Kinh nghiệm thực tiễn về giảm nghèo bền vữngGNBV và bài học rút ra

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 43)

1.4.1. Hà Tĩnh

Về xây dựng các mô hình, chỉ đạo ở cấp xã để rút kinh nghiệm triển khai cho các huyện và toàn tỉnh.

Hà Tĩnh vốn là một tỉnh nghèo ở Trung bộ, có những nét tương đồng với Thanh Hóa. Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách XĐGN và chương trình GNBV, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đề ra những bước đi, mô hình giảm nghèo hiệu quả.

Từ nhận thức, nguyên nhân cụ thể về nghèo của từng hộ, từng xã, từng vùng rất đa dạng, nên những biện pháp cụ thể về giảm nghèo cho từng hộ, từng xã cũng khác nhau. Trên cơ sở phân loại theo vùng sinh thái, các giải pháp giảm nghèo phải được triển khai làm thí điểm, xây dựng mô hình để rút ra bài học, cách làm để nhân rộng. Để nghiên cứu các giải pháp giảm nghèo, Hà Tĩnh đã phân chia và đi sâu nghiên cứu đặc điểm của từng vùng sinh thái khác nhau. Chẳng hạn, huyện Thạch Hà chỉ có 44 ngàn ha đất tự nhiên nhưng được chia làm 5 vùng kinh tế - sinh thái rất rõ rệt.

- Các xã vùng 1 (vùng biển bãi ngang): Có 10 xã thì 5 xã nghèo, đông dân nhưng ít đất, hầu như không có công trình thuỷ lợi.

- Các xã vùng Bắc Hà: Thuỷ lợi khó khăn, đất đai khô cằn, ngành nghề, dịch vụ chưa phát triển.

- Các xã vùng cửa biển: Tuy không có công trình thuỷ lợi, dân đông, đất cát, đất bạc màu nhưng làm nghề biển và phát triển được các ngành nghề dịch vụ nên kinh tế và mức sống khá hơn hai vùng đã nêu trên.

- Các xã vùng núi phía Tây huyện: Đất nông nghiệp nhiều nhưng là những xã mới hình thành nên thiếu thốn về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tỷ lệ nghèo cao.

- Các xã vùng trung tâm huyện: Có truyền thống thâm canh lúa nước, thuận tiện về giao thông, thuỷ lợi nhưng bình quân đất nông nghiệp cho một hộ nhân khẩu thấp lại độc canh nên cũng gặp không ít khó khăn trong giảm nghèo.

Qua việc nghiên cứu nghèo ở những vùng sinh thái khác nhau, Hà Tĩnh nhận ra rằng: Nghèo vừa có điểm chung, vừa có tính đặc thù riêng của từng địa bàn cụ thể. Do vậy, trong chỉ đạo phải sâu sát, vận dụng cơ chế chính sách chung và điều kiện cụ thể một cách năng động. Từ nhận thức đó, các huyện đều có chỉ đạo điểm hoặc xây dựng các mô hình điểm.

Một điển hình tiêu biểu là xã Kỳ Thọ (Kỳ Anh) đã xây dựng được mô hình tốt về giảm nghèo. Kỳ Thọ là xã thuần nông nhưng đất đai bị nhiễm mặn nên đời sống nhân dân rất khó khăn. Đầu năm 2011 vẫn còn 23,1% số hộ trong xã thuộc diện hộ nghèo. Xã đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Địa phương mạnh dạn chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp bộ giống, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Có nhiều mô hình nuôi tôm cho thu nhập từ 300 – 500 triệu đồng/năm. Diện tích nuôi tôm nước

lợ 158 ha, sản lượng bình quân 316 tấn/ năm. Nhiều mô hình sản xuất đã mang lại hiệu quả như mô hình cánh đồng một giống lúa, mô hình cánh đồng mẫu ở Tân Sơn,Tân Thọ. Hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi nội đồng được quy hoạch và bê tông hóa theo hướng hiện đại hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân yên tâm sản xuất. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp từ 40,19%

năm 2010 lên 63,4% năm 2015; Trong 5 năm (2010-2015) đã xây dựng 16 mô hình chăn nuôi bò, 12 mô hình chăn nuôi lợn có bể biôga, và 02 mô hình chăn nuôi gà hàng ngàn con.

