1.4. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH NGÀNH ĐIỆN
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý kinh doanh điện năng
1.4.3.4. Chỉ tiêu tổn thất điện năng
Tổn thất điện năng hiểu theo cách đơn giản nhất là phần bị mất đi trong quá trình sản xuất, truyền tải và tiêu thụ.
Tổn thất điện năng trên hệ thống điện là lượng điện năng tiêu hao cho quá trình truyền tải và phân phối điện từ thanh cái các nhà máy điện qua hệ thống lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối đến các hộ sử dụng điện.Chính vì vậy, tổn thất điện năng còn được định nghĩa là điện năng dùng để truyền tải và phân phối điện.
Hiệu số giữa tổng lượng điện năng do các nhà máy điện phát ra với tổng lượng điện năng các hộ tiêu thụ nhận được trong cùng một khoảng thời gian được xem là mất mát (tổn thất) điện năng trong hệ thống truyền tải.
Lượng điện tổn thất được tính bằng công thức:
DN TP
A A A
∆ = −
Trong đó:
∆A: Lượng điện bị tổn thất trong quá trình truyền tải, tính từ nguồn phát đến các hộ tiêu thụ( đơn vị kWh)
ADN: Sản lượng điện đầu nguồn (đơn vị: kWh)
ATP: Sản lượng điện thương phẩm thực hiện bán cho các hộ dùng điện (kWh).
Lượng điện năng tổn thất xác định mức độ tổn thất điện năng dưới dạng số tuyệt đối.Nó được xác định bằng số kWh điện chênh lệch giữa tổng sản lượng điện nhận và tổng lượng điện thương phẩm, bán cho khách hàng dùng điện trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Đây là sản lượng điện do các nhà máy điện sản xuất ra cung cấp cho lưới điện (sau khi đã trừ đi sản lượng điện bán ra hàng tháng) và được xác định trên công tơ đầu nguồn của các công ty truyền tải hiện nay của các công ty Điện lực.
Lượng điện năng tổn thất cho chúng ta thấy quy mô của tổn thất điện năng là cơ sở để xác định giá trị của tổn thất điện năng.
Mức tổn thất điện năng về mặt giá trị được tính bằng lượng điện bị tổn thất về mặt hiện vật nhân với giá bán điện bình quân của 1kWh điện trong khoảng thời gian đó:
G = Pbq × ∆ A
Trong đó:
G: Giá trị điện năng bị tổn thất (đơn vị: đồng)
∆A: Lượng điện năng bị tổn thất (đơn vị: kWh) Pbq: Giá mua điện (đơnvị: đồng)
Tổn thất điện năng là lượng tổn thất trong tất cả các khâu từ khâu sản xuất (phát điện), truyền tải, phân phối điện (quá trình lưu thông) đến khâu tiêu thụ.
Tỷ lệ tổn thất điện năng: Xác định mức độ tổn thất điện năng ở dạng số tương đối. Nó được xác định bằng tỷ số % giữa lượng điện năng tổn thất và tổng sản lượng điện trong cùng một khoảng thời gian nhất định.
Trong đó:
: Tỷ lệ tổn thất điện năng (%)
∆A: Lượng điện bị tổn thất trong quá trình truyền tải, tính từ nguồn phát đến các hộ tiêu thụ( đơn vị kWh)
ADN: Điện nhận đầu nguồn có tổn thất (kWh)
Tỷ lệ tổn thất điện năng phản ảnh mức độ tiêu hao, thất thoát điện năng trong quá trình truyền tải, phân phối so với sản lượng điện đầu nguồn nhận vào lưới điện.Nó cho thấy với 1kWh điện đầu nguồn (mua vào) thì trong quá trình truyền tải, phân phối sẽ bị tổn thất bao nhiêu và bán ra cho khách hàng được bao nhiêu kWh.
Tỷ lệ tổn thất điện năng là một chỉ tiêu đặc biệt quan trong phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện, các doanh nghiệp này luôn phấn đấu tìm mọi biện pháp và đặt mục tiêu giảm tổn thất điện năng là nhiệm vụ hàng đầu.
Phân loại tổn thất điện năng
Tổn thất điện năng trong truyền tải và phân phối được phân chia thành hai loại cơ bản là tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại.
