CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
3.1 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.2.1 Giải pháp nâng cao điện năng thương phẩm
Yếu tố chính quyết định thành công của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện năng chính là điện năng thương phẩm. Sản lượng điện năng thương phẩm của Điện lực Hương Khê nhìn chung tăng dần qua các năm. Để duy trì và hoàn thành tốt hơn nữa, ta có một số giải pháp khắc phục các hạn chế như sau:
- Nguyên nhân: Do sửa chữa, do sự cố lưới điện, thời gian cắt điện quá lớn dẫn đến tình trạng khi cần sử dụng thì lại không có điện.
Giải pháp: Đảm bảo thời gian cấp điện cao nhất trong kỳ kế hoạch. Bằng cách giảm thấp nhất thời gian và số lần cắt điện. Thời gian sửa chữa lưới điện cần rút ngắn bằng cách khảo sát kỹ hiện trường, dự kiến các tình huống phát sinh để chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện phù hợp; kiên quyết không cắt điện hoặc cho phép kéo dài thời gian cắt điện do chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện thi công không chu đáo. Điện lực cần nâng cao chất lượng kiểm tra định kỳ lưới điện để phát hiện và sửa chữa kịp thời các khiếm khuyết của lưới điện, nắm vững tình trạng và khả năng vận hành của thiết bị, hạn chế sự cố đột xuất. Các sự cố phải được điều tra tìm nguyên nhân một cách chính xác và có biện pháp ngăn ngừa sự cố tái diễn. Công tác tăng cường kiểm tra hành lang lưới điện cần được tiến hành thường xuyên, giám sát chặt chẽ các vị trí vi phạm hành lang chưa giải quyết được, phát hiện cây cối có khả năng vi phạm hành lang và phát quang sớm, không cần phải cắt điện, không để tình trạng cây gần chạm vào đường dây mới cắt điện để chặt cây. Tình trạng các thiết bị bảo vệ làm việc sai, không chọn lọc, gây mất điện trên diện rộng cũng cần được ngăn ngừa, các sự cố cần được khôi phục để cấp điện lại nhanh nhất. Quy trình xử lý sự cố, bố trí lại các thiết bị phân đoạn nên tiến hành hợp lý, có thể lắp đặt thêm các thiết bị chỉ thị sự cố; tập huấn nâng cao nghiệp vụ và kinh nghiệm xử lý sự cố cho công nhân, tổ chức diễn tập xử lý sự cố định kỳ; cần tổ chức nhiều hội thảo rút kinh nghiệm về công tác giảm suất sự cố và kinh nghiệm xử lý sự cố.
- Nguyên nhân: Cung cấp chất lượng điện năng kém làm hạn chế nhu cầu tiêu thụ điện, các thiết bị có công suất sử dụng điện lớn.
Giải pháp: Cải tạo và phát triển lưới điện để nâng cao chất lượng điện năng và khả năng cung cấp điện. Đầu tư lưới điện hợp lý để nâng cao chất lượng điện năng và mở rộng phạm vi cấp điện là một giải pháp hiệu quả để tăng điện thương phẩm.Cải tiến thủ tục cấp điện để nhanh chóng đưa các phụ tải mới vào sử dụng.
Rút ngắn thời gian lắp đặt công tơ và nghiệm thu đóng điện các trạm biến áp mới cần được thực hiện bằng cách sắp xếp lại nhân lực của các bộ phận, ban hành quy định trách nhiệm cho từng cá nhân cụ thể, thời hạn giải quyết công việc, giao trách nhiệm kiểm tra giám sát và giải quyết vướng mắc cho các cán bộ quản lý.
- Nguyên nhân: Xuất hiện nhiều thiết bị hỗ trợ trên thị trường, làm sai lệch hệ thống đo đếm điện, làm cho việc kiểm tra vi phạm sử dụng điện gặp nhiều khó khăn.
