Vị trí địa lý và tài nguyên, môi trường

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 54)

2.1. Bối cảnh phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa

2.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên, môi trường

2.1.1.1. Vị trí địa lý - Vị trí địa lý kinh tế

Thanh Hóa thuộc Vùng Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 153 km về phía Nam theo Quốc lộ 1A; có tọa độ địa lý từ 19018’ - 20000’ độ Vĩ Bắc và 104022’ - 106004’ độ Kinh Đông. Ranh giới: Phía Bắc giáp các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ; Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [36].

Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 11.129,48 km2. Toàn tỉnh có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 24 huyện. Nằm ở trung tâm kết nối các khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải Miền Trung, Miền núi Tây Bắc, Đông Bắc Lào và Vịnh Bắc Bộ; cửa ngõ thông thương ra biển gần nhất của khu vực phía Tây Tây Bắc Tổ quốc và Đông Bắc Lào. Trong bối cảnh phát triển, hội nhập của đất nước và khu vực hiện nay, Thanh Hóa có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh trọng yếu; lợi thế giao lưu kinh tế, thương mại nhiều hướng với nhiều vùng miền trong nước và quốc tế [36].

- Điều kiện địa hình và các vùng

Thanh Hóa có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, hơn 2/3 diện tích là đồi núi và được phân thành 03 vùng địa lý rõ rệt, gồm vùng miền núi, đồng bằng và vùng ven biển [36].

+ Vùng miền núi: Gồm 11 huyện (Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc,

Cẩm Thuỷ và Thạch Thành) diện tích tự nhiên 7.993,19 km2, chiếm 71,8%

diện tích toàn tỉnh. Vùng có địa hình phức tạp, nhiều núi cao chia cắt gây trở ngại cho phát triển kinh tế, xã hội; có tiềm năng lớn phát triển kinh tế rừng (có hơn 550 nghìn ha đất rừng) [36].

+ Vùng đồng bằng : Gồm 10 huyện, thị xã, thành phố (TP Thanh Hóa, TX Bỉm Sơn và các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung) diện tích tự nhiên 1.955,5 km2, chiếm 17,6% diện tích toàn tỉnh. Vùng có địa hình bằng phẳng, đất đai chủ yếu là phù sa bồi đắp bởi hệ thống sông Mã và sông Yên; cơ sở hạ tầng khá tốt, điều kiện vị trí thuận lợi cho giao lưu trong, ngoài tỉnh, phát triển kinh tế đa ngành với nhiều sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, tuy nhiên quỹ đất hạn chế do mật độ dân cư đang ngày càng cao [36].

+ Vùng ven biển: Gồm 06 huyện, thị xã giáp biển (TX Sầm Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia) diện tích tự nhiên 1.180,8 km2, chiếm 10,6% diện tích toàn tỉnh. Vùng ven biển có địa hình khá bằng phẳng chủ yếu là đất sa bồi và đất cát, gần bờ có một số đảo (Hòn Mê, Hòn Nẹ,...) tổng diện tích các đảo 810 ha. Đây là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh trong việc phát triển công nghiệp, cảng biển, hàng hải, du lịch biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, vùng ven biển hiện đang chịu tác động nhiều từ các quá trình động lực biển như triều dâng, mặn hóa [36].

- Khí hậu

Thanh Hóa có khí hậu chia hai mùa rõ rệt. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa. Những năm qua, Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khá rõ. Thời tiết thay đổi, bão lũ, khô hạn diễn biến phức tạp; nhiệt độ tháng 6 đến tháng 8 có xu hướng tăng lên; mùa khô lưu lượng dòng chảy các sông xuống thấp cộng với triều cường dâng cao gây xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền (có nơi trên 30 km); cường độ mưa, bão tăng lên, gây ngập úng, lũ quét, xói

lở bờ biển ngày càng nhiều ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống [36].

2.1.1.2.Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu - Tài nguyên đất

Điều kiện thổ nhưỡng trong tỉnh phần lớn là đất nâu vàng đến đỏ vàng trên các đồi núi thấp và đất đồng bằng sa bồi thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Vùng miền núi đất thích hợp cho trồng nhiều loại cây lâm nghiệp và cây công nghiệp (mía, cao su,…), cây ăn quả. Tuy nhiên, vùng miền núi phần lớn là đất dốc ít thuận lợi cho thâm canh nông nghiệp, khả năng giữ nước của đất kém phải đầu tư nhiều cho thủy lợi. Vùng đồng bằng đất có thể trồng nhiều loại cây trồng nhiệt đới ngắn ngày, dài ngày. Đến hết 2013, toàn tỉnh đã sử dụng 1.013.160 ha chiếm 91,03% diện tích đất tự nhiên;

diện tích đất chưa sử dụng còn tương đối lớn 99.788 ha chiếm 8,97% diện tích đất tự nhiên, tuy nhiên đất bằng chưa sử dụng còn không nhiều 11.151,51 ha [36].

