Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ TRỢ GIÚP TRẺ TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2 Thực trạng về thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật
Nhằm đánh giá thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, tác giả đề tài đã tiến hành nghiên cứu các dịch vụ công tác xã hội đang được cung cấp tại Trung tâm gồm:
dịch vụ tư vấn, tham vấn trị liệu; dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng; dịch vụ hỗ trợ y tế, phục hồi chức năng; dịch vụ hỗ trợ giáo dục (chuyên biệt/hòa nhập); dịch vụ sinh hoạt giải trí, văn hóa và thể thao; tiến hành khảo sát 50 trẻ khuyết tật, phụ huynh gia đình trẻ và 50 nhân viên trực tiếp chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật, đồng thời tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng là các đối tác nhà tài trợ, viện trợ; lãnh đạo Trung tâm; đại diện cơ quan ban ngành, địa phương và người dân trên địa bàn nghiên cứu
Kết quả khảo sát về khách thể nghiên cứu, cho thấy nhu cầu của trẻ khuyết tật rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau song thực tế tại Trung tâm, nhu cầu của trẻ khuyết tật được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
Bảng 2.1: Nhu cầu của trẻ khuyết tật theo thứ tự ưu tiên
STT Nhu cầu Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Chăm sóc sức khỏe và y tế 48 96,0%
2 Rèn luyện các kỹ năng sống 46 92,0%
3 Hòa nhập cộng đồng 33 66,0%
4 Giáo dục, học nghề, việc làm 17 34,0%
5 Tâm lý tình cảm 12 24,0%
Nhìn vào bảng 2.1 có thể thấy nhu cầu của trẻ khuyết tật theo thứ tự ưu tiên chủ yếu là nhu cầu về chăm sóc sức khỏe y tế; kế đến là nhu cầu về rèn luyện các kỹ năng sống; nhu cầu hòa nhập cộng đồng; tiếp đến là nhu cầu được tham gia học tập văn hóa, dạy nghề, tạo việc làm và nhu cầu tư vấn tâm lý tình cảm xếp cuối cùng.
Điều này cho thấy tính logich và thực tiễn của thuyết nhu cầu Maslow là có cơ sở.
Nhu cầu của trẻ khuyết tật cũng theo thứ bậc từ thấp (vật chất và an toàn) đến cao (xã hội, tôn trọng và phát triển).
Hay theo kết quả một khảo sát khác đối với trẻ khuyết tật và phụ huynh về
“Biết dịch vụ công tác xã hội là gì không?” thì có đến 40% trẻ khuyết tật và gia đình trẻ là chưa biết, 58% đã nghe qua, 2% là biết rõ về dịch vụ công tác xã hội. Đối với những dịch vụ hiện có mà trẻ đang thụ hưởng tại Trung tâm thì có đến 56% xác nhận đúng là những dịch vụ công tác xã hội, 4% trả lời là không phải và đến 40%
trả lời không biết. Như vậy, có thể thấy vẫn còn phần lớn trẻ em khuyết tật và gia đình là đối tượng chính phải được thụ hưởng và cần được biết các thông tin về các
chế độ, chính sách dành cho người khuyết tật nhưng họ vẫn chưa hề biết và cũng không được biết đầy đủ về những quyền lợi của mình.
2.2.1. Dịch vụ tư vấn, tham vấn trị liệu
Nhu cầu được hỗ trợ tâm lý như tư vấn, tham vấn trị liệu đối với TKT là một nhu cầu cần thiết đối với tất cả trẻ khuyết tật khi đến với Trung tâm. TKT và gia đình cần được tư vấn các phương pháp trị liệu, phục hồi chức năng và đối với từng trường hợp cụ thể sẽ có những hỗ trợ can thiệp khác nhau; phụ huynh gia đình trẻ một số có những vấn đề tâm lý rất lớn khi có một đứa con không trọn vẹn như mong muốn và bị khuyết tật, tâm lý bị hụt hẫng, thay đổi và gây xáo trộn đến gia đình như vợ chồng ly hôn, hoặc cha/mẹ bỏ con không chăm sóc. Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, việc điều trị, phục hồi cho trẻ tốn nhiều tiền của, thời gian và công sức đi lại nhiều nơi… dẫn đến mất niềm tin và hy vọng. Một số cha mẹ không chấp nhận sự thật về vấn đề khuyết tật của trẻ đang gặp phải. Để giúp những gia đình này cần có đội ngũ tư vấn có kiến thức chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong cuộc sống và cần rất nhiều thời gian tư vấn, tham vấn để họ giải tỏa được những suy nghĩ cố chấp của bản thân, cần có nhiều thông tin và nhiều dẫn chứng khác nhau để họ nhìn nhận vấn đề một cách tích cực hơn.
