Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ TRỢ GIÚP TRẺ TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật
2.3.1. Đặc điểm đối tượng
Trẻ khuyết tật tại Trung tâm có rất nhiều dạng tật và đa phần là khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, trẻ không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày và cần có người theo dõi, trợ giúp chăm sóc một phần hoặc trợ giúp chăm sóc hoàn toàn, đặc điểm này đã có những ảnh hưởng đến các dịch vụ công tác xã hội mà Trung tâm hiện đang cung cấp hỗ trợ cho trẻ khuyết tật.
Qua khảo sát 50 nhân viên trung tâm về những đặc điểm nào của trẻ khuyết tật có ảnh hưởng đến các dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.13. Đánh giá những đặc điểm của trẻ ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội
Stt Nội dung Mức độ (%)
Không ảnh hưởng
Ảnh hưởng
bình thường
Ảnh hưởng
mạnh
Ảnh hưởng rất
mạnh
1 Tình trạng và dạng khuyết tật 24 24 48 04
của trẻ
2 Nhận thức của trẻ khuyết tật 22 22 52 04
3 Lứa tuổi và số lượng trẻ tham gia dịch vụ
30 22 44 04
4 Tâm lý của trẻ khuyết tật 28 28 34 10
Qua bảng 2.13 đánh giá những đặc điểm của trẻ ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội, cho thấy có từ 44 – 56 % đánh giá về: Tình trạng, dạng khuyết tật của trẻ; Nhận thức; Lứa tuổi và số lượng trẻ tham gia; Tâm lý trẻ khuyết tật cho rằng không ảnh hưởng và ảnh hưởng bình thường đến các dịch vụ công tác xã hội, có 44 – 56 % đánh giá có ảnh hưởng mạnh và rất mạnh, trong đó đặc điểm về tình trạng, dạng tật và nhận thức của trẻ được đánh giá có ảnh hưởng mạnh và rất mạnh, chiếm 52 – 56 %, tâm lý trẻ khuyết tật cũng được đánh giá là có ảnh hưởng rất mạnh (10%), điều này phù hợp với thực tế qua quan sát tác giả nhận thấy hầu hết các trẻ khuyết tật đều có tình trạng khuyết tật nặng và rất nặng, nhận thức của trẻ rất thấp, trẻ thường có hành vi bất thường hay la hét, vận động kém, có trẻ không vận động được, trẻ không có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ kém, giao tiếp khó khăn do đó trẻ cần phải có sự trợ giúp rất nhiều hoặc trợ giúp hoàn toàn một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt, học tập, vui chơi giải trí… của trẻ. Để đảm bảo việc hỗ trợ tốt nhất, đối với trẻ khuyết tật đặc biệt nặng được phân thành nhóm riêng để có những hỗ trợ chăm sóc can thiệp đặc biệt, theo báo cáo số trẻ này chiếm 60%, số trẻ khuyết tật nặng còn lại được phân thành các nhóm theo dạng tật, lứa tuổi, nhu cầu cần can thiệp và hỗ trợ để phân thành các nhóm riêng như: nhóm trẻ tự kỷ, nhóm trẻ khiếm khuyết vận động, nhóm trẻ chuyên biệt, …vv. Tùy vào số lượng và đặc điểm yêu cầu can thiệp của từng trẻ sẽ có những chương trình, kế hoạch can thiệp cho cá nhân hoặc nhóm phù hợp tương ứng với việc bố trí đội ngũ nhân viên trực tiếp tham gia cùng với nhóm.
Bên cạnh đó phụ huynh và hoàn cảnh gia đình của trẻ khuyết tật cũng có những ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động dịch vụ công tác xã hội như kết quả khảo sát.