Bên cạnh đó, Kỳ Thọ tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm tạo đột phá cho phát triển kinh tế – xã hội. Tiêu biểu là dự án đường di dân vùng lũ, dự án nâng cấp củng cố đê mặn, huy động nhân dân xây dựng 7,5 km đường bê tông liên thôn liên gia, 1,4 km kênh bê tông nội đồng….

Giao thông đi lại thuận lợi, tạo điều kiện phát triển các ngành nghề, lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đem đến cơ hội đổi đời thoát nghèo vươn lên làm giàu cho người dân. Năm 2015, tổng giá trị kinh tế xã hội ở Kỳ Thọ đạt 88,013 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 24,2 triệu đồng, tăng gấp 1,34 lần so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng tăng từ 23,2% lên 24,4 %; Thương mại – Dịch vụ tăng từ 18,26 % lên 39,5 %; nông – lâm – ngư nghiệp giảm: từ 41,2% xuống còn 36.1%, hộ nghèo giảm xuống còn 11,2%.

Mô hình Kỳ Thọ đã tác dụng tích cực đối với một số xã trong vùng, trong huyện và có tác dụng tích cực trong phạm vị cả tỉnh.

1.4.2. Đắk Lắk

Thực hiện xây dựng mô hình phát triển kinh tế gắn với tăng cường cán bộ chuyên trách giảm nghèo cho vùng đồng bào Dân tộc.

Đắk Lắk là một tỉnh Miền núi nằm ở phía Nam Tây Nguyên, Đắk Lắk có diện tích tự nhiên trên 13.120 km2, dân số trên 1,8 triệu người với 44 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có khoảng 30% là đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Giai đoạn 2011 – 2015, số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm từ 81.053 hộ, xuống còn 25.322 hộ (tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 20,82% xuống còn 6,01%), bình quân giảm 2,96%/năm; đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 38,95% xuống còn 12,08%.

Riêng 19 xã có số hộ nghèo cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 50,3% xuống còn 27,21%.

Điểm nổi bật trong công tác giảm nghèo ở Đắk Lắk đó là:

- Hội đồng nhân dân tỉnh đã có nghị quyết tập trung ưu tiên nguồn lực cho chương trình giảm nghèo. Ngoài nguồn lực của trung ương hỗ trợ theo chính sách chung, hàng năm ngân sách địa phương dành tối thiểu 1,5% tổng chi ngân sách địa phương, hỗ trợ 400 triệu đồng/năm/xã cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 50% trở lên, hỗ trợ 200 triệu đồng/năm/xã cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% đến 50%. Đồng thời bố trí mỗi xã, phường 1 cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo với mức phụ cấp 450.000 đồng/tháng. Hộ thoát nghèo tiếp tục được hưởng chính sách về tín dụng, y tế, giáo dục, khuyến nông, khuyến lâm, dạy nghề trong vòng 2 năm kể từ ngày công bố thoát nghèo.

- Tập trung sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền và các ban ngành thông qua việc xây dựng mô hình giảm nghèo điểm gắn với từng vùng, từng dân tộc để chỉ đạo nhân ra diện rộng như: mô hình “10 giúp 1” ở huyện Ea H’leo; mô hình “Đào tạo và tuyển dụng lao động nghèo và người dân tộc

thiểu số”, mô hình “Khoán quản lý bảo vệ rừng” ở huyện Krông Pắc và Ea H’leo...