Qua phỏng vấn bà NTMX nhân viên xã hội phòng hỗ trợ tâm lý cho biết
“Hơn 80% trẻ khuyết tật xin gửi vào Trung tâm để điều trị, can thiệp phục hồi chức năng đều chưa được hưởng các chế độ, chính sách của người khuyết tật tại địa phương, một số không biết, một số khác vì ngại các thủ tục và mặc cảm về con em mình, không muốn người khác biết con mình bị khuyết tật”. Đây cũng là vấn đề lớn của công tác truyền thông khi mà các chế độ, chính sách, quyền lợi của người khuyết tật không đến được với người thụ hưởng, người dân còn chưa biết và còn e ngại với các thủ tục hành chính, rườm rà… vẫn còn có sự phân biệt đối xử từ chính gia đình trẻ và trong cộng đồng.
Qua khảo sát nhân viên trực tiếp, kết quả vể sự hiểu biết về dịch vụ tư vấn, tham vấn trị liệu như sau:
Biểu đồ 2.1 về sự hiểu biết về dịch vụ tư vấn, tham vấn trị liệu
Nhìn vào biểu đồ 2.1 về sự hiểu biết về dịch vụ tư vấn, tham vấn trị liệu cho thấy số tỷ lệ cán bộ, viên chức, người lao động trong Trung tâm có sự hiểu biết từ một chút đến hiểu nhiều chiếm 96% (trong đó hiểu nhiều là 14%, hiểu một chút 12%, biết là 48% và biết một chút là 22%). Ngoài ra có 4% là không hiểu biết gì về dịch vụ tư vấn, tham vấn trị liệu.
Cũng theo số liệu khảo sát khác về các dịch vụ công tác xã hội đang được hỗ trợ cho trẻ khuyết tật tại Trung tâm như dịch vụ tư vấn, tham vấn trị liệu thì có đến 94% nhân viên được khảo sát trả lời là có biết trong khi có 6% trả lời là không biết
Như vậy có thể thấy hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn, tham vấn trị liệu cho trẻ khuyết tật tại Trung tâm so với báo cáo hoạt động tham vấn tư vấn năm 2015 đến nay đã được nâng dần lên và thực hiện đồng bộ cùng với các hoạt động khác trong việc hỗ trợ cho trẻ khuyết tật, từ việc chỉ có 1 người nhân viên xã hội làm công tác vãng gia, hỗ trợ tư vấn đến năm 2015 Trung tâm đã hình thành được phòng hỗ trợ tâm lý gồm 3 nhân viên xã hội chuyên nghiệp đảm trách việc quản lý, tiếp nhận và lập hồ sơ theo dõi, vãng gia, tư vấn tâm lý… cùng phối hợp với các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ khác như y tế, giáo dục, chăm sóc trẻ… trong việc lập và thực hiện kế hoạch trợ giúp cho trẻ.