- Tài nguyên rừng

Với hơn 1/2 diện tích tự nhiên là rừng, trong đó rừng sản xuất hơn 350.000 ha, Thanh Hóa có lợi thế lớn phát triển kinh tế rừng, phát triển công nghiệp gỗ quy mô lớn từ sản xuất cung cấp nguyên liệu đến chế biến; hình thành các làng nghề chế biến lâm sản góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế miền núi và tạo nguồn sinh kế cho 7- 8 vạn hộ đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn có các rừng bảo tồn đa dạng sinh học (hơn 80 nghìn ha), tập trung ở Vườn quốc gia Bến En, Vườn quốc gia Cúc Phương và các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái [36].

- Tài nguyên nước

Mạng lưới sông ngòi có 04 hệ thống sông chính gồm sông Mã, sông Hoạt, sông Yên, sông Bạng, tổng chiều dài 881 km, ngoài ra còn nhiều sông

suối nhỏ, mật độ sông suối bình quân 0,5- 0,6 km/km2. Hệ thống hồ có 610 hồ chứa và 1.023 đập dâng. Tổng lưu lượng nước phân bố không đều theo không gian và thời gian nên xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ vào mùa khô. Nguồn nước dưới đất tương đối dồi dào nhưng phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng ven biển; khu vực núi vừa và cao nước dưới đất hạn chế, một số nơi khan hiếm thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô [36].

- Tài nguyên biển

Thanh Hóa có hơn 102 km bờ biển, đây là một trong những lợi thế quan trọng cho phát triển kinh tế tỉnh. Khả năng khai thác lợi thế có biển trước hết là phát triển cảng biển, hàng hải, du lịch nghỉ dưỡng biển và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản [36].

Khu vực Nghi Sơn là địa điểm thuận lợi cho xây dựng cảng biển nước sâu. Luồng tàu khu vực Cảng Nghi Sơn có mức nước sâu 10 - 11 m, xây dựng được cảng tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000 DWT. Tại khu vực đảo Mê, có thể xây dựng bến chuyển tải cho tàu chở nhiên liệu trên 100.000 DWT [36].

Vùng biển Thanh Hóa có nhiều bãi cá, tôm trữ lượng khá lớn, có đầy đủ thành phần các loài cá trong Vịnh Bắc Bộ (hơn 120 loài trong đó có 53 loài cá nổi, 69 loài cá đáy, tôm biển 12 loài) với nhiều loài đặc thủy sản (tôm hùm, cá song, cá mú,…). Hiện tại, trữ lượng hải sản đang có xu hướng giảm dần, tổng trữ lượng khoảng 140 - 165 nghìn tấn [36].

Ven bờ biển Thanh Hóa có nhiều bãi bồi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Tại các cửa lạch có những bãi bồi rộng hàng trăm ha ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương có thể phát triển các khu nuôi trồng thuỷ sản gắn với chế biến quy mô lớn. Hiện đã có trên 8.000 ha nuôi trồng thủy sản mặn, lợ (tôm sú, tôm he chân trắng, cua, cá, rau câu) [36].

- Tài nguyên tự nhiên cho phát triển du lịch

Thanh Hóa có nhiều bãi biển đẹp và rộng như Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải

Tiến... hiện rất thích hợp cho phát triển các khu du lịch biển cao cấp kết hợp du lịch thể thao, giải trí thu hút khách trong nước, quốc tế. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Suối cá Cẩm Lương, Động Từ Thức, Núi Hàm Rồng; Vườn quốc gia Bến En và các khu bảo tồn thiên nhiên có thể thu hút đầu tư phát triển thành các khu, điểm du lịch tham quan, sinh thái và nghỉ dưỡng. Thanh Hóa là một trong số ít địa phương đang hội tụ nhiều lợi thế phát triển du lịch. Tiềm năng tự nhiên kết hợp với các giá trị văn hóa truyền thống sẽ là lợi thế lớn để phát triển [36].

