CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH THỰC TRANG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG
2.8. Đề xuất giải pháp
2.8.2. Giải pháp kỹ thuật
Các giải pháp kỹ thuật được đưa ra nhằm mục đích chính là ổn định lưới điện, giảm tổn thất điện năng . Tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty điện lực Tiên Lãng trong năm 2015 là 8.73 % thấp hơn so với kế hoạch 1.02%. Điều đó cho thấy công ty đã có những giải pháp hợp lý nhằm giảm tỷ lệ tổn thất điện năng. Tuy nhiên kế hoạch của năm 2016 là tỷ lệ tổn thất nằm ở mức 6.3%. Để đạt được chỉ tiêu này, công ty không chỉ cần thực hiện các giải pháp cũ mà còn cần thêm những giải pháp mới nhằm hoàn thành kế hoạch và nâng cao lợi nhuận hơn nữa.
Dưới đây là các giải pháp kỹ thuật được đưa ra :
- Giải pháp về đầu tư, cải tạo hệ thống đường dây và TBA.
Thực hiện đầu tư sửa chữa, nâng cấp lưới điện theo kế hoạch sửa chữa lớn và dự án Dept (cải tạo, sửa chữa lớn lưới điện hạ thế khu vực các xã Đông Hưng, Tiên Hưng, Vinh Quang, Hùng Thắng, Toàn Thắng, Quyết Tiến, Bắc Hưng…) trong đó chủ yếu tập trung cho việc thay thế lưới điện cũ, quá tải. Góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng, độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng.
Lắp đặt công tơ đo xa các khách hàng mua điện tại trạm biến áp chuyên dùng sử dụng điện ngoài mục đích sinh hoạt, mua tổng bán lẻ trong toàn địa bàn huyện.
Nguyễn Thị Thùy Dung _ Đ7QLNL1 Page 61
Đầu tư xây dựng mới một số trạm biến áp phân phối chống quá tải lưới điện khu vực gồm 06 trạm biến áp gồm (trạm biến áp Phú Lương, Sa Đống, Pháp Xuyên, Khởi Nghĩa 5, Tiên Tiến 5, Huyện Ủy) chống quá tải lưới điện khu vực.
Thực hiện các công trình sửa chữa thường xuyên. Tập trung vào các công việc thay, bổ sung nâng tiết diện dây dẫn đường dây hạ thế như:
• Kéo bổ sung 500m cáp vặn xoắn 4x120 chống quá tải đường dây hạ thế TBA Khởi Nghĩa 4.
• Kéo bổ sung 400m cáp vặn xoắn 4x50 chống quá tải đường dây hạ thế TBA Khôi Vỹ.
• Kéo bổ sung 350m cáp vặn xoắn 4x95 để san tải, chống quá tải cục bộ TBA Bệnh Viện.
• Kéo bổ sung xuất tuyến hạ thế trạm biến áp Bơm Lộc Trù bằng cáp vặn xoắn 4x95 để san tải.
• Kéo mới bổ sung 01 xuất tuyến cáp hạ thế trạm biến áp Đài Tưởng Niệm.
• Bổ xung 01 lộ xuất tuyến hạ thế cáp vặn xoắn 4x95 chống quá tải cáp trạm biến áp Liên Hào 1.
• Thay cáp hạ thế đường dây nhánh 1 pha bằng 3 pha 4 dây chống quá tải cáp trạm biến áp Nam Phong.
• Kéo mới bổ xung 01 lộ xuất tuyến cáp vặn xoắn 4x70 chống quá tải cáp trạm biến áp An Thạch.
• Kéo mới bổ sung cáp hạ thế trạm biến áp Bắc Hưng 2 phục vụ san tải cho TBA Đồng Hũng.
• Kéo mới bổ xung 01 lộ xuất tuyến cáp vặn xoắn 4x120 TBA Khởi Nghĩa 1
• Kéo mới bổ sung 01 lộ xuất tuyến cáp vặn xoắn 4x120 TBA Tiên Tiến 4.
- Lập kế hoạch cắt điện hợp lý, tăng cường tu bổ, sửa chữa thường xuyên hạn chế sự cố lớn, giảm sự cố hệ thống lưới điện từ đó để hệ thống được cấp điện ổn định góp phần làm lượng điện thương phẩm tăng cao.