Kết quả khảo sát 100 người trong đó có 50 nhân viên và 50 trẻ khuyết tật và phụ huynh đã có nhận xét và đánh giá về dịch vụ tư vấn, tham vấn trị liệu tại Trung tâm như sau:
Bảng 2.2. Đánh giá về dịch vụ tư vấn, tham vấn trị liệu St
t
Nội dung Mức độ (%)
Chưa tốt
Bình
thường Tốt Rất tốt VỀ DỊCH VỤ TƯ VẤN, THAM VẤN
1 Thiết kế/bố trí/sắp xếp phòng tư vấn,
tham vấn trị liệu 21 42 32 05
2
Tiện nghị phục vụ cho phụ huynh và trẻ khuyết tật khi đến tư vấn, tham vấn trị liệu
28 41 28 03
3 Chương trình hỗ trợ tư vấn, tham vấn trị
liệu 27 23 43 07
VỀ NĂNG LỰC CỦA NHÂN VIÊN TƯ VẤN, THAM VẤN
1 Trình độ chuyên môn của nhân viên tư
vấn 01 18 73 08
2 Kỹ năng của nhân viên tư vấn 03 20 76 01
3 Thái độ của nhân viên khi tư vấn, tham
vấn trị liệu 02 16 57 25
4 Phương pháp tư vấn, tham vấn trị liệu 04 22 69 05 Qua bảng 2.2 cho thấy có từ 21 đến 28% đánh giá việc thiết kế/bố trí/sắp xếp phòng tư vấn, tham vấn (21%) cùng tiện nghi phục vụ (28%) và chương trình hỗ trợ tư vấn (27%) là chưa tốt, qua quan sát tác giả thấy việc đầu tư trang thiết bị và sử dụng phòng và khu vực dành cho hoạt động tư vấn, tham vấn là còn thiếu và chưa phù hợp do sử dụng chung với phòng làm việc có diện tích nhỏ, còn bị ảnh hưởng bởi những tác động tiếng ồn từ bên ngoài, chưa có không gian yên tĩnh, vách ngăn hoặc khu vực riêng dành cho trẻ và phụ huynh khi cần tư vấn, tham vấn, ghế ngồi không tạo cảm giác thoái mái và do sử dụng ghế làm việc chỉ dành cho người lớn nên thật sự chưa an toàn cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật. Tuy nhiên chỉ có từ 1 – 4% đánh giá về trình độ chuyên môn (1%), kỹ năng (3%), thái độ của nhân viên tư vấn (2%) và phương pháp tư vấn (4%) là chưa tốt, tức có 96 – 99% đánh giá là đảm bảo, tốt và rất tốt. Điều này cho thấy việc sử dụng nhân viên xã hội chuyên nghiệp có trình độ từ đại học phụ trách phòng hỗ trợ tâm lý là những người có chuyên môn được đào tạo chính quy có kỹ năng và phương pháp làm việc là phù hợp và có thể đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ tâm lý cho trẻ khuyết tật. Mặt khác việc chưa có được chuyên gia tâm lý hay nhân viên xã hội có kinh nghiệm về nghề và kinh nghiệm sống trong đội ngũ nhân viên phòng hỗ trợ tâm lý hiện nay cũng như thiếu sự hỗ trợ phối hợp giữa các bộ phận, khoa, phòng trong Trung tâm cũng là trở ngại, khó khăn cho việc xây dựng các chương trình hỗ trợ tư vấn, tham vấn trị liệu cho trẻ khuyết tật.
Qua phỏng vấn bà NTMX về những kiến nghị, đề xuất để nâng cao hoạt động tư vấn, tham vấn trị liệu cho TKT, đã có ý kiến: “Cần nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên xã hội làm công tác tư vấn, tham vấn về các kiến thức chuyên sâu về tư vấn, tham vấn và tâm lý cho TKT; Bố trí phòng tư vấn, tham vấn tách riêng khỏi phòng làm việc để có nơi rộng rãi và không gian riêng, tạo sự thoải mái cho đối tượng, trang bị thêm trang thiết bị phù hợp với TKT và tăng cường sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chuyên môn trong toàn Trung tâm”
(PVS Bà NTMX, CVCTXH). Và qua quan sát thực tế, tác giả nhận thấy những ý kiến nêu trên là những phản ánh khách quan và xác đáng về thực trạng dịch vụ hỗ trợ tâm lý, tư vấn, tham vấn trị liệu hiện nay, rất cần được sự quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ của lãnh đạo Trung tâm.
