.1.2. Doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Doanh thu tiền điện của Điện lực Hương Khê được thống kê trong bảng:
Bảng 2.7. Doanh thu tiền điện giai đoạn 2013 – 2015
(đv: triệu đồng) Thành phần phụ tải Năm 2013
(1)
Năm 2014 (2)
Năm 2015 (3)
So sánh ( )
(2) / (1) (3) /(2) Công nghiệp xây dựng 170635 229388 100160 0,34 -0,56
Thương mại khách sạn 168651 258822 204842 0,53 -0,2
Sinh hoạt tiêu dùng 846904 1106744 1231985 0,31 0,11
Hoạt động khác 72660 73791 118860 0,02 0,61
Tổng doanh thu 1258850 1668745 1655845 0,33 -0,008
(nguồn: Phòng kinh doanh – Điện lực Hương Khê) Doanh thu có tăng mạnh từ năm 2013 đến năm 2014 và giảm nhẹ năm 2015. Công nghiệp xây dựng năm 2014 tăng khoảng 34% và giảm hơn một nửa năm 2015. Thương mại khách sạn tăng hơn 50% năm 2013 và giảm khoảng 20% năm 2015. Sinh hoạt tiêu dùng tăng 30% năm 2014 và tăng tiếp 10% năm 2015. Các hoạt động khác từ năm 2012 đến năm 2015 tăng hơn 60%. Nhìn chung doanh thu tiền điện năm 2014 tăng mạnh so với năm 2013 (khoảng 30%). Nguyên nhân là do:
- Hoàn thành tốt trong khâu thu tiền điện, áp giá đúng với các khách hàng sử dụng điện.
- Tăng sản lượng điện năng thương phẩm, nhu cầu sử dụng điện của người dân cao, sử dụng nhiều thiết bị điện phục vụ đời sống hàng ngày.
- Giá bán điện bình quân tăng, một phần là do tăng theo giá bán điện bình quân của nhà nước, một phần là do sự phát triển của kinh tế xã hội kéo theo giá bán tăng.
Tuy nhiên đến năm 2015 thì doanh thu có vẻ giảm xuống, nguyên nhân là do:
- Hiện tượng chồng chéo giữa các khâu quản lý, còn xảy ra nhiều hiện tượng trộm cắp điện tinh vi.
- Trong quan hệ với khách hàng, chính sách áp giá chưa thực sự hiệu quả ngay cả trong hợp đồng bán điện và khi khách hàng thay đổi loại hình kinh doanh, thay đổi loại hình sở hữu.
2.2.1.3. Giá bán điện bình quân
Giá bán bình quân của Điện lực Hương Khê còn được tính toán cho từng lĩnh vực sử dụng, được trình bày tại bảng :
Bảng 2.8. Giá bán điện bình quân theo ngành giai đoạn 2013 – 2015 (đv: đ/kWh)
Thành phần công
nghiệp xây dựng
Thương mại Khách sạn
Sinh hoạt Tiêu dùng
Hoạt động khác
Bình quân
Năm 2013 1700,23 1624,61 1950,25 1550,25 1836,95 Năm 2014 1900,95 1935,41 2509,76 1450,58 2236,19
Giá bán của nhà nước 1508,85
Năm 2015 1504,35 2409,9 2015,23 1585,43 1976,22
Giá bán của nhà nước 1508,85
So sánh (±)
2014-2013 200,72 310,8 559,51 -99,67 399,24
2015-2014 -396,6 474,49 -494,53 134,85 -259,97 (nguồn: Phòng kinh doanh – Điện lực Hương Khê) Năm 2014 giá bán điện bình quân của công nghiệp xây dựng tăng hơn 200đ so với năm 2013, thương mại khách sạn tăng hơn 300đ, sinh hoạt tiêu dùng tăng gần 560đ, duy chỉ có hoạt động khác là giảm gần 100đ. Nhìn chung năm 2014 giá bán điện theo ngành tăng. Để làm được điều đó Điện lực đã áp giá đúng theo đối tượng sử dụng điện, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng điện của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng lớn, tiêu thụ điện nhiều. Tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đo đếm điện năng, giảm thiểu tình trạng ăn cắp điện....
Năm 2015 giá bán điện bình quân giảm hơn 200đ so với năm 2014, thương mại khách sạn tăng gần 480đ, sinh hoạt tiêu dùng giảm gần 500đ, hoạt động khác tăng hơn 100đ.
Nhìn chung giá bán điện bình quân vẫn giảm khoảng 250đ so với năm trước.
Giá bán điện do nhà nước quy định trong năm 2014 và năm 2015 không thay đổi. Tuy nhiên giá điện bình quân của các hoạt động khác năm 2014 và của công nghiệp xây dựng năm 2015 giảm mạnh, thấp hơn cả giá bán nhà nước quy định.
Nguyên nhân là do xảy ra nhiều trường hợp ăn cắp điện tinh vi, ví dụ như trường hợp gắn thêm bộ xung điện có kích thước bằng hộp diêm, chỉ cần gắn thiết bị này vào bất cứ ổ điện nào trong nhà thì công tơ sẽ ngừng hoạt động, rút ra thì công tơ sẽ hoạt động bình thường.... Do đó, Điện lực cần kiểm tra sát sao hơn nữa tới những hệ thống đo đếm điện năng, việc áp giá điện với khách hàng để giảm thiểu các trường hợp ăn cắp điện, làm hư hại lưới điện, hệ thống đo đếm điện để thu lợi cho bản thân.
Việc thay đổi giá bán điện bình quân tại điện lực phụ thuộc vào cơ cấu thành phần tiêu thụ điện và sự điều chỉnh giá bán điện tại mỗi thành phần tiêu thụ điện của Bộ Công Thương. Để làm rõ luận điểm này ta sẽ sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này.
* Bước 1: Xác định công thức:
Trong đó:
- Ai : là điện năng thương phẩm khối i.
- Pi: là giá bán điện bình quân khối i.
- : là tỉ trọng điện năng thương phẩm của khối i.
- i: là thứ tự các khối từ 1 đến 4 lần lượt là: Công nghiệp xây dựng, Thương mại khách sạn, Sinh hoạt tiêu dùng, Hoạt động khác
* Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích:
Gọị Ai0, Ai1 lần lượt là sản lượng điện thương phẩm các khối trong năm 2014 và 2015.
Gọi Pi0, Pi1 là giá bán điện bình quân mỗi khối trong năm 2014 và 2015.
Gọị g0, g1 là giá bán điện bình quân 2014 và 2015.
Gọi ∆H1, ∆H2 lần lượt là mức độ ảnh hưởng của nhân tố Pi và .
∆g là đối tượng cần phân tích.
* Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
• Tính mức ảnh hưởng của các nhân tố (Các phép tính toán được thể hiện trong bảng 11):
- Thay thế bước 1(cho nhân tốPi).