- Tổn thất kỹ thuật
Điện năng được sản xuất ra từ các nhà máy điện, muốn tải đến hệ tiêu thụ phải qua hệ thống lưới điện cao áp, trung áp, xuống hạ áp (hệ thống điện bao gồm máy biến áp đường dây và các thiết bị điện khác). Trong quá trình truyền tải đó, dòng điện tiêu hao một lượng nhất định khi qua máy biến áp, qua điện trở dây dẫn và mối nối dây dẫn làm phát nóng dây, qua các thiết bị điện, thiệt bị đo lường, công tơ điện gây tổn thất điện năng.
Tổn thất điện năng kỹ thuật là tất yếu trong quá trình truyền tải điện từ nhà máy phát điện qua hệ thống lưới điện cao hạ áp đến các hộ sử dụng điện. Mức độ tổn thất điện năng lớn hay nhỏ tùy thuộc vào cấu trúc lưới điện, chất lượng thiết bị, chất lượng đường dây tải điện và phương thức vận hành hệ thống điện.
Tổn hao điện năng của quá trình truyền tải điện năng do các hiện tượng vật lý gây ra, vì vậy tổn thất điện năng kỹ thuật luôn tồn tại trong hệ thống điện.
- Tổn thất thương mại
Tổn thất điện năng thương mại hay còn gọi là tổn thất điện năng phi kỹ thuật do tình trạng vi phạm trong sử dụng điện như: lấy cắp điện dưới nhiều hình thức (câu móc điện trực tiếp, tác động làm sai lệch mạch đo đếm điện năng, gây hư hỏng, chết cháy công tơ…); do chủ quan của người quản lý khi công tơ hỏng không thay thế kịp thời, bỏ sót hoặc ghi sai chỉ số; do không thực hiện đúng chu kỳ kiểm định và thay thế công tơ định kỳ theo quy định của nhà nước. Tổn thất thương mại không định lượng được song cũng có tác động không nhỏ đến hệ thống, làm gia tăng tỷ lệ tổn thất điện năng chung.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng:
- Nhân tố khách quan.
Hệ thống điện của nước ta phần lớn là nằm ở ngoài trời, do đó tất yếu sẽ chịu ảnh rất lớn của điều kiện tự nhiên. Sự thay đổi, biến động của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới sự tổn thất điện năng của ngành điện. Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nên độ ẩm tương đối cao, nắng lắm mưa nhiều đã gây không ít khó khăn cho việc bảo dưỡng thiết bị và vận hành lưới điện. Các đường dây tải điện và máy biến áp đều được cấu thành từ kim loại nên độ ẩm cao làm cho kim loại nhanh bị ô xi hoá và như vậy dẫn đến hiện tượng máy biến áp và dây tải điện sử dụng không hiệu quả nữa, lượng điện bị hao tổn.
- Nhân tố chủ quan.
Công nghệ trình độ kỹ thuật:
Công nghệ trình độ kỹ thuật của máy móc thiết bị trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng càng cao thì sự cố càng ít xảy ra, và có thể tự ngắt khi sự cố xảy ra,… dẫn đến lượng điện tổn hao càng ít. Ngược lại thì lượng điện tổn thất sẽ lớn. Sự lạc hậu về thiết bị công nghệ: hệ thống điện chắp vá, tận dụng, chưa đồng bộ chưa hoàn chỉnh, sự cọc cạch trong hệ thống như với đủ mọi dây dẫn tận dụng khác nhau,…Các bộ phận của hệ thống điện, với cùng thời gian sẽ bị lão hóa. Thêm vào đó sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ kéo theo sự tiên tiến, hiện đại hóa của thiết bị máy móc mọi lĩnh vực, kích thích tiêu dùng năng lượng nhiều hơn. Vì vậy nếu không quản lý, bảo dưỡng giám sát đổi mới công nghệ truyền tải sẽ dẫn đến tổn thất lớn. Những MBA của thế hệ cũ không đáp ứng được nhu cầu tải điện trong giai đoạn hiện nay, xuất hiện tình trạng máy bị quá tải hoặc non tải, dây dẫn không có tiết diện đủ lớn để truyền tải dẫn đến tình trạng quá tải đường dây; công tơ cũ lạc hậu không hiển thị rõ chỉ số, cấu tạo đơn giản làm cho người dùng dễ lấy cắp điện. Trong ngành điện sự đổi mới kỹ thuật không đồng bộ cũng sẽ dẫn đến tổn thất điện năng, lượng tổn thất vẫn bị tăng do chạy máy không tải và do một số trạm quá tải.