Bảng 2.3. Đánh giá về hiệu quả của dịch vụ tư vấn, tham vấn trị liệu St
t
Nội dung Mức độ hiệu quả (%)
Chưa hiệu
quả
Hiệu quả
Hiệu quả
tốt
Hiệu quả rất
tốt VỀ DỊCH VỤ TƯ VẤN, THAM
VẤN
1 Kết quả tư vấn, tham vấn trị liệu 13 44 39 04
2 Thời gian tư vấn, tham vấn 19 39 38 04
3 Vai trò của nhân viên tư vấn, tham
vấn trị liệu 18 36 42 04
4 Vai trò của nhà quản lý 17 38 41 04
VỀ THỰC HIỆN CÁC VAI TRÒ CỦA NVXH TRONG
1 Quản lý trường hợp 12 52 28 08
2 Huy động nguồn lực 14 63 20 03
3 Thực hiện kết nối, chuyển gửi 18 54 24 04
4 Nâng cao nhận thức và biện hộ 20 53 24 03
Theo bảng 2.3 đánh giá về hiệu quả của dịch vụ tư vấn, tham vấn trị liệu, cho thấy về kết quả tư vấn, thời gian tư vấn và vai trò của nhân viên tư vấn và nhà quản lý đều đạt từ hiệu quả đến hiệu quả rất tốt với tỷ lệ đánh giá khá cao từ 81% đến 87%, tương tự như vậy kết quả việc thực hiện các vai trò của NVXH (về quản lý trường hợp, huy động nguồn lực, thực hiện kết nối, chuyển gửi và nâng cao nhận
thức và biện hộ) đều đạt tỷ lệ đánh giá cao từ 80% đến 88% đạt từ hiệu quả đến hiệu quả rất tốt.
Qua quan sát và thu thập thông tin việc tư vấn, tham vấn cho trẻ và gia đình trẻ được nhân viên xã hội thực hiện ngay từ lần đầu khi tiếp xúc cho đến khi trẻ được tiếp nhận vào Trung tâm để hỗ trợ can thiệp và trợ giúp xã hội, trong quá trình hỗ trợ tâm lý lần tiếp theo NVXH ghi nhận ít có những vấn đề mới phát sinh mà phần lớn trẻ và gia đình đều có sự hợp tác và tuân thủ theo kế hoạch trợ giúp ban đầu đã đặt ra như lựa chọn các phương pháp can thiệp trị liệu, phục hồi chức năng đối với từng trường hợp cụ thể, có rất ít các trường hợp cần phải tư vấn về tâm lý cũng như về những biểu hiện hành vi của trẻ. Tuy nhiên do điều kiện và tình trạng khuyết tật đặc biệt nặng của trẻ gửi vào Trung tâm nên thời gian theo dõi và đánh giá việc hỗ trợ tâm lý thường kéo dài và mất nhiều thời gian nên một số ý kiến khảo sát đánh giá về thời gian tư vấn, tham vấn chưa hiệu quả với tỷ lệ 19% cao hơn các nội dung khác là phù hợp với điều kiện thực tế.
Tóm lại, dịch vụ tư vấn, tham vấn trị liệu tại Trung tâm chưa được đánh giá cao và đạt hiệu quả tốt là do việc đầu tư trang thiết bị và sử dụng phòng và khu vực dành cho hoạt động tư vấn, tham vấn là còn thiếu và chưa phù hợp do sử dụng chung với phòng làm việc có diện tích nhỏ, còn bị ảnh hưởng bởi những tác động tiếng ồn từ bên ngoài, chưa có không gian yên tĩnh, vách ngăn hoặc khu vực riêng dành cho trẻ và phụ huynh khi cần tư vấn, tham vấn. Mặt khác dịch vụ này chưa có đội ngũ chuyên gia tâm lý can thiệp hoặc cố vấn, nhân viên xã hội chưa có kinh nghiệm về nghề và kinh nghiệm sống, đội ngũ nhân viên phòng hỗ trợ tâm lý hiện nay thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận, khoa, phòng liên quan trong Trung tâm.
Đây cũng là trở ngại, khó khăn cho việc xây dựng các chương trình hỗ trợ tư vấn, tham vấn trị liệu trẻ khuyết tật tại dịch vụ này vì vậy qua khảo sát vẫn chưa được đánh giá là đảm bảo và tốt hoàn toàn.
