2.4. Quy trình phân tích hoạt động kinh doanh điện năng
2.4.3. Xây dựng hệ thông chỉ tiêu và tiến hành phân tích
Trong kinh doanh điện năng, các chỉ tiêu được quan tâm để có thể đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh: điện năng đầu nguồn, lưới điện, nguồn lao động, điện năng thương phẩm, tổn thất điện năng, doanh thu, giá bán điện bình quân.
• Điện năng đầu nguồn :
Bao gồm điện năng giao nhận từ hệ thống của Tổng Công ty, điện năng tự sản xuất, điện năng mua ngoài, được xác nhận qua hệ thống đo đếm ranh giới giao nhận điện, trên cơ sở “Biên bản quyết toán điện năng mua bán” giữa Tổng Công ty với Công ty.
Đơn vị tính kWh.
• Lưới điện:
Là hệ thống tiếp nhận và phân phối điện năng, đảm bảo chất lượng truyền tải, bao gồm hệ thống đường dây và các trạm biến áp.
• Nguồn lao động:
Là toàn bộ số cán bộ, công nhân viên tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đây là yếu tố quan trọng để biết được năng suất lao động của Công ty.
• Điện năng thương phẩm:
Bao gồm điện năng bán cho khách hàng đã ghi chỉ số trong tháng theo quy định và điện năng do điều chỉnh hóa đơn trong tháng (không phân biệt kì ban hành hóa đơn), kể cả điện năng truy thu biên bản vi phạm HĐMBĐ và sử dụng điện, điện năng truy thu do sự cố hệ thống đo đếm điện năng. Đơn vị tính : kWh.
Chỉ tiêu này được đánh giá bằng cách so sánh điện năng thương phẩm thực tế so với kế hoạch được gia của Công ty.
Chỉ tiêu điện thương phẩm, là yếu tố chính quyết định thành công của doanh nghiệp kinh doanh điện năng chính là Điện năng thương phẩm. Vì chỉ tiêu này phản ánh gần như hoàn toàn kết quả kinh doanh của điện lực cũng như tình hình tiêu thụ điện năng của điện lực. Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ doanh nghiệp làm việc không hiệu quả, nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu điện năng thương phẩm như: sự cố, cắt điện để thực hiện sửa chữa, cắt điện do quá tải... Do đó, nếu doanh nghiệp làm giảm được yếu tố này sẽ nâng cao chất lượng điện năng thương phẩm, phục vụ khách hàng được tốt hơn, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Sản lượng điện thương phẩm phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng điện của khách hàng.
Số liệu về sản lượng điện thương phẩm có được bằng cách tổng hợp số liệu tại công tơ.
• Doanh thu:
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Doanh thu bán điện : tiền bán điện tương ứng với điện năng thương phẩm, chưa bao gồm thuế GTGT. Đơn vị tính : đồng
( i i) TR= ∑ g ×A Trong đó: Ai : Điện năng thương phẩm bán với mức giá gi
gi : Mức giá bán điện thứ i
Tiền thu được: là số tiền thực tế thu được từ ngày 01 đầu tháng đến ngày cuối cùng (theo lịch) của tháng đó (không phân biệt kì phát hành hóa đơn). Tiền thu được bao gồm các loại: tiền bán điện năng tác dụng; tiền bán công suất phản kháng, tiền thuế GTGT; tiền trả lãi do chậm trả tiền điện; bồi thường thiệt hại; tiền phạt do vi phạm HĐMBĐ; chi phí đóng cắt điện. Đơn vị tính: đồng.
Nguyễn Thị Thùy Dung _ Đ7QLNL1 Page 21
• Giá bán điện bình quân
Giá bán bình quân là một trong những chỉ tiêu quan trong để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Điện lực. Do thực hiện tốt khâu quản lý khách hàng, áp giá đúng cho từng đối tượng, nâng tỷ trọng tiêu thụ công nghiệp, thực hiện giảm tổn thất, công tác xóa bán tổng cũng đã được Điện lực tích cực triển khai nên giá bán bình quân của Điện lực luôn cao hơn so với kết hoạch.
Giá bán điện bình quân được dùng làm cơ sở để xây dựng biểu giá điện.
( i i)
bq
i
g A
G A
∑ ×
= ∑
Trong đó: Ai : Điện năng thương phẩm bán với mức giá gi (kWh) gi : Mức giá bán điện thứ i (đồng/kWh)
• Tổn thất điện năng:
Tổn thất điện năng hiểu theo cách đơn giản nhất là phần điện năng bị mất đi trong quá trình sản xuất, truyền tải và tiêu thụ.
Tổn thất điện năng trên hệ thống điện là lượng điện năng tiêu hao cho quá trình truyền tải và phân phối điện từ thanh cái các nhà máy điện qua hệ thống lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối đến các hộ sử dụng điện. Chính vì vậy, tổn thất điện năng còn được định nghĩa là điện năng dùng để truyền tải và phân phối điện.