Tổ chức sản xuất kinh doanh:
Để quản lý tốt sản phẩm của mình trong đó có giảm lượng điện năng hao tổn thì việc tổ chức sản xuất hợp lý, tạo mối liên hệ cân đối, hài hoà giữa các bộ phận, phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ, tinh thần trách nhiệm cao với công việc là hết sức cần thiết. Tổ chức sản xuất kinh doanh không hợp lý tất yếu dẫn đến hoạt động của ngành kém chất lượng, điện cung cấp không đầy đủ cả về số lượng và chất lượng, hao tổn điện năng nhiều.
Quản lý khách hàng:
Ngành điện là ngành cơ sở hạ tầng, tạo nên động lực của toàn bộ nền kinh tế xã hội.
Điện năng là một loại sản phẩm hàng hoá đặc biệt quan trọng, gắn với đời sống hàng ngày của con người. Chính vì vậy, khách hàng tiêu thụ điện rất đa dạng, thuộc mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực, mọi miền và mọi vùng của quốc gia, từ khách hàng chỉ tiêu thụ 2-3 KWh/tháng đến những khách hàng tiêu thụ hàng triệu KWh/ tháng. Do khách hàng của ngành điện rất đa dạng và phong phú như vậy nên việc quản ký khách hàng đối với ngành điện là tương đối khó khăn. Quản lý khách hàng không tốt dẫn đến việc tổng điều tra và ký lại hợp đồng mua bán chưa đầy đủ, tên người sử dụng điện khác với tên người ký hợp đồng, địa chỉ không rõ ràng, gây nên hiện tượng thất thu tiền điện. Quản lý khách hàng theo từng khu vực, phân loại khách hàng theo từng đặc điểm sẽ giúp cho việc ghi công tơ và thu ngân được đúng tiến độ, không quá hạn lịch ghi công tơ hàng tháng, công việc này góp phần giảm tổn thất điện năng một cách đáng kể. Khách hàng được quản lý sát sao, có hệ thống giúp cho ngành điện nắm vững được mục đích sử dụng điện của từng hộ để tính giá điện cho phù hợp, khi có sự cố xảy ra, biết rõ đang xảy ra ở khu vực nào, từ đó có biện pháp xử lý hợp lý, kịp thời.
Quản lý khách hàng thông qua quản lý công tơ các hộ sử dụng điện; các công tơ chết cháy không đạt chất lượng phải được thay kịp thời. Các hình thức vi phạm hợp đồng sử dụng điện phải bị xử phạt nghiêm minh.
Như vậy, công tác quản lý khách hàng tốt sẽ góp phần rất lớn vào việc giảm tổn thất điện năng của ngành điện giảm tổn thất điện năng của ngành điện.
Giảm tổn thất điện năng là đó là giảm tiêu hao trong quá trình truyền tải điện năng tới thiết bị tiêu thụ điện. Giảm tổn thất điện năng là một mục tiêu lớn mà Điện lực và các
công ty Điện lực nói riêng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói chung luôn đặt lên hàng đầu.
Phương pháp phân tích chỉ tiêu tỷ lệ tổn thất điện năng:
+ So với chỉ tiêu kế hoạch CTTLTT = TH (%) – KH (%)
Với: TH (%) là tỉ lệ tổn thất thực tế trong năm đang xét, KH (%) là tỉ lệ tổn thất kế hoạch được giao đầu năm.
CTTLTT < 0: tỉ lệ tổn thất thực tế nhỏ hơn so với kế hoạch đề ra như vậy sẽ giảm được chi phí cho việc truyền tải và phân phối.
CTTLTT = 0: đạt chỉ tiêu đề ra.
CTTLTT > 0: tỉ lệ tổn thất trong quá trình thực hiện lớn hơn so với kế hoạch tức là không đạt được kế hoạch.