2.2.2. Dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng
Số trẻ khuyết tật hiện đang thụ hưởng dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng tại trung tâm là 146 trẻ, trong đó đa số là chăm sóc bán trú chiếm tỷ lệ 98%, chăm sóc nội trú chiếm 2%. Quy mô hoạt động của dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng tập trung vào chăm sóc ban ngày, chia theo lứa tuổi, trẻ khuyết tật dưới 06 tuổi chiếm 31%, từ 06 tuổi đến 10 tuổi chiếm 49% và trên 11 tuổi chiếm 20%.
Số nhân viên thực hiện cho dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng là 60 nhân viên, chiếm 81% so với tỷ lệ cán bộ viên chức trung tâm. Theo quan sát số trẻ khuyết tật tiếp cận dịch vụ này khá nặng, số trẻ có khả năng tự phục vụ một phần chiếm 40%,
số cần phải có sự trợ giúp cả về ăn uống, đi lại…vv, chiếm 60%. Như vậy, để tổ chức thực hiện dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đòi hỏi rất nhiều yếu tố hỗ trợ cả về nhân lực và điều kiện cơ sở vật chất phù hợp để đảm bảo tốt trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Bảng 2.4: Bảng đánh giá về dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng
Stt Nội dung
Còn thiếu và chưa phù hợp
Đảm
bảo Tốt Rất tốt
1 Độ an toàn ngôi nhà trẻ khuyết tật sinh sống
06% 53% 29% 12%
2 Nguồn nước an toàn để ăn uống và sinh hoạt
04% 53% 30% 13%
3 Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 01% 47% 37% 15%
4 Tiện nghi sinh hoạt phù hợp 33% 45% 20% 2%
5 Tiện nghi sinh hoạt cá nhân 16% 44% 39% 1%
6 Thiết kế/bố trí/sắp xếp phòng ăn, phòng ngủ, phòng sinh hoạt phù hợp với trẻ khuyết tật
16% 48% 33% 3%
7 Số nhân viên với số trẻ CSND 06% 53% 29% 12%
Qua khảo sát chế độ dinh dưỡng, nguồn nước sinh hoạt và độ an toàn ngôi nhà trẻ sinh sống thì đảm bảo, tốt và rất tốt. Có 50% đánh giá là tốt và rất tốt và 50% đánh giá là đảm bảo. Như vậy vấn ăn uống và nơi ở của trẻ dịch vụ đảm bảo khá tốt. Qua quan sát nhà bếp, tác giả nhận thấy chế độ dinh dưỡng cũng được quan tâm, có thực đơn hàng tuần, xuất ăn có tính thành phần dinh dưỡng nhằm đáp ứng đầy đủ năng lượng cho khẩu phần mỗi trẻ. Qua báo cáo tổng kết của trung tâm tỷ lệ tăng cân hàng năm trung bình tăng từ 81% đến 83%, tỷ lệ đứng cân và giảm cân từ 6% đến 12%, số giảm cân này do các cháu vừa bị khuyết tật vừa có kèm bệnh lý kèm theo như suy tim, phế quản, hen, suyễn...vì vậy khả năng chăm sóc dinh dưỡng nhằm tăng cân cho nhóm trẻ gặp rất nhiều khó khăn.
Nhìn vào bảng 2.4 các phụ huynh và nhân viên tại trung tâm nhận xét tiện nghi sinh hoạt phù hợp với trẻ khuyết tật, tiện nghi sinh hoạt cá nhân của trẻ khuyết tật và việc thiết kế, sắp xếp phòng ăn, phòng ngủ, phòng sinh hoạt còn thiếu và chưa phù hợp hoặc chỉ đảm bảo cho trẻ chứ chưa được đánh giá cao. Có đến 33% ý kiến cho rằng tiện nghi sinh hoạt cho trẻ là còn thiếu và chưa phù hợp, có 16% ý kiến đánh giá sắp xếp phòng ốc sinh hoạt và tiện nghi sinh hoạt cá nhân của trẻ còn thiếu