Giải pháp: Kiểm tra sử dụng điện để phát hiện sai sót trong hệ thống đo đếm điện và truy thu lượng điện thương phẩm bị mất cắp: Theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ, từ ngày 01/7/2011 giá điện sẽ được điều chỉnh thường xuyên theo cơ chế thị trường, dự báo sẽ làm cho tình hình vi phạm sử dụng điện ngày càng phức tạp.Mặt khác trên thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều thiết bị hỗ trợ làm sai lệch hệ thống đo đếm điện, làm cho việc kiểm tra vi phạm sử dụng điện gặp nhiều khó khăn. Do vậy tăng cường công tác quản lý hệ thống đo đếm và chống lấy cắp điện cũng là một biện pháp hữu hiệu để tăng điện năng thương phẩm. Để thực hiện công tác này có hiệu quả cần phải giám sát chặt chẽ tỷ lệ tổn thất điện năng và sản lượng của từng tuyến, từng trạm biến áp, trên cơ sở đó, thường xuyên phân tích, đối chiếu, so sánh với các số liệu cùng kỳ và các tháng lân cận để khoanh vùng khu vực có khả năng xảy ra mất cắp điện hoặc hư hỏng hệ thống đo đếm, từ đó lập kế hoạch kiểm tra có trọng điểm để đạt hiệu quả cao.
3.2.2Giải pháp giảm thiểu tổn thất điện năng
Tỷ lệ tổn thất điện năng của Điện lực Hương Khê luôn hoàn thành tốt hơn so với mục tiêu đề ra, tỷ lệ tổn thất điện năng năm sau luôn thấp hơn năm trước. Năm 2014 tỷ lệ tổn thất giảm 1,56% so với năm 2013, năm 2015 giảm 0,2 % so với
năm 2014. Để thực hiện tốt hơn nữa trong công tác giảm thiểu tổn thất điện năng, công ty phải đặt ra nhiều chỉ tiêu liên quan công tác đảm bảo an toàn đường dây.
Giải pháp làm giảm tổn thất thương mại:
- Nguyên nhân: Máy biến áp vận hành quá tải hoặc non tải do thay đổi thời tiết theo mùa vụ.
Giải pháp:Thực hiện vận hành kinh tế máy biến áp. Đối với khách hàng có trạm biến áp chuyên dùng mà tính chất của phụ tải hoạt động theo mùa vụ, đơn vị kinh doanh bán điện phải vận động, thuyết phục khách hàng lắp đặt thêm máy biến áp có công suất nhỏ riêng phù hợp phục vụ cho nhu cầu này hoặc cấp bằng nguồn điện hạ thế khu vực nếu có điều kiện để tách máy biến áp chính ra khỏi vận hành.
- Nguyên nhân: Sử dụng các thiết bị quá lâu đời dẫn tới tình trạng vận hành kém, gây nhiều tổn thất ngoài ý muốn.
Giải pháp: Từng bước thay thế thiết bị mới có hiệu suất cao, tổn thất thấp. Loại dần các thiết bị không tin cậy, hiệu suất kém, tổn thất cao.
- Nguyên nhân: Chế độ quản lý, kiểm tra các thiết bị đo đếm sử dụng điện còn chưa hiệu quả.
Giải pháp: Ứng dụng phần mềm báo cáo độ tin cậy lưới điện (OMS) để quản lý sự cố. Quản lý sự cố để tăng độ tin cậy cung cấp điện có liên quan mật thiết đến tổn thất. Khi sự cố xảy ra, dòng ngắn mạch xung lên lưới làm mất cân bằng hệ thống, gây tăng tổn thất.
- Nguyên nhân: Công tơ sử dụng quá thời gian quy định gây hiện tượng sai số khi đo đếm điện.
Giải pháp: Đẩy mạnh công tác thay định kỳ công tơ theo đúng thời gian quy định, đặc biệt là công tơ 3 pha và các khách hàng sử dụng điện lớn, kết hợp với việc củng cố hòm hộp đảm bảo yêu cầu bán điện.
- Nguyên nhân: Hiện tượng thông đồng với khách hàng sử dụng điện, lấy cắp điện, sử dụng sai mục đích.
Giải pháp: Xây dựng và thực hiện nghiêm quy định quản lý kìm, chì niêm phong công tơ, TU, TI, hộp bảo vệ hệ thống đo đếm, xây dựng quy định kiểm tra, xác minh đối với các trường hợp công tơ cháy, mất cắp, hư hỏng… nhằm ngăn ngừa hiện tượng thông đồng với khách hàng vi phạm sử dụng điện. Tăng cường phúc tra
ghi chỉ số công tơ để đảm bảo việc ghi chỉ số đúng quy định của quy trình kinh doanh.
Giải pháp làm giảm tổn thất kỹ thuật:
- Nguyên nhân: Hiện tượng quá tải đường dây, máy biến áp trên lưới điện, máy biến áp thường xuyên mang tải nặng hoặc quá tải, máy biến áp có tỷ lệ tổn thất cao hoặc vật liệu lõi từ không tốt dẫn đến sau một thời gian tổn thất tăng lên.