∆A = AĐN - ATP
Trong đó: ∆A: Lượng điện bị tổn thất trong quá trình truyền tải, tính từ nguồn phát đến các hộ tiêu thụ (kWh)
AĐN: Sản lượng điện đầu nguồn (kWh) ATP: Sản lượng điện thương phẩm (kWh)
Lượng điện năng tổn thất cho chúng ta thấy quy mô của tổn thất điện năng và cơ sở để xác định giá trị của tổn thất điện năng.
Tỷ lệ tổn thất điện năng phụ thuộc vào đặc tính của mạch điện, lượng điện truyền tải, khả năng cung cấp của hệ thống và công tác quản lý vận hành hệ thống điện.
Tỷ lệ tổn thất điện năng:
(%) DN TP 100%
DN
A A
A A
∆ = − ×
Giá trị tổn thất điện năng: được tính bằng lượng điện bị tổn thất nhân với giá bán điện bình quân của một KWh điện trong khoảng thời gian đó:
H bq
G =G × ∆A
Trong đó: GH: Giá trị điện năng bị tổn thất (đơn vị: đồng)
∆A: Lượng điện năng bị tổn thất (đơn vị: KWh) Gbq: Giá bán điện bình quân 1 KWh (đơn vị: đồng) 2.4.3.6.2.2 Tiến hành phân tích
Từ hệ thống chỉ tiêu đã xây dựng và bộ số liệu thu thập được ta tiến hành phân tích, đánh giá các chỉ tiêu từ việc tính toán các con số thu thập được.
Quá trình phân tích phải được tiến hành một cách trung thực, công minh. Điều đó sẽ tạo ra được điệu kiện để đánh giá một cách khách quan thực trạng kinh doanh tại cơ sở được phân tích.
Công tác tổ chức phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thường phụ thuộc vào công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác tổ chức sản xuất kinh doanh lại phụ thuộc vào loại hình sản xuất kinh doanh.
Đặc điểm và điều kiện kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp không giống nhau, do đó công tác tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh cũng phải đặt ra như thế nào để phù hợp với hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh.
Công tác phân tích hoạt động kinh doanh có thể nằm ở một bộ phận riêng biệt kiểm soát trực tiếp của ban giám đốc và làm tham mưu cho giám đốc. Theo hình thức này thì quá trình phân tích được thực hiện toàn bộ nội dung của sản xuất kinh doanh. Kết quả phân tích sẽ cung cấp thông tin thường xuyên cho lãnh đạo cấp cao. Trên cơ sở này các thông tin qua phân tích được truyền đạt từ trên xuống dưới theo các kênh căn cứ theo chức năng quản lý và quá trình đánh giá, kiểm tra, kiểm soát điều chỉnh, chấn chỉnh đối với từng bộ phận của doanh nghiệp cũng được kèm theo từ ban giám đốc doanh nghiệp tới các phòng ban.
Công tác phân tích hoạt động kinh doanh được thực hiện ở nhiều bộ phận riêng biệt căn cứ theo các chức năng của quản lý, nhằm cung cấp và thỏa mãn thông tin cho các bộ phận của quản lý được phân quyền, trách nhiệm trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát và ra quyết định đối với chi phí, doanh thu trong phạm vi giao quyền đó cụ thể.
Đối với bộ phận được quyền kiểm soát và ra quyết định về chi phí sẽ tổ chức thực hiện phân tích về tình hình biến động giữa thực hiện so với định mức (hoặc kế hoạch) nhằm phát hiện chênh lệch của từng yếu tố chi phí, giá cả về mặt biến động lượng và giá, trên cơ cở đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp.
Nguyễn Thị Thùy Dung _ Đ7QLNL1 Page 23
Đối với các bộ phận được phân quyền kiểm soát và ra quyết định về doanh thu thường gọi là bộ phận kinh doanh, bộ phận này là các bộ phận kinh doanh riêng biệt theo khu vực địa điểm hay một số sản phẩm, nhóm hàng nhất định, do đó họ có quyền với các bộ phận cấp dưới. Ứng với trung tâm này thường là trưởng bộ phận kinh doanh hoặc giám đốc kinh doanh ở từng doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty. Trung tâm này sẽ tiến hành phân tích báo cáo thu nhập, đi xem xét và đánh giá mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là cơ sở để đánh giá hòa vốn trong kinh doanh và việc phân tích báo cáo bộ phận.
Đối với bộ phận đầu tư, các nhà quản trị cấp cao nhất có quyền phụ trách toàn bộ doanh nghiệp, họ chủ yếu quan tâm đến hiệu quả của vốn đầu tư, ngắn hạn và dài hạn.
Để đáp ứng việc cung cấp và thỏa mãn thông tin thì quá trình phân tích sẽ tiến hành phân tích các báo cáo kế toán tài chính, phân tích để ra các quyết định dài hạn và ngắn hạn.
Như vậy quá trình tổ chức công tác phân tích được tiến hành tùy theo từng loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp. Từ đó đáp ứng thỏa mãn thông tin cung cấp cho quy trình lập kế hoạch, kiểm tra và ra quyết định, công tác tổ chức phân tích phải làm sao thỏa mãn được cao nhất nhu cầu của từng cấp chức năng quản lý.