2.1.2. Dân số và phân bố dân cư 2.1.2.1. Dân số và phân bố dân cư

Theo Niên giám Thống kê Thanh Hóa năm 2014, Thanh Hoá có 3.496.600 người, trong đó dân số thành thị khoảng 454,7 nghìn người, chiếm 13%; dân số nông thôn 3.043,3 nghìn người, chiếm 87%; là tỉnh có số dân đông thứ ba trong cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội) và là tỉnh đông dân nhất so với sáu tỉnh Bắc Trung Bộ. Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông ở thành phố, thị xã, thị trấn ven biển, ven sông và thưa thớt ở các vùng núi. Mật độ dân số là 314 người/km2,cao gấp 1,17 lần bình quân cả nước (268 người/km2). Riêng thành phố Thanh Hoá có mật độ là 2.384 người/km2, các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương có mật độ trên 1.100 người/km2. Trong khi đó tại các huyện miền núi như Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá có mật độ thấp, chỉ từ 39 người đến 46 người/km2. Tỷ lệ số dân là nữ giới chiếm cao hơn nam giới (51,05% nữ và 48,95% nam). Cộng đồng dân cư trong tỉnh hiện có 28 dân tộc anh em, gồm: Kinh có 2.858,9 nghìn người (chiếm 81,73% dân số), Mường có 372,2 nghìn người (10,64%

dân số), Thái 227,7 nghìn người (6,51% dân số), Mông 15 nghìn người (0,43% dân số), Thổ 11,9 nghìn người (0,34% dân số) và 23 dân tộc thiểu số khác khoảng trên 11 nghìn người [36].

2.1.2.2. Dân số và nguồn nhân lực

Thanh Hóa có nguồn nhân lực trong tuổi lao động khá dồi dào. Từ năm 2010 đến 2014, lao động 15 tuổi trở lên tăng từ 2.115 nghìn người lên 2.283 nghìn người (chiếm 65,3% dân số), trong đó lao động từ 18 tuổi đến dưới 40 tuổi chiếm 54,7%. Hầu hết lao động từ 18 - 35 tuổi đều đã qua giáo dục THCS, THPT, có điều kiện thuận lợi để tổ chức đào tạo, dạy nghề và thu hút vào thị trường lao động [36].

Lao động trong độ tuổi đang làm việc trong nền kinh tế năm 2014 có khoảng 2.155 nghìn người, tăng bình quân 1,01%/năm giai đoạn 2011 - 2014.

Lao động ở thành thị hầu hết đã qua đào tạo, lao động ở nông thôn phần lớn chưa qua đào tạo. Từ 2010 đến 2014, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40%

lên 52% (ở mức tương đương cả nước), trong đó qua đào tạo nghề chiếm khoảng 37,4%. Hiện tại, cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chưa hợp lý, tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng nghề trở lên còn thấp. Lao động có tay nghề kỹ thuật cao, giáo viên đại học, giáo viên dạy nghề có trình độ chuyên môn cao còn thiếu [36].

2.1.3. Phát triển kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,4%

(theo phương pháp mới (GRDP) do Tổng Cục Thống kê công bố đạt 8,2%) cao hơn các giai đoạn trước (2006 - 2010 tăng 11,3%/năm; 2001 - 2005 tăng 9,1%/năm). GDP năm 2015 (giá 1994) đạt 34.901 tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2010; đứng thứ 8 cả nước và lớn nhất trong khu vực Bắc Trung Bộ; GDP bình quân đầu người đạt 1.520 USD. Năm 2015, có 7.606 doanh nghiệp đang hoạt động, gấp 1,67 lần năm 2010; tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động/vạn dân ước đạt 22,3 doanh nghiệp [36].

Sản xuất nông, lâm, thủy sản có bước phát triển theo hướng sản xuất

hàng hóa, quy mô lớn, gắn với nâng cao năng suất, hiệu quả và khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của từng vùng. Giai đoạn 2011 - 2015, tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 1,69 triệu tấn, hiện có 509 trang trại chăn nuôi tập trung, trồng mới được 54.400 ha rừng tập trung, bình quân mỗi năm trồng mới 10.800 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 52%. Giá trị sản xuất thủy sản bình quân hàng năm tăng 6,8% [36].

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá; giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng 14,1%; các sản phẩm công nghiệp chủ lực như: xi măng, điện sản xuất, đường, vật liệu xây dựng, hàng may mặc, da giày,…duy trì mức tăng trưởng khá và đóng góp chi phối trong giá trị sản xuất công nghiệp. Giai đoạn 2011 - 2015, đã hoàn thành và đưa vào hoạt động một số cơ sở sản xuất mới, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và nâng cao năng lực sản xuất của ngành công nghiệp như: Nhiệt điện Nghi Sơn I, giày Sunjade, Nhà máy chíp điện tử Thạch Anh, chế biến thủy sản Long Hải… Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (công trình trọng điểm quốc gia) đang được đầu tư xây dựng. Một số sản phẩm thủ công được duy trì và phát triển như: chế biến thủy sản, mộc dân dụng, khâu nón lá, chiếu cói, làm đèn lồng, đồ trang sức từ vỏ ốc biển,… góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn [36].