Việc lập kế hoạch cắt điện công tác tháng, tuần phải phù hợp với khả năng nhân lực, phương tiện; phải kết hợp nhiều công tác trên cùng một xuất tuyến để giảm số lần cắt điện; cắt điện vào ban đêm hoặc các ngày nghỉ, hạn chế ảnh hưởng đến các cơ sở sản xuất lớn. Thời gian sửa chữa lưới điện cần rút ngắn bằng cách khảo sát kỹ hiện trường, dự kiến các tình huống phát sinh để chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện phù hợp; kiên quyết không cắt điện hoặc cho phép kéo dài thời gian mất điện do chuẩn bị
nhân lực, vật tư, phương tiện thi công không chu đáo. Các đơn vị cần nâng cao chất lượng kiểm tra định kỳ lưới điện để phát hiện và sửa chữa kịp thời các khiếm khuyết của lưới điện, nắm vững tình trạng và khả năng vận hành của thiết bị, hạn chế sự cố đột xuất. Các sự cố phải được điều tra tìm nguyên nhân một cách chính xác và có biện pháp ngăn ngừa sự cố tái diễn.
- Giải pháp kỹ thuật giảm tổn thất điện năng.
Tổn thất điện năng (TTĐN) xuất phát từ nhiều nguyên do: lưới điện quá tải nhưng vẫn phải vận hành theo phương thức cưỡng bức, lưới điện trung áp đã cũ nát, nhiều máy biến áp, đường dây có tổn thất cao, tiết diện nhỏ nhưng vẫn phải vận hành… Giải pháp quản lý kỹ thuật- vận hành là một trong các giải pháp quan trọng nhằm giảm tổn thất điện năng. Giải pháp thực hiện như sau:
• Lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu quản lý kỹ thuật, xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết cho từng tháng. Phân công nhiệm vụ cụ thể, căn cứ vào nhiệm vụ đó các đơn vị bám sát triển khai cụ thể.
• Xây dựng phương án xử lý sự cố nhanh cho từng lộ đường dây trung thế để góp phần giảm thiểu các chỉ số độ tin cây lưới điện.
• Đẩy mạnh công tác quản lý lưới điện, các TBA phải sâu sát, đề xuất kịp thời những biện pháp kỹ thuật nhằm giảm tổn that điện năng cụ thể như:
tăng cường, bổ sung cáp chống quá tải, cân pha san tải, băng bọc xử lý các điểm hở, bổ sung tiếp địa làm việc, điều chỉnh nấc điện áp MBA để đảm bảo điện áp cuối nguồn...
• Tăng cường công tác kiểm tra đo dòng, điện áp ngày, đêm: có chất lượng và sát tình hình thực tế để có kế hoạch cân bằng pha tại các TBA công cộng, thay thế hệ thống đo đếm phù hợp tải, lập kế hoạch và thực hiện hoán chuyển MBA giữa các TBA non tải và quá tải nhằm tránh quá tải cục bộ, di chuyển đường dây vận hành không tải đến nơi có nhu cầu.
• Đối với các khách hàng có trạm biến áp chuyên dùng mà tính chất của phụ tải hoạt động theo mùa vụ, đơn vị thực hiện vận động, thuyết phục khách hàng lắp đặt thêm máy biến áp có công suất nhỏ riêng phù hợp phục vụ cho nhu cầu này hoặc cấp bằng nguồn điện hạ thế khu vực nếu có điều kiện để tách máy biến áp chính ra khỏi vận hành; có kế hoạch thay thế dần các thiết bị không tin cậy, hiệu suất kém, tổn thất cao bằng các thiết bị mới có hiệu suất cao, tổn thất thấp.
• Thực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp, kiểm tra xiết lại các mối nối tiếp xúc, đo và kiểm tra hệ thống tiếp địa TBA và đường dây, phát quang
Nguyễn Thị Thùy Dung _ Đ7QLNL1 Page 63
hành lang lưới điện tránh hiện tượng rò gỉ điện. Phân công các cá nhân phụ trách từng khu vực lưới điện để tăng cường công tác đảm bảo hành lang an toàn, tránh sự cố thoáng qua do cây cối... nhằm giảm được suất sự cố lưới điện và góp phần giảm tổn thất điện năng do vi phạm hành lang an toàn lưới điện gây ra.
