2.1. Bối cảnh phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa
2.2.1. Các hoạt động giảm nghèo thời gian qua (2011 – 2015)
- Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
+ Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a. Nguồn vốn trung ương 1.270,45 tỷ đồng đã phân bổ thực hiện đầu tư cho 105 công trình trên địa bàn, trong đó bao gồm: 58 công trình giao thông, cầu, 34 công trình thủy lợi, 9 trung tâm dạy nghề, 4 công trình điện.
Các công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư đã phát huy hiệu quả, tạo tiền đề cho các địa phương phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân, văn hóa được nâng cao, góp phần quan trọng vào kết quả GNBV [19].
+ Tiểu dự án 2: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Hỗ trợ đầu tư 177 công trình hạ tầng thiết yếu của 37 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc 6 huyện vùng biển. Tổng số kinh phí hơn 250,707 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 187 tỷ đồng, ngân sách địa phương và các nguồn lồng ghép từ các chương trình khác (nông thôn mới...) gần 83,510 tỷ đồng. Duy tu bảo dưỡng 97 công trình gồm: 39 đường giao thông; 34 kênh mương; 16 trường học, 3 chợ, 01 trụ sở UBND xã, 4 trạm y tế với kinh phí hơn 13 tỷ đồng. Các công trình được tập trung đầu tư như: công trình giao thông, đường ra bến cá, khu nuôi trồng thủy sản; công trình xây dựng, duy tu, nâng cấp kênh mương tưới tiêu; công trình chợ cá; bờ bao chống triều cường; công trình cấp, thoát nước khu nuôi trồng thủy sản... [19].
+ Tiểu dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, giáo dục đào tạo và dạy nghề các huyện nghèo 30a. Trung ương đã hỗ trợ hơn 382 tỷ đồng để thực hiện một số nội dung sau: Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: Hỗ trợ trên 17 nghìn hộ phát triển sản xuất với kinh phí trên 49 tỷ đồng; 15.810 hộ nghèo mua trâu, bò sinh sản, kinh phí 79,051 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo các thôn bản giáp biên giới trong thời gian chưa tự túc được lương thực: Có hơn 2.930 hộ với 15.441 nhân khẩu tại 55 bản 16 xã của 5/7 huyện nghèo được hỗ trợ lương thực ổn định cuộc sống, kinh phí hỗ trợ trên 33 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư: Phụ cấp và hỗ trợ đào tạo để tăng cường 386 cán bộ khuyến nông viên cho 386 thôn, bản, kinh phí trên 3 tỷ đồng. Chính sách xuất khẩu lao động: Hỗ trợ 2.500 lao động tham gia đi học nghề và bồi dưỡng những kiến thức cần thiết, trong đó đã có 2.365 lao động đi xuất khẩu tại nước ngoài có thu nhập ổn định [19].
- Dự án 2: Chương trình 135, Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn
Giai đoạn 2011-2015, ngân sách trung ương hỗ trợ 843,88 tỷ đồng, trong đó đầu tư cơ sở hạ tầng 689 tỷ đồng, 29,63 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng công trình, 124,45 tỷ đồng phát triển sản xuất, đào tạo cán bộ. Hỗ trợ 16.172 con gia súc, 61.223 con gia cầm; 588.141 kg lúa lai, 42.752 kg ngô lai;
254.667 giống cây; 3.612 kg thức ăn công nghiệp; 3.397.481 kg vôi bột và phân bón các loại; 556 bình phun thuốc trừ sâu; 127 máy móc nông cụ sản xuất; 4.290 lọ vác xin và 21.184.000 đồng thuốc bảo vệ thực vật; 40.045 cây ăn quả cho hơn 60.000 lượt hộ; xây dựng được 1.453 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, chợ, điện, nhà sinh hoạt động đồng; duy tu, bảo dưỡng được 135 công trình, bàn giao đưa vào sử dụng. Mở 88 lớp đào tạo cho 8.494 học viên, trong đó: cán bộ xã là 599 người; cán bộ thôn, bản và cộng đồng là: 7.895 người [18].
- Dự án 3: Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo
Đầu tư hỗ trợ xây dựng, nhân rộng 15 mô hình giảm nghèo (7 mô hình trồng trọt và 8 mô hình chăn nuôi) cho 13 xã của 8 huyện. Tổng kinh phí thực hiện 11,9 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 4,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương 53 triệu đồng, đầu tư của doanh nghiệp và tham gia của người dân hơn 6 tỷ đồng. Tổng số hộ tham gia: 592 hộ nghèo, trong đó có 356 hộ dân tộc thiểu số. Sau khi hoàn thành dự án, có 223 hộ tham gia dự án thoát nghèo, các hộ còn lại sau khi trả nợ đã tích lũy được kinh nghiệm, giống và vốn để tái đầu tư sản xuất vụ sau, góp phần GNBV trong các năm tiếp theo [18].