Các ngành dịch vụ có bước phát triển cả về quy mô và loại hình dịch vụ, chất lượng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Giá trị sản xuất năm 2015 đạt 20.520 tỷ đồng, gấp 1,82 lần năm 2010. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2015 đạt 61.394 tỷ đồng, gấp 2,9 lần năm 2010. Xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao; bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 31,4%; đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt mốc 1,48 tỷ USD. Ngành du lịch ước đón 5,5 triệu lượt khách, doanh thu du lịch bình quân hàng năm tăng 24,2%. Vận tải đường hàng không có bước phát triển vượt bậc, với tần suất bay và hệ số sử dụng ghế tăng cao; đến hết

năm 2015, lượng khách thông qua Cảng hàng không Thọ Xuân đạt khoảng 500.000 khách, gấp 1,5 lần mục tiêu được quy hoạch đến năm 2020. Mật độ điện thoại đạt 77,94 máy/100 dân. Tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 2015 đạt 46.560 tỷ đồng, gấp 3,28 lần so với đầu năm 2010; tổng dư nợ đạt 58.850 tỷ đồng, gấp 2,72 lần [36].

Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 38,3% lên 42,1%;

ngành dịch vụ tăng từ 37,6% lên 40,4%; ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 24,1% năm 2010 xuống còn 17,5% năm 2015. Cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất và gắn với nhu cầu thị trường. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, năm 2015, tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản giảm 11,2%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8,4%, dịch vụ tăng 2,8% so với năm 2010 [36].

Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh được cải thiện và ngày một hấp dẫn hơn, các chỉ số đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh đều nằm trong tốp đầu cả nước như: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, Chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương. Giai đoạn 2011 - 2015, đã thu hút 668 dự án đầu tư (có 34 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký 129.000 tỷ đồng và 2,57 tỷ USD [36].

2.1.3.2. Xã hội

Công tác nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ có nhiều chuyển biến; nhiều doanh nghiệp đã chủ động, mạnh dạn đổi mới thiết bị, công nghệ, đem lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh. Giai đoạn 2011 - 2015 đã triển khai thực hiện gần 300 nhiệm vụ khoa học công nghệ (230 nhiệm vụ mới), nghiệm thu 170 nhiệm vụ; một số giống cây trồng, vật nuôi được lai tạo, chọn lọc và đưa vào sản xuất; một số kỹ thuật tiên tiến được ứng dụng trong chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân [36].

- Chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm luôn đạt trên 99%, trong đó có khoảng 45 - 50% học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Giáo dục mũi nhọn luôn duy trì tốp đầu của cả nước với nhiều học sinh đạt giải quốc gia và quốc tế. Chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên, có 98,8% giáo viên đạt chuẩn các cấp học, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 61,9%. Cơ sở vật chất trường lớp học được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 86,4%, tăng 3,8% so với năm 2010; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 51,9%. Quy mô, ngành nghề đào tạo các trường chuyên nghiệp, dạy nghề được mở rộng; nội dung, phương pháp đào tạo được đổi mới, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội [36].

- Chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế được nâng lên; nhiều kỹ thuật chuyên sâu về lâm sàng, cận lâm sàng được ứng dụng thành công.

Giai đoạn 2011 - 2015, đưa vào hoạt động 6 bệnh viện ngoài công lập, nâng số bệnh viện ngoài công lập lên 10 bệnh viện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Công tác y tế dự phòng và đảm bảo vệ sinh ATTP được tăng cường, không có dịch lớn xảy ra trên địa bàn. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí cũ đạt 90,9%, vượt mục tiêu kế hoạch (tính theo tiêu chí mới đạt 45%); số giường bệnh/vạn dân đạt 23,8 giường, số bác sỹ/vạn dân đạt 7,6 bác sỹ. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế ước đạt 75%, tăng 5,8% so với năm 2010 [36].

Từ 2011-2015, có 1.416 làng, bản, khu phố được công nhận đạt chuẩn văn hóa, nâng tỷ lệ làng, bản, khu phố được công nhận đạt chuẩn văn hóa lên 67%. Thời lượng phát sóng chương trình bằng tiếng dân tộc tăng, 99% dân số được phủ sóng phát thanh và 98% dân số được phủ sóng truyền hình [36].

Giai đoạn 2011 - 2015, giải quyết việc làm cho trên 300 nghìn lao

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w