• Thường xuyên kiểm tra công suất MBA để điều chỉnh nấc vận hành MBA đảm bảo điện áp các TBA dân dụng đúng định mức.
• Thường xuyên kiểm tra tình trạng vận hành vận hành các trạm bù trung, hạ áp. Di chuyển vị trí những bộ tụ hạ thế cho phù hợp với lưới điện và phụ tải.
• Tính toán và quản lý tổn thất điện năng kỹ thuật: Thực hiện tính toán TTĐN kỹ thuật của từng trạm biến áp, từng đường dây, từng khu vực để quản lý, đánh giá và đề ra các biện pháp giảm tổn thât phù hợp.
• Giải pháp làm giảm tổn thất điện năng cho đường dây 972 TG Lộc Trù Đường dây 972 TG Lộc Trù là đường dây có đã cũ, xuống cấp. Bán kính cấp điện lớn làm tăng độ phức tạp của sơ đồ lưới điện phân phối, tăng chiều dài dây dẫn, khối lượng điện truyền tải tại cấp điện áp thấp tăng đẫn đến lượng điện tổn thất trên đường dây truyền tải tăng => làm tăng lượng điện năng tổn thất.
Phương pháp cải tạo:
Thay thế dây dẫn mới có tiết diện lớn hơn để làm giảm điện trở trên đường dây, tăng khả năng truyền tải. Cụ thể là dùng dây dẫn mã hiệu AC-95 thay thế dây dẫn AC- 50 trên toàn bộ trục chính.
Kết quả cải tại
6 Thông tin thay thế đường dây Tên
đường dây
Chiều dài đường dây (km)
Tổng điện năng xuất
tuyến (kWh)
Tổn thất trước cải
tạo
Tổn thất sau cải
tạo
Chênh lệch tổn
thất
Điện năng tích kiệm
được 972 TG
Lộc Trù 11,4 10,946,388 10.54 8.08 2.46 269,295
(Nguồn : Phòng kỹ thuật Điện lực Tiên Lãng)
Chi phí cải tạo
Chi phí dự án cải tạo đường dây lộ 972-TG Lộc Trù bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc thi công và các khoản chi phí khác được tổng hợp dưới bảng sau:
Bảng 2.8.2.6: Tổng hợp chi phí giải pháp thay thế đường dây 972 TG Lộc Trù
STT Chi phí Thành tiền
1 Chi phí nguyên vật liệu 904,673,235
2 Chi phí nhân công 180,454,922
3 Chi phí thi công 31,667,942
4 Chi phí khác 144,699.537
5 Tổng 1,261,495,636
(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật Điện lực Tiên Lãng) Mô tả dòng tiền dự án:
Ước tính tuổi thọ dự án 5 năm Lãi suất hiện tại 10%
Dự án đầu tư 1 lần vào năm thứ 0
• Tổng chi phí đầu tư C = 1,261,495,636VNĐ
• Doanh thu dụ án
• Trong dự án giảm tổn thất điện năng thì doanh thu của dự án chính là lợi ích do lượng điện năng tiết kiệm được.
• Doanh thu của dự án thay thế đuờng dây trên lộ 972-TG Lộc Trù = lượng điện năng tiết kiệm được trong 1 năm x giá mua điện bình quân.