- Dự án 4: Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện Chương trình
Kinh phí trung ương hỗ trợ 14,871 tỷ đồng để tổ chức gần 500 cuộc đối thoại chính sách, 60 lớp tập huấn cho hơn 4.000 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, thực hiện 10 phóng sự truyền hình, 73.000 tờ rơi, 27 pano giới thiệu về Chương trình giảm nghèo. Định kỳ hàng năm, tổ chức kiểm tra, giám sát và tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả giảm nghèo về Ban Chỉ đạo tỉnh và Bộ LĐTBXH [18].
Ngoài ra, tỉnh còn huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng. Đã có hàng trăm doanh nghiệp đóng góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ các địa phương trong tỉnh xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo và hỗ trợ đời sống giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo, như: Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn; Quỹ Thiện Tâm.... Đặc biệt từ năm 2014 đến nay, Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel tổ chức phát động Chương trình "Chung tay vì cộng đồng - Hỗ trợ bò giúp người nghèo biên giới". Đến 30/8/2015, đã tổ chức trao 4.015 con bò cái sinh sản cho 4.015 hộ nghèo các xã biên giới với tổng giá trị hơn 60 tỷ đồng [18].
Ngoài ra, một số chương trình phát triển khác tuy không trực tiếp nhưng có lồng ghép hỗ trợ mục tiêu giảm nghèo, như:
- Chương trình 134: Hỗ trợ cho 30.758 hộ nghèo dân tộc thiểu số về nhà ở; 19.987 hộ xây dựng các công trình nước sinh hoạt phân tán, 150 công trình nước sinh hoạt tập trung; 8.842 hộ thiếu đất sản xuất với diện tích 1.947,42 ha; 2.187 hộ chuyển đổi phát triển sản xuất và cho 4.575 hộ đất ở với diện tích 70 ha. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 259,126 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương cấp là 238.703 triệu đồng, vốn đối ứng của địa phương là 20,423 tỷ đồng [18].
- Chương trình xây dựng nông thôn mới: Đến cuối năm 2015, đã có 86 xã và 20 thôn bản đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đang từng bước hoàn thiện các tiêu chí, bộ mặt nông thôn có sự thay đổi rõ rệt. Hiệu quả từ Chương trình Nông thôn mới đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn, hỗ trợ đáng kể cho các mục tiêu giảm nghèo trong năm và cả giai đoạn [18].
2.2.1.2.Các hoạt động cụ thể hỗ trợ giảm nghèo
- Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo + Công tác đào tạo nghề: Trong 5 năm với kinh phí thực hiện Chương trình MTQG Dạy nghề là 226,253 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ 102 tỷ đồng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề. Toàn tỉnh đã hỗ trợ 33.700 lượt lao động nông thôn học nghề, trong đó khoảng 14.000 lao động là người có công, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất sản xuất, 1.000 lao động hộ cận nghèo và 18.700 lao động khác [18].
+ Công tác tạo việc làm, xuất khẩu lao động: Kinh phí thực hiện là 36,718 tỷ đồng. Trong 5 năm toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 300.770 người đạt 100,25% kế hoạch, trong đó có 45.870 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài [18].
- Ưu đãi tín dụng hộ nghèo
Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai cho vay 12 chương trình tín dụng ưu đãi cho người nghèo, người cận nghèo và các đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo khác trên địa bàn toàn tỉnh.
Tổng doanh số cho vay đạt 9.434,96 tỷ đồng với trên 548.503 lượt hộ được vay vốn. Bao gồm: cho vay Hộ nghèo 3.735,8 tỷ đồng với 195.289 lượt hộ; cho vay Hộ cận nghèo 1.591,5 tỷ đồng với 61.151 lượt hộ; cho vay HSSV 1.337,9 tỷ đồng với 94.583 lượt HSSV; cho vay XKLĐ 36,3 tỷ đồng cho 749
hộ; cho vay giải quyết việc làm 194,3 tỷ đồng với 8.009 hộ; cho vay hộ mới thoát nghèo 96,4 tỷ đồng với 2.899 hộ.... Nguồn vốn tín dụng ưu đãi hàng năm đã giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có vốn làm ăn vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương [18].
- Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo
Trong 5 năm, đã hỗ trợ, miễn giảm học phí cho hơn 1 triệu học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số và hộ nghèo. Trong đó miễn giảm học phí cho 181.872 học sinh nghèo với kinh phí 36,822 tỷ đồng; trợ cấp xã hội trên 723.930 học sinh, sinh viên với kinh phí trên 74,801 tỷ đồng; trợ cấp tiền ăn cho học sinh bán trú người DTTS là 99.869 học sinh với kinh phí gần 224,5 tỷ đồng; hỗ trợ lương thực cho 58.190 học sinh với số lượng ước gần 5.627 tấn [18].
- Hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng
Hệ thống bệnh viện tuyến huyện, các trạm y tế cấp xã được nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư góp phần nâng cao chất lượng điều trị, giảm gánh nặng chi phí cho người dân và giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Đặc biệt, đối với các huyện nghèo, các huyện miền núi được đầu tư đồng bộ, 7 trung tâm y tế huyện (trong đó có 5 trung tâm thuộc huyện nghèo) được đầu tư mới với tổng kinh phí gần 69 tỷ đồng. Các Trạm y tế xã đã từng bước đi vào hoạt động ổn định, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được tổ chức thực hiện có hiệu quả [18].
Trong 5 năm đã cấp hơn 4,7 triệu lượt thẻ BHYT cho các đối tượng người nghèo và dân tộc thiểu số với tổng kinh phí gần 2.980 tỷ đồng. Tỷ lệ người cận nghèo tham gia cùng mua thẻ BHYT từ năm 2013 đến 2015 tăng lên rõ rệt do có các chính sách, dự án hỗ trợ [18].
- Hỗ trợ về nhà ở
Đến cuối năm 2012 đã có 32.490 hộ được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg với tổng kinh phí thực hiện hơn 787,6 tỷ đồng, trong
đó kinh phí Trung ương hỗ trợ 249,6 tỷ đồng, vốn tín dụng ưu đãi 230,4 tỷ đồng, còn lại là nguồn huy động khác. Ngoài ra, thực hiện theo Quyết định 716/QĐ-TTg, từ năm 2015 đã hỗ trợ cho 100 hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt của 02 huyện Thạch Thành và Vĩnh Lộc vốn kinh phí 4 tỷ đồng, ngân sách nhà nước hỗ trợ 1 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng chính sách 1 tỷ đồng, đã giúp cho các hộ nghèo không phải ở trong nhà tạm bợ dột nát, mùa mưa lũ có nơi an toàn để nương náu và bảo vệ tài sản, yên tâm sản xuất tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo [18].
- Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý
Tổ chức được 2.372 đợt sinh hoạt của 102 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý với khoảng 83.000 lượt người tham gia. Hỗ trợ, trợ giúp pháp lý cho 662 vụ việc; 425 đợt cung cấp trợ giúp pháp lý lưu động; tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí cho 12.989 người; phát 18 nghìn tài liệu miễn phí; tổ chức 15 lớp đào tạo, tập huấn cộng tác viên trợ giúp pháp lý cho 1.612 lượt người. Thông qua các chính sách, hoạt động trên đã tạo điều kiện cho người nghèo, cận nghèo và nhân dân các huyện, xã nghèo, thôn/bản ĐBKK hiểu biết thêm về pháp luật và các chính sách của Nhà nước [18].
- Hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, DTTS, đồng bào miền núi hưởng thụ văn hóa, thông tin
Tổ chức đào tạo cho 400 cán bộ là Phó chủ tịch phụ trách văn xã, cán bộ văn hóa xã và cán bộ phụ trách đài truyền thanh của 196 xã thuộc 11 huyện miền núi trong tỉnh; đầu tư 04 máy phát hình 500W và 02 máy phát thanh 500W cho Đài truyền hình huyện, đầu tư 20 hệ thống máy phát thanh tại 11 điểm sinh hoạt dân cư cộng đồng; thực hiện Dự án "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet cộng đồng tại Việt Nam". Với các chính sách được thực hiện đồng bộ đã tạo điều kiện cho người nghèo, người cận nghèo và người dân tộc thiểu số trên toàn tỉnh được tiếp xúc, tiếp cận và
hưởng thụ thông tin về các chính sách pháp luật, kinh nghiệm làm ăn, kỹ thuật sản xuất… được truyền tải sâu rộng tới nhân dân [18].
- Hỗ trợ tiền điện cho hơn 765.000 lượt hộ nghèo với tổng kinh phí 289,944 tỷ đồng, gần 90.000 lượt hộ thuộc chính sách bảo trợ xã hội với kinh phí 79,192 tỷ đồng. Hỗ trợ 146,202 tỷ đồng cho hơn 350.000 người nghèo mua muối I ốt, bột canh và hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho người nghèo [18].