+ So với cùng kỳ năm trước CTTLTT = TH (%) – KT (%)
Với: TH ( % ) là tỉ lệ tổn thất thực tế của kỳ đang xét, KT ( % ) là tỉ lệ tổn thất cùng kỳ năm trước.
CTTLTT < 0: tỉ lệ tổn thất kỳ đang xét nhỏ hơn so với cùng kỳ năm trước (các biện pháp áp dụng để giảm tỉ lệ tổn thất đã phát huy được hiệu quả).
CTTLTT = 0: tỉ lệ tổn thất kỳ đang xét đúng bằng tỷ lệ tổn thất cùng kỳ năm trước.
CTTLTT > 0: tỉ lệ tổn thất kỳ đang xét lớn hơn so với cùng kỳ năm trước (tìm ra nguyên nhân, khắc phục).
1.4.3.5. Chỉ tiêu về doanh thu
Doanh thu là tổng số tiền thu được từ việc kinh doanh điện năng Công thức tính doanh thu điện năng:
Trong đó: TR: Tổng doanh thu
TRi: Doanh thu của lĩnh vực i
Pi: Mức giá bán điện cho đối tượng i
Ai: Điện năng thương phẩm bán với mức giá Pi
Yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu là: điện năng thương phẩm và giá bán điện cho từng đối tượng
Giá bán điện cho từng đối tượng thường được quy định bởi chính phủ nên điện năng thương phẩm ảnh hưởng lớn nhất đến doanh thu. Điện năng thương phẩm tăng dẫn đến doanh thu tăng và ngược lại (Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm điện năng thương phẩm đã được phân tích ở trên ).
1.4.3.6. Giá điện bình quân.
Giá bán điện bình quân trong một kỳ là giá bán trung bình của lượng điện năng thương phẩm trong kỳ đó.
Giá bán điện bình quân được tính theo công thức:
Trong đó:
Pbq : Giá bán điện bình quân
Pi : Mức giá bán điện cho lĩnh vực i
Ai : Điện năng thương phẩm bán với mức giá Pi
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá bán điện bình quân:
Giá bán điện cho từng lĩnh vực ( Pi ) và tỷ trọng điện năng bán cho các lĩnh vực Ai/∑ Ai
là các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá điện bình quân.
Biểu giá điện do Chính phủ quy định gồm nhiều loại giá khác nhau được thực hiện thống nhất trên toàn quốc.
Có 4 trường hợp xảy ra với giá bán điện bình quân:
• Giá bán cho lĩnh vực i cao và và tỷ trọng Ai/∑ Ai cao thì giá bán bình quân cao.
• Giá bán cho lĩnh vực i thấp và tỷ trọng Ai/∑ Ai cao thì giá bán điện bình quân thấp
• Giá bán cho lĩnh vực i cao và tỷ trọng Ai/∑ Ai thấp thì giá bán điện bình quân thấp.
• Giá bán cho lĩnh vực i thấp và tỷ trọng Ai/∑ Ai thấp thì giá bán điện bình quân thấp.
Phương pháp phân tích chỉ tiêu giá bán điện bình quân:
So sánh với chỉ tiêu kế hoạch:
CTGBĐBQ = TH – KH ( đ/KWh ) Với: - TH là giá bán điện bình quân thực tế trong kỳ đang xét,
- KH là giá bán điện bình quân kế hoạch đề ra ban đầu.
• CTGBĐBQ< 0: giá bán điện bình quân trên thực tế nhỏ hơn so với KH đề ra
• CTGBĐBQ = 0: giá bán điện bình quân đạt được kế hoạch của tổng công ty giao xuống.
• CTGBĐBQ> 0: giá bán điện bình quân cao hơn so với kế hoạch đề ra hay không đạt được kế hoạch đề ra.
So sánh với kết quả cùng kỳ năm trước:
CTGBĐBQ = TH – KT ( đ/KWh ) Với: TH là giá bán điện bình quân kỳ đang xét,
KT là giá bán điện bình quân cùng kỳ năm trước.
• CTGBĐBQ< 0: GBĐBQ kỳ đang xét thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
• CTGBĐBQ = 0: GBĐBQ kỳ đang xét bằng so với cùng kỳ năm trước.
• CTGBĐBQ> 0: GBĐBQ kỳ đang xét cao hơn so với cùng kỳ năm trước.