• Trong đó giá mua điện bình quân được tính dựa trên 3 biểu giá mua điện từ tổng công ty và tỷ lệ điện năng xuất tuyến theo khung giờ từng biểu giá. Biểu giá và điện năng suất tuyến được tổng hợp dưới bảng sau:
Bảng 2.8.2.7: Giá mua và điện năng xuất tuyến theo khung giá lộ 972 TG Lộc Trù
Chi phí Biểu 1 Biểu 2 Biểu 3
Giá mua điện (VNĐ/kWh) 1.425 916 2.586
Điện năng xuất tuyến (kWh) 8,090,578 1,617,200 1,238,610 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Điện lực Tiên Lãng) Giá mua điện bình quân
Doanh thu của dự ánh TR=1481 x 269,295 = 398,825,895 đồng
Nguyễn Thị Thùy Dung _ Đ7QLNL1 Page 65
Vào năm thứ 5 của dự án khi vòng đời dự án hết ta có thể thanh lý dự án sẽ thu được khoảng ức tính là 10% vốn đầu tư. Nên doanh thu vào năm thứ 5 là :
Doanh thu năm thứ 5 = doanh thu mỗi năm + tiền thanh lý dự án
= Doanh thu mỗi năm + 10% vốn đầu tư ban đầu
= 398,825,895 + 10% x 1,261,495,636= 524,975,458 VNĐ Dòng tiền của dự án được mô tả trong bảng sau
Bảng 2.8.2.8: Dòng tiền dự án thay thế đường dây
Năm Chi phí (VNĐ) Doanh thu (VNĐ) Dòng tiền (VNĐ)
0 -1,261,495,636 0 -1,261,495,636
1 398,825,895 398,825,895
2 398,825,895 398,825,895
3 398,825,895 398,825,895
4 398,825,895 398,825,895
5 524,975,458 524,975,458
Các chỉ tiêu kinh tế:
Giá trị hiện tại thuẩn
NPV= At: dòng tiền năm thứ t
I: tỷ lệ lợi nhuận theo yêu cầu 10%
Ta có bảng tính NPV sau đây:
Bảng 2.8.2.9: Tính toán giá trị NPV
Năm Dòng tiền (VNĐ) NPV (VNĐ)
0 -1,261,495,636 -1, 261,495,636
1 398,825,895 362,568,995
2 398,825,895 329,608,177
3 398,825,895 299,643,797
4 398,825,895 272,403,452
5 524,975,458 325,968,456
NPV 328,697,241
Nhận xét: Dự án ngoài múc lãi 10% vốn ban đầu còn thu về 328,697,241VNĐ =>
dự án khả thi
Tỉ suất thu nhập nội bộ
Ta tìm r1 sao cho NPV1 > 0, r2 sao cho NPV2 < 0 IRR = r1 + (r2 – r1) x
Chọn r1=15% => NPV1 = 138,149,249 đồng Chọn r2=20% => NPV2= -18,065,393 đồng IRR = 0.15+(0.2 - 0.15) x = 0.1942 =19.42 %
Nhận xét: lãi xuất dự án sinh lời hàng năm IRR = 19.42%>10% ( lãi xuất chiết khấu).
Tỷ lệ lợi ich và chi phí B/C
= =
Bảng 2.8.2.10: Tính toán giá trị nội tại
Năm Giá trị nội tại chi phí Giá trị nội tại doanh thu
0 -1,261,495,636 0
1 362,568,995
2 329,608,177
3 299,643,797
4 272,403,452
5 325,968,456
Tổng -1,261,495,636 1,590,192,877
Tỷ lệ lợi ích/ chi phí = B/C = = 1.26
Kết luận: Tỷ lệ lợi ích của chi phí = 1.26>1 cho ta thấy cứ mỗi đồng chi phí bỏ ra sẽ mang về 1.505 đồng lợi ich => dự án hiệu quả.
Thời gian hoàn vốn
Là thời gian dự án hoàn với tỷ suất sinh lợi mong muốn bằng tỷ suất chiết khấu NPV= = 0
Trong đó: At: Giá trị dòng tiền năm t Thv : thời gian hoàn vốn i :tỷ suất chiết khấu
Nguyễn Thị Thùy Dung _ Đ7QLNL1 Page 67
Thv = T1 + x (T2-T1) Với T1 => NPV1 < 0 T2 => NPV2>0
Ta cso bảng tính NPV với i=10%
Bảng 2.8.2.11: Giá trị NPV theo năm
Năm Dòng tiền Dòng tiền
0 -1,261,495,636 -1,261,495,636
1 398,825,895 -898,926,641
2 398,825,895 -569,318,464
3 398,825,895 -269,674,667
4 398,825,895 2,728,785
5 524,975,458 328,697,241
T1 = 3 => NPV1 = -269,674,667 T2 =4 => NPV2 = 2,728,785
Thv= 3+ x(4 - 3) = 3.99 năm