Giải pháp: Không để quá tải đường dây, máy biến áp, thường xuyên theo dõi các thông số vận hành lưới điện, tình hình tăng trưởng phụ tải để có kế hoạch vận hành, cải tạo lưới điện, hoán chuyển máy biến áp đầy, non tải một cách hợp lý, không để quá tải đường dây, quá tải máy biến áp trên lưới điện. Thường xuyên tính toán kiểm tra đảm bảo phương thức vận hành tối ưu trên lưới điện. Đảm bảo duy trì điện áp trong giới hạn cao cho phép theo quy định hiện hành và khả năng chịu đựng của thiết bị.
- Nguyên nhân: Vận hành không đối xứng liên tục dẫn đến tăng tổn thất trên máy biến áp.
Giải pháp: Không để các máy biến áp phụ tải vận hành tải lệch pha, định kỳ hàng tháng đo dòng tải từng pha IA, IB, IC và dòng dây trung tính I0 để thực hiện cân pha khi I0 lớn hơn 15% trung bình cộng dòng điện các pha.
- Nguyên nhân: Vận hành với hệ thống cosφ thấp do thiếu công suất phản kháng.
Giải pháp: Theo dõi thường xuyên cosφ các nút trên lưới điện, tính toán vị trí và dung lượng lắp đặt tụ bù tối ưu để quyết định lắp đặt, hoán chuyển và vận hành hợp lý các bộ tụ trên lưới nhằm giảm tổn thất điện năng.
- Nguyên nhân: Chưa hoàn thành tốt công việc kiểm tra bảo dưỡng lưới điện, hành lang lưới điện, tiếp địa, mối tiếp xúc cách điện... gây phát nóng làm tăng tổn thất điện năng.
Giải pháp:Kiểm tra, bảo dưỡng lưới điện ở tình trạng vận hành tốt. Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng lưới điện, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành. Hành lang lưới điện, tiếp địa, mối tiếp xúc, cách điện của đường dây, thiết bị…không để các mối nối, tiếp xúc phát nóng dẫn đến tăng tổn thất điện năng.
- Nguyên nhân: Nhiều thành phần sóng hài của các phụ tải công nghiệp tác động vào cuộn dây máy biến áp làm tăng tổn thất.
Giải pháp: Hạn chế các thành phần không cân bằng và sóng hài bậc cao. Thực hiện kiểm tra đối với khách hàng gây méo điện áp trên lưới điện. Trong điều kiện gây ảnh hưởng lớn, yêu cầu khách hàng có giải pháp khắc phục.
Cụ thể trong đồ án tốt nghiệp này, em sẽ xét tổn thất lộ 677E9 thuộc lưới điện trung thế Điện lực Hương Khê quản lý. Đây là lộ đường dây có tổn thất điện áp lớn nhất tại Điện lực Năm 2014 (Phụ lục 1)
3.2.2.1 Thực trạng lưới điện lộ 677E9
Lộ 677E9 thuộc lưới điện trung thế có tổng chiều dài 6,679km, là cáp ngầm 24KV – XLPE/DSTA – M3*240mm2 có dòng vận hành định mức cho phép là 480A.
Cấp điện áp : 6kV
Tổn thất điện năng : 10253kWh Tổn thất công suất : 52,10 kW Tổn thất điện áp : 0,522kV
Lộ đường dây 677E9 gồm 15 trạm biến áp công cộng và 11 trạm biến áp chuyên dùng do khách hàng đầu tư (gọi tên là các trạm F9)
- Tổng số trạm biến áp công cộng (trạm cấp điện cho dân sinh, được xây dựng bằng nguồn vốn của Công ty Điện lực Hà Tĩnh, Điện lực Hương Khê quản lý vận hành) là 15 trạm với tổng công suất là 10810kVA
- Tổng số trạm biến áp chuyên dùng (thường gọi là trạm F9, do khách hàng đầu tư để phục vụ nhu cầu của khách hàng) là 11 trạm với tổng công suất là 4640kVA.
Đối với các F9 thì việc bán điện và thiết bị đo đếm được lắp tại tủ điện tổng của trạm biến áp, ngay sau máy biến áp nên tổn thất phần hạ thế trong quá trình bán xem như bằng không.
