Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngành điện năng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh điện năng Điện lực Tiên Lãng (Trang 24 - 28)

Để đánh giá được hiệu quả kinh doanh điện năng và hiệu quả tổ chức kinh doanh điện năng cần phải biết những đặc điểm chủ yếu của điện năng và kinh doanh điện năng đó là:

1. Về mặt hàng hóa sản phẩm, điện năng là mặt hàng hóa đặc biệt trong việc kinh doanh điện năng, điện năng là sản phẩm của quá trình lao động lao động nhƣng điện năng không nhìn thấy đƣợc, không thể để tồn kho, không cất trữ được như các loại hàng hóa khác. Quá trình sản xuất truyền tải - phân phối - sử dụng điện xảy ra đồng thời từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ và luôn luôn có sự cân bằng giữa công suất phát và công suất tiêu thụ.

2. Điện năng là dạng năng lượng dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác. Trong quá trình sử dụng, diện năng biến đổi thành các dạng năng lượng như nhiệt năng, cơ năng, quang năng...để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và đời sống con người.

3. Điện có thể sản xuất từ nhiều nguồn nguyện liệu khác nhau như : than, dầu, gió, nước, năng lượng nguyên tử, khí đốt...

4. Nhu cầu sử dụng điện luôn luôn biến đổi tại mọi thời điểm, theo giờ, theo ngày, theo tháng trong năm.

5. Quá trình sản xuất và phân phối điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ phải thông qua một hệ thống bao gồm lưới điện truyền tải - phân phối, các trạm biến áp.

6. Trong quá trình sản xuất và phân phối điện luôn có một lượng điện năng bị tiêu hao. Lượng điện tiêu hao này gọi là tổn thất điện năng kỹ thuật, nó bị mất đi một cách vô ích trong quá trình truyền tải. Tổn thất điện năng trên đường dây tải điện, trên đường dây phân phối điện, trong các máy biến áp,... là khách quan và không tránh khỏi trong quá trình cung ứng điện năng. Nó là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh điện năng.

7. Điện năng là sản phẩm vô hình, có yêu cầu đặc biệt an toàn về mặt kỹ thuật trong quá trình sản xuất – truyền tải – tiêu thụ.

8. Quá trình kinh doanh điện năng là một quá trình cung cấp một loại sản phẩm vừa mang tính hàng hóa vừa mang tính dịch vụ. Do đó, quá trình kinh doanh điện năng phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng dùng điện là cung ứng đầy đủ, liên tục, an toàn, đảm bảo chất lượng điện năng.

9. Đầu tư các công trình hệ thống điện (nguồn và lươi điện) đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn của Nhà nước.

10. Giá điện do Nhà nước quy định, kể cả giá bán cho các công ty phân phối điện đến giá mà các công ty phân phối điện được phép bán cho khách hàng.

2.5.3. Quy trình kinh doanh

Mô hình hoạt động kinh doanh điện năng

Kể từ khi được phân cấp trong hoạt động kinh doanh đến nay, dây chuyền kinh doanh bán điện của các công ty Điện lực đã thực sự trở thành một chu trình khép kín với một chuỗi các hoạt động kinh doanh bán điện có quan hệ với nhau nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động chung thống nhất.

Quy trình truyền tải điện năng từ điện đầu nguồn đến các hộ tiêu thụ cũng có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ đơn giản sau:

Nguyễn Thị Thùy Dung _ Đ7QLNL1 Page 25

Thu tiền điện Xuất hóa

đơn tiền điện Bán điện

thương phẩm Mua điện

đầu nguồn

2 Sơ đồ hoạt động kinh doanh điện năng

Mua điện đầu nguồn của Công ty phải phối hợp giữa Công ty và Điện lực, tại các ranh giới bán điện đầu nguồn đều được lắp công tơ đo đếm và ghi chỉ số đều đặn hàng tháng để xác định lượng điện năng đầu nguồn. Công ty quyết toán tiền điện mua vào và giá mua đầu nguồn.

Bán điện thương phẩm phải dựa trên cơ sở hợp đồng mua bán điện với hộ dùng điện. Căn cứ vào nhu cầu mua điện của khách hàng Công ty ký kết hợp đồng mua bán điện và lắp đặt đường dây, công tơ cấp điện tới từng hộ gia đình dùng điện. Hàng tháng nhân viên điện lực đến ghi số tại các hộ dùng điện để xác định điện năng tiêu thụ và chuyển số liệu về phòng kinh doanh.

