Chủ thể và các bên liên quan trong giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 33 - 36)

Trên tầm vĩ mô, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong GNBV.

Trước hết, Nhà nước đưa mục tiêu GNBV vào Chiến lược 10 năm, Kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển kinh tế xã hội từ trung ương đến cơ sở. Nhà nước thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để chủ động điều tiết hợp lý các nguồn lực của toàn xã hội vào mục tiêu và hoạt động GNBV quốc gia.

Nhà nước đề ra những cơ chế, chính sách, giải pháp lớn mang tính đột phá, hỗ trợ đầu tư mạnh mẽ cho sản xuất và xây dựng hạ tầng cơ sở để người dân nói chung và người nghèo nói riêng được hưởng lợi. Nhà nước có cơ chế cho tạo việc làm, dạy nghề, nâng cao dân trí cho người nghèo. Chính phủ giao cho các Bộ, ngành chỉ đạo hỗ trợ theo lĩnh vực, các Tổng công ty, doanh nghiệp lớn tham gia hỗ trợ, giúp các huyện nghèo, xã nghèo.

Nhà nước tạo môi trường pháp lý để kinh doanh bình đẳng, có tính cạnh trạnh; ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các ngành, vùng, các sản phẩm và các dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển không phân biệt thành phần kinh tế. Tạo điều kiện về đất đai, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và phát triển các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân và tạo việc làm cho người lao động, thực hiện Chương trình GNBV. Nhà nước thiết lập môi trường thuận lợi để khuyến khích và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng khó khăn, vùng nông thôn.

Gắn việc đổi mới đồng bộ với việc thực hiện mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa ở vùng có điều kiện, tập trung ngân sách cho vùng khó khăn. Động viên tối đa các nguồn lực tài chính thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công bằng xã hội và GNBV. Hoàn thiện chính sách phân phối lần đầu nhằm giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động; mở rộng các hình thức phân phối lại thông qua phát triển hệ thống phúc lợi công cộng, bảo hiểm, an sinh xã hội, các chế độ ưu đãi, các hình thức trợ cấp xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội, giảm chệnh lệch giàu nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Nhà nước cung ứng các dịch vụ công tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận với thông tin, các dịch vụ y tế, giáo dục, khuyến khích cơ hội cho người nghèo, người yếu thế phát huy được tiềm năng của mình, thúc đẩy người nghèo tham gia vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách.

Nhà nước huy động bằng nhiều chương trình dự án, kêu gọi đầu tư, đóng góp của các tổ chức, cá nhân, xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu (giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học, trạm xá, bệnh viện, trụ sở, nhà cộng đồng, chợ...) phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Thực hiện các chính sách hỗ trợ về vốn, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật để

người nghèo bằng sức lao động của mình có thể tự sản xuất được các sản phẩm nuôi sống mình và vươn lên thoát nghèo.

1.3.2. Người nghèo/hộ nghèo

Người nghèo/hộ nghèo với vai trò là trung tâm trong mối quan hệ mật thiết với các tài sản sinh kế khác, tác động đến GNBV thông qua tác động đến thu nhập, tình trạng thoát nghèo và không tái nghèo. Vai trò của người nghèo/hộ nghèo trong GNBV được xem là vai trò của một loại tài sản sinh kế có chức năng đặc biệt trong việc tạo ra các kết quả sinh kế (thoát nghèo và không tái nghèo) thông qua các cơ chế sau: quyết định các tài sản sinh kế khác và tác động trực tiếp đến mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người; quyết định sinh kế của hộ gia đình; quyết định các hoạt động sinh kế, quyết định phương thức kết hợp các tài sản sinh kế trong các hoạt động sinh kế; quyết định khả năng thích ứng, điều chỉnh để phù hợp với những tác động từ bên ngoài; quyết định khả năng tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các hoạt động sinh kế, tăng năng suất lao động. Xu hướng tác động chung và chủ yếu là người nghèo nỗ lực hơn, chiến lược sinh kế hợp lý hơn, hoạt động sinh kế hiệu quả hơn, khả năng thích ứng cao hơn, tài sản sinh kế tốt hơn. Tuy nhiên, người nghèo phát huy tốt nhất vai trò đối với giảm nghèo khi họ thích ứng tốt với những điều kiện sản xuất và các tác động từ bên ngoài. Người nghèo trực tiếp tác động đến thu nhập của họ thông qua việc tăng năng suất lao động, quyết định khu vực làm việc, nghề nghiệp, quyết định quy mô hộ gia đình hay tỷ lệ người sống phụ thuộc….

Như vậy, giảm nghèo trước hết là bổn phận của chính người nghèo phải tự vươn lên và thoát nghèo, giảm nghèo sẽ không bền vững, nếu bản thân người nghèo không tích cực và nỗ lực phấn đấu vươn lên để có mức sống cao hơn. Vì vậy, GNBV phải được coi là sự nghiệp của bản thân người nghèo, hộ nghèo, cộng đồng nghèo, bởi vì sự nỗ lực tự vươn lên để thoát nghèo chính là động lực, là điều kiện cần cho sự thành công của mục tiêu chống nghèo đói.

1.3.3. Các bên liên quan khác

Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội, đoàn thể khác, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (iNGOs) cũng là những bên tham gia quan trọng trong tuyên truyền, vận động để phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước, cung cấp kinh nghiệm, tri thức và hỗ trợ tài chính cho giảm nghèo, tham gia giám sát tổ chức thực hiện các chính sách, mục tiêu, chương trình giảm nghèo của quốc gia, của địa phương.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w