Số liệu chi tiết tổn thất tại các trạm biến áp công cộng năm 2014 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1. Tổn thất tại trạm biến áp công cộng
TT Tên trạm Công suất
(kVA) P
(kW) Q
(kVAR) SLTT TT
(%)
1 Trần Phú 1 560 414,12 256,27 91724 6,49
2 Hương Khê 2 630 406,98 253,76 74104 5,42
3 Quận đội Hương Khê 1000 527 328,6 72529 4,53
4 TT Hương Khê 630 358,79 223,71 74890 5,81
5 Hương Liên 1000 603,5 376,3 83043 6,41
6 Trần Phú 6 630 385,56 240,41 90331 6,31
7 Huy Cận 5 630 332,01 207,02 83081 5,94
8 Trần Phú 12 630 401,63 250,43 98492 6,31
9 Huy Cận 3 630 364,14 227,05 134660 6,1
10 Hương Đô 630 637,25 397,34 130958 6,46
11 Hương Đô 2 630 551,57 343,92 81388 5,65
12 Hương Lâm 630 97,75 60,95 74906 6,43
13 Tiểu học Thị Trấn 630 176,8 110,24 60406 5,32
14 Hương Lâm – Hương Liên 630+320 414,12 258,22 46894 5,95
15 Trung học Hương Khê 1000 89,25 55,65 6713 1,76
Tổng cộng: 1204119 5,15
(nguồn: Phòng kỹ thuật – Điện lực Hương Khê) Số liệu chi tiết trạm F9:
Bảng 3.2. Tổn thất tại trạm chuyên dùng
TT Tên trạm Công suất
(kVA)
P (kW)
Q
(kVAR) Ghi chú
1 Khách sạn Đức Tài 560 252,28 157,30
2 Trường dân tộc nội trú 630 289,17 180,31
3 Trung tâm văn hóa 250 44,625 27,825
4 Điện máy Hồng Hải 400 136,00 84,80
5 Ủy ban nhân dân huyện 1000 408,00 254,40 6 Ngân hàng NN Hương Khê 250 142,80 89,040
7 Trường THPT Hương Khê 400 119,00 74,20
8 Trường THCS Hương Khê 250 148,08 87,04
9 Khu tập thể giáo viên trung học 400 218,50 183,30
10 Siêu thị coopmart 250 108,38 67,57
11 Trường tiểu học Thị Trấn 250 150,65 92,17
(nguồn: Phòng kỹ thuật – Điện lực Hương Khê)
3.2.2.2 Đánh giá chỉ tiêu kỹ thuật lộ 677E9 cũ
Lộ 677E9 là lưới điện phân phối nên khi phân tích và tính toán ở chế độ xác lập ta không tính dến sự khác nhau của các điện áp nút khi xác định tổn thất công suất và điện áp trong mạng. Nói cách khác ta thực hiện tính toán điện áp của mạng điện là:
U = Udd = 6kV Tính toán công suất tại lưới điện trung áp Chọn tính mẫu với TBA Trần Phú 1:
Bảng 3.3. Thông số trạm biến áp Trần Phú 1
Sđm(KVA) ktải cosϕ sinϕ ∆Po(kW) ∆PN(kW) Io% UN%
560 0,87 0,85 0,526 1,15 6,04 1,50 4,50
(nguồn: Phòng kỹ thuật – Điện lực Hương Khê) Qua bảng thông số ta có:
Công suất tác dụng:
Ppt = ktải×Sđm×cosϕ = 0,87×560×0,85 = 414,12 (kW) Công suất phản kháng:
Qpt = ktải×Sđm×sinϕ = 0,87×560×0,526 = 256,27 (kVar) Tổn thất công suất phản kháng của MBA khi không tải:
∆Qo =
0%. 1,5.560
8, 40( var)
100 100
I Sdm
= = k
Tổn thất công suất phản kháng của MBA khi ngắn mạch:
∆QN =
%. 4,5.560
25, 20( var)
100 100
N dm
U S
= = k Tổn thất công suất tác dụng của MBA khi mang tải:
∆PB = ∆Po + ∆PN×
2
ktai
= 1,15 + 6,04×0,872 = 5,72(kw) Tổn thất công suất phản kháng của MBA khi mang tải:
∆QB = ∆Qo + ∆QN.×
2
ktai
= 8,40 + 25,2×0,872 = 27,47 (kvar)
→Tổn thất công suất trong MBA:
∆SB = ∆PB + j∆QB = 5,72 + j27,47 (kva).