- Thực hiện tốt các chính sách đã ban hành: trong 5 năm (2011-2015), toàn tỉnh đã đầu tư 372 tỷ đồng để xây dựng 650 công trình hạ tầng giao thông, kênh mương thủy lợi, trường học, chợ, nhà sinh hoạt cộng đồng và công trình cấp nước sinh hoạt; chưa kể, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho 87.601 hộ nghèo, tổng kinh phí gần 15,6 tỷ đồng. Điển hình như trên địa bàn huyện Ea Kar, địa phương đã đầu tư xây dựng 42 công trình hạ tầng với tổng số vốn gần 31,4 tỷ đồng; cấp hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi và tập huấn khuyến nông cho 654 hộ nghèo theo dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, tổng kinh phí gần 6,8 tỷ đồng. Nhờ đó, giai đoạn 2011 – 2015, toàn huyện giảm được gần 1.800 hộ nghèo, đặc biệt, thôn 23 và buôn Ea Knuôp, xã Cư Ni đã hoàn thành mục tiêu của chương trình và đưa ra khỏi diện đầu tư.

- Sự chung tay của tổ chức các đoàn thể mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo. Cụ thể, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã vận động được gần 110 tỷ đồng để sửa chữa và xây dựng 2.164 nhà Đại đoàn kết cho người nghèo. Hội Liên hiệp phụ nữ huy động 100 tỷ đồng từ đóng góp của hội viên để giải quyết cho 30.146 lượt hội viên nghèo vay vốn, đoàn thanh niên vận động xây dựng 310 căn nhà Nhân ái...

- Làm tốt công tác rà soát, xác định hộ nghèo, theo dõi biến động hộ nghèo và triển khai các chính sách, dự án đến với người nghèo đúng đối tượng, các thủ tục hỗ trợ người nghèo về vay vốn, cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí… đã có nhiều đổi mới linh hoạt, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng chính sách, chế độ kịp thời…

1.43.32. Một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa

Từ thực tiễn GNBV đã nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về GNBV cho tỉnh Thanh Hóa như sau:

Thứ nhất, thực hiện lồng ghép tổng hợp các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế xã hội, để thúc đẩy GNBV. Chỉ có như vậy mới khắc phục được tình trạng chồng chéo, manh mún trong sử dụng nguồn vốn và huy động

được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung và GNBV nói riêng.

Thứ hai, có chính sách thống nhất và đồng bộ, tấn công toàn diện vào nghèo đói. Có chính sách cụ thể hỗ trợ cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ có như vậy mới đảm bảo khắc phục được những tồn tại hạn chế trong tổ chức và thực hiện giảm nghèo bền vững, đẩy lùi sự gia tăng về khoảng cách thu nhập giữ các vùng.

Thứ ba, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo việc làm, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân. Nếu thực hiện được vấn đề này, sẽ giúp người dân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận được với các dich vụ xã hội tốt hơn, thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào vùng khó khăn, tạo điều kiện để người nghèo có cơ hội giao lưu trao đổi hàng hóa, thúc đẩy GNBV.

Thứ tư, trao quyền nhiều hơn cho cấp cơ sở trong việc thực hiện công tác giảm nghèo. Tuyên truyền cho người dân hiểu, đặc biệt là các hộ nghèo có ý thức vươn lên tự thoát khỏi nghèo đói. Bởi vì, muốn GNBV, không ai khác mà là chính bản thân người nghèo, địa phương nghèo phải trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp giảm nghèo mới đem lại sự bền vững.

Kết luận chương 1

Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực cho người nghèo là phương thức tốt nhất để GNBV. Giống như quá trình phát triển, nghèo đói là một khái niệm đa chiều. Trong cùng một thời điểm, người nghèo có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi khác nhau, có thể là những khó khăn trong khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, đất đai, nước sạch hoặc điện thắp sáng. Đánh giá nghèo cần được tiếp cận rộng hơn từ

chiều cạnh phát triển toàn diện con người, giúp bảo đảm mức sống tối thiểu, đồng thời đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước GNBV.

Qua việc phân tích những khái niệm về nghèo và nghèo đa chiều, tiêu chí và chuẩn nghèo đa chiều, GNBV; những nhân tố ảnh hưởng GNBV; vai trò của người nghèo và các bên liên quan trong GNBV; bài học rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn ở một số địa phương để có cái nhìn tổng quan về GNBV trong bối cảnh hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w