Xuất hóa đơn tiền điện: phòng kinh doanh cập nhật số liệu điện năng tiêu thụ vào các sổ ngân khoản và chuyển đến bộ phận máy tính tiến hành xuất hóa đơn tiền điện.

Hóa đơn tiền điện dựa trên các thông số kỹ thuật, điện năng tiêu thụ và mức giá bán điện do Nhà nước quy định. Hóa đơn tiền điện sau khi sản xuất được chuyển lại phòng kinh doanh vào sổ theo dõi quản lý.

Thu tiền điện: sau khi sản xuất hóa đơn tiền điện sẽ phát cho nhân viên thu ngân đến từng khu vực cố định để thu tiền điện. Hàng tháng thu ngân viên phải quyết toán hóa đơn nhận và số tiền thu được với phòng kinh doanh.

Đặc điểm hoạt động kinh doanh điện năng

Về vấn đề tiêu thụ: việc mua bán điện diễn ra giữa bên bán và bên mua. Bên mua điện quan hệ với bên bán điện bằng một hợp đồng kinh tế “Mua bán điện” và được làm các thủ tục kỹ thuật nối phụ tải với nguồn điện. Trong kinh doanh điện năng ở các Điện lực, đầu vào chính là quá trình ghi điện đầu nguồn (do EVN bán) và đầu ra chính là việc ghi điện tại các công tơ của các hộ tiêu thụ điện. Việc mua bán điện diễn ra đồng thời ở nhiều nơi nên rất khó khăn trong quá trình quản lý. Bên cạnh đó là việc khách hàng sử dụng trước trả tiền sau cũng là đặc tính riêng của hoạt động kinh doanh bán điện. Sau khi khách hàng tiêu thụ một lượng điện năng nhất định thể hiện trên công tơ đo đếm điện năng lập hóa đơn tiền điện và từ đó mới tiến hành công tác thu tiền bán điện.

Về phương diện đo đếm điện năng: cũng mang tính chất đặc biệt, mỗi khách hàng phải dùng công tơ đo đếm riêng. Công tơ này được niêm phong, kẹp chì sau khi đã qua thí nghiệm và đạt được tiêu chuẩn đo lường của Nhà nước. Với tầm quản lý rộng và lý

rộng và hết sức khó khăn, vì thế chất lượng và kỹ thuật đo đếm có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng điện bán ra.

Khác với các sản phẩm thông thường, điện được khách hàng tiêu dùng trước, sau một thời gian mới ghi nhận và đánh giá lượng điện năng khách hàng đã tiêu dùng.

Giá cả trong kinh doanh điện năng cũng khác nhau, giá bán điện cho khách hàng còn được điều chỉnh bởi mục đích sử dụng (dùng cho sinh hoạt và hộ gia đình, dùng cho sản xuất và cơ quan hành chính sự nghiệp hay dùng để chạy bơm thủy lợi tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp,…) và sản lượng điện mà khách hàng tiêu thụ.

Tóm tắt chương 1

Chương 1 trình bày về khái niệm và vai trò của việc phân tích hoạt động kinh doanh điện năng. Phân tích hoạt động kinh doanh điện năng là công tác hết sức quan trọng, đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh, từ đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy trình phân tích hoạt động kinh doanh điện năng được thực hiện theo trình tự:

− Lập kế hoạch phân tích: Xác định trước nội dung, phạm vi, thời gian và cách tổ chức phân tích.

− Thu thập, kiểm tra và xử lý số liệu: Sau khi thu thập tài liệu cần tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của tài liệu.

− Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích: Tuỳ theo nội dung, nguồn tài liệu thu thập được và loại hình phân tích để xác định hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích cho thích hợp.

− Báo cáo phân tích: Đây là bản tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những tài liệu chọn lọc để minh hoạ rút ra từ quá trình phân tích.

Ngoài ra chương 1 còn nêu đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành điện cũng như các quy trình của kinh doanh điện năng.

Thông qua việc giới thiệu sơ lược về phân tích hoạt động kinh doanh điện năng và đưa ra các phương pháp phân tích điển hình như: Phương pháp so sánh, phương pháp

Nguyễn Thị Thùy Dung _ Đ7QLNL1 Page 27

thay thế liên hoàn, phương pháp hồi quy để làm cơ sở phục vụ cho phần phân tích tại chương 2..

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh điện năng Điện lực Tiên Lãng (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w