Thời gian tổn thất công suất cực đại:
τ = (0,124 + 10-4×Tmax)2×8760 = (0,124+10-4×3500)2×8760 = 1968h
TBA
1 2 3
4 6 5
10 9 8
7 A70D5 A70
D4 A70
D3 A95
D1 A95
D2
D10A95 A95
D9 A95
D8
A95D7 A95D6
Z D6
S1
3
2
1
4 5 6
7 8 9 10
Z D2
S D2
S3
S2
S4 S5 S6
'
Z D1
S'D1
S D1
S D2
Z D3
S'D6
S D6
S D3 S'D3 S D4 Z D4 S'D4 S D5 Z D5 S'D5
Z Z ' Z ' Z '
0
→Tổn thất điện năng trong MBA:
∆AB = ∆P0×t + ∆PN×τ×
2
ktai
= 1,15×8760+6,04×1968×0,872 = 19071 (kWh) Tính toán công suất tại lưới điện hạ áp
Chọn tính mẫu TBA Hương Đô:
Sơ đồ lưới điện:
Sơ đồ thay thế:
GVHD: Nguyễn Thị Lê
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung 70
Thực hiện khảo sát và tính toán phụ tải lưới TBA Hương Đô ta có bảng thông số như sau.
Bảng 3.4. Thông số của các nút phụ tải và thông số kỹ thuật TBA VCCG1 Thông số nút phụ tải Thông số đường dây
Nú t
Số ctơ
Tổng công
suất ĐD Loại
dây
l ro x0 R X
P Q km
1 3 5.40 2.62 D1 A95 0,045 0,34 0,303 0,0153 0,0136 2 1 1.80 0.87 D2 A95 0,045 0,34 0,303 0,0153 0,0136 3 5 9.00 4.36 D3 A70 0,040 0,46 0,327 0,0184 0,0131 4 5 9.00 4.36 D4 A70 0,040 0,46 0,327 0,0184 0,0131 5 5 9.00 4.36 D5 A70 0,040 0,46 0,327 0,0184 0,0131 6 5 9.00 4.36 D6 A95 0,030 0,34 0,303 0,0102 0,0091 7 5 9.00 4.36 D7 A95 0,030 0,34 0,303 0,0102 0,0091 8 5 9.00 4.36 D8 A95 0,045 0,34 0,303 0,0153 0,0136 9 5 9.00 4.36 D9 A95 0,040 0,34 0,303 0,0136 0,0121 10 5 9.00 4.36 D10 A95 0,035 0,34 0,303 0,0119 0,0106 (nguồn: Phòng kỹ thuật – Điện lực Hương Khê) Chọn với lưới điện hạ áp để tính toán với:
Công suất Sđm: 2,5 kVA Thời gian Tmax: 3000h Hệ số cosφ: 0,9 Điện áp Uđm: 0,4kV
Công suất tiêu thụ tại mỗi nút phụ tải được tính:
Sn = n × m × Scto
Trong đó:
- n: là số công tơ tại nút phụ tải
- m: là hệ số sử dụng đồng thời của công tơ (qua khảo sát ta chọn m = 0,8).
- Sctơ: là công suất của mỗi công tơ
Tổn thất công suất tác dụng:
2 2
3 2 . .10 ( ) P Q
P R KW
U + −
∆ = Tổn thất công suất phản kháng:
2 2
3 2 . .10 ( ) P Q
Q X KW
U + −
∆ = Tổn thất điện năng:
∆A = ∆Pmax×τ (kWh)
Với: τ = (0,124+3000×10-4)2×8760 = 1574 (h) Tỷ lệ tổn thất điện năng:
∆A% =
.100 A
A
∆
Tổn thất điện áp:
2
. . 100
% .
dm 1000 P R Q X
U U
∆ = + Ta có kết quả như sau:
Tổng tổn thất điện năng là 191 385 kW (∆A% =0,449%) Tổn thất điện áp là 2,42%
Tính toán tương tự cho các trạm biến áp còn lại trong lộ 677E9 ta có bảng kết quả tại Phụ lục 2
Thông số chính của các đoạn đường dây lộ 677E9 thuộc quản lý của Điện lực Hương Khê (Phụ lục 3)
Trong phạm vi đồ án không trình bày chi tiết các tính toán mà chỉ thể hiện kết quả tính toán cuối cùng để phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển đối với lộ đường dây đề xuất. Đối với lộ 677E9, kết quả tính toán về tổn thất công suất/điện năng, tổn thất điện áp như sau:
- Tổng tổn thất điện năng: ∆A = 102531kwh
- Tổn thất công suất: ∆P = 52,10Kw
- Tổn thất điện áp: ∆U = 0,522kV.
- Tỷ lệ tổn thất điện áp %: ∆U% = 8,70%.
Giải pháp đặt ra để giảm tổn thất cho lộ 677E9 là: Xây dựng thêm 2 TBA ABB để san tải là Trần Phú 4 san tải cho Trần Phú 1 và Hương Đô 28 san tải cho TBA Hương Đô và Hương Đô 2.
3.2.2.3 Tính toán lưới điện lộ 677E9 sau cải tạo
Sau khi đã được cải tạo, ta tính toán tương tự như trước cải tạo sẽ được kết quả như sau:
- Tổng tổn thất điện năng lưới trung thế: ∆A = 28 210kwh
- Tổn thất công suất lưới trung thế: ∆P = 14,33Kw
- Tổn thất điện áp lưới trung thế: ∆U = 0,126kV.
- Tỷ lệ tổn thất điện áp % lưới trung thế: ∆U% = 0,57%.
Với các thông số của lưới điện hiện tại, kết hợp biện pháp kỹ thuật, biện pháp kinh doanh ta có kết quả tổn thất của các TBA phân phối thuộc lộ 677E9 cũ (nay là 477E9):
Bảng 3.5. Thông số lưới điện sau cải tạo năm 2014
TT Tên trạm Công suất P (kW) Q (kVAR) SLTT %TT
1 Trần Phú 4 630 650,000 358,000 29,250 4.50
2 Trần Phú 1 560 842,000 450,000 37,890 4.50
3 Hương Khê 2 630 1,367,232 847,334 62,893 4.60
4 Quận đội Hương Khê 1000 1,602,720 993,277 64,109 4.00
5 TT Hương Khê 630 1,289,280 799,024 54,150 4.20
6 Hương Liên 1000 1,295,520 802,891 64,776 5.00
7 Trần Phú 6 630 1,431,552 887,196 71,578 5.00
8 Huy Cận 5 630 1,397,520 866,105 76,864 5.50
9 Trần Phú 12 630 1,561,344 967,634 85,874 5.50
10 Huy Cận 3 630 2,208,720 1,368,842 121,480 5.50
11 Hương Đô 630 1,500,620 726,000 75,031 5.00
12 Hương Đô 2 630 890,000 492,000 44,500 5.00
13 Hương Đô 28 630 419,280 259,846 20,964 5.00
14 Hương Lâm 630 1,164,960 721,977 64,073 5.50
15 Tiểu học Thị Trấn 630 1,135,440 703,683 56,772 5.00 16 Hương Lâm – Hương
Liên 630+320 788,640 488,755 43,375 5.50
17 Trung học Hương Khê 1000 452.560 214,635 6,788 1.50
Tổng cộng 944,327 4,07
Từ đó ta có bảng tổng hợp số liệu trước và sau cải tạo, dễ dàng tính các giá trị tổn thất công suất, điện áp:
Bảng 3.6. So sánh tổn thất điện áp trước và sau cải tạo Tổn thất điện áp trung thế:
Nội dung: Trước cải tạo Sau cải tạo:
Tổn thất điện áp ∆U: 0,522 kv 0,126 Kv
Tỷ lệ tổn thất điện áp ∆U% 8,70% 0,57%
Bảng 3.7. So sánh tổn thất điện năng trước và sau cải tạo
Nội dung: TT Điện năng
trước cải tạo
TT Điện năng sau cải tạo
ĐN tổn thất giảm
(1) (2) (3) (4)=(2)-(3)
Tổn thất điện năng lưới trung thế: 102531 kwh 28210 kwh 74321 kwh Tổn thất điện năng lưới hạ thế: 1377891 kwh 944327 kwh 433564 kwh
Tổng cộng: 1480422 kwh 972 537 kwh 507 885 kwh
Tỉ lệ tổn thất %: 4,74% 3,11% 1,63%
(nguồn: Phòng kỹ thuật – công ty Điện lực Hương Khê) Nhìn vào kết quả trên ta có thể thấy rằng, sau khi cải tạo đường dây thì lượng điện tổn thất đã giảm đi đáng kể khoảng 35% so với trước đó. Đối với lưới trung thế lượng điện năng tổn thất giảm khoảng 70%, lưới điện hạ thế giảm khoảng 30%.
3.2.2.4 Dự báo phụ tải điện
Trong thời gian gần đây, nền kinh tế của huyện Hương Khê phát triển tương đối đồng đều, đạt mức độ tăng trưởng trung bình với các huyện khác của tỉnh. Dân số của huyện cũng tăng ổn định trên tất cả các khu vực. Từ đó để dự báo nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện của huyện Hương Khê, cụ thể là lộ 677E9 đến năm 2021