Biểu 2.6: Đánh giá về hoàn cảnh gia đình và phụ huynh của trẻ ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội
Nhìn vào biểu đồ 2.6 thể hiện rõ cả 4 yếu tố thái độ, nhận thức, sự tham gia phối hợp của phụ huynh và mối quan hệ và hoàn cảnh gia đình trẻ ảnh hưởng mạnh đến dịch vụ, có 56 – 68 % đánh giá về thái độ, nhận thức, sự tham gia và mối quan hệ, hoàn cảnh gia đình của trẻ có ảnh hưởng mạnh và rất mạnh trong đó, nhận thức của phụ huynh về các dịch vụ cũng như sự tham gia phối hợp của phụ huynh và gia đình được đánh giá cao 68% có ảnh hưởng mạnh và rất mạnh, cho thấy việc có sự tham gia hợp tác của gia đình trẻ trong hỗ trợ can thiệp sẽ giúp trẻ mau chóng phục hồi và phát triển tốt, những trường hợp gia đình và phụ huynh thiếu sự quan tâm, ỷ lại và giao hết cho trung tâm, thiếu sự hợp tác, thường kết quả can thiệp phục hồi không đem lại kết quả và mất nhiều thời gian để can thiệp và trợ giúp do trẻ phần lớn sẽ có phát sinh những vấn đề về tâm lý cần can thiệp sớm…
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy yếu tố về đặc điểm đối tượng, như:
tình trạng, dạng khuyết tật; nhận thức của trẻ, phụ huynh và gia đình trẻ khuyết tật;
Sự hợp tác, phối hợp của phụ huynh gia đình trẻ có ảnh hưởng đến việc cung ứng các dịch vụ CTXH ở trung tâm. Bên cạnh đó đặc điểm về tâm lý trẻ khuyết tật cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến dịch vụ.
2.3.2. Nhân viên công tác xã hội
Bảng 2.14: Đánh giá về nhân viên công tác xã hội ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội
Stt Nội dung Mức độ (%)
Không ảnh hưởng
Ảnh hưởng bình thường
Ảnh hưởng
mạnh
Ảnh hưởng rất mạnh
1 Trình độ chuyên môn của NVXH
11 04 59 26
2 Phẩm chất, đạo đức 14 02 58 26
3 Tính chuyên nghiệp của NVXH
10 06 58 26
4 Kỹ năng của NVXH 14 04 58 24
5 Ứng dụng các phương pháp CTXH
06 11 58 25
6 Thái độ của NVXH 12 14 50 24
Qua bảng 2.14 đánh giá về nhân viên công tác xã hội có ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội, cho thấy có 74% trở lên đánh giá các yếu tố trên của NVXH đều có ảnh hưởng mạnh và rất mạnh đến dịch vụ CTXH, trong đó trình độ chuyên môn (85%), phẩm chất đạo đức (84%), tính chuyên nghiệp của NVXH (84%) được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp đến là ứng dụng các phương pháp (83%) và kỹ năng của NVXH (82%). Qua khảo sát nhân viên làm CTXH tại Trung tâm đều đã qua đào tạo chuyên môn ở bậc từ trung học chuyên nghiệp trở lên, có phẩm chất, đạo đức và lòng yêu thương trẻ khuyết tật, luôn tận tụy và chịu khó, tuy nhiên số được đào tạo chuyên môn về CTXH rất khiêm tốn chỉ chiếm 6%, do đó có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả trợ giúp cho trẻ trong thời gian qua. Một số ý kiến phỏng vấn, đánh giá: “Dịch vụ CTXH tại Trung tâm còn chưa chuyên nghiệp, vai trò của NVXH chưa được phát huy, NVXH còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng và phương pháp thực hành chưa tốt nên hiệu quả mang lại chưa cao”.
Qua phỏng vấn ông NTT (điều phối viên tổ chức TDH Đức tại VN, có 23 năm theo dõi dự án tài trợ) nhận xét: “Đội ngũ nhân viên CTXH và nhân viên thực hiện các dịch vụ hỗ trợ tại Trung tâm rất đa dạng. Họ khác nhau về độ tuổi, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và sự đạo đức nghề nghiệp. Sự chênh lệch này ảnh hưởng không nhỏ tới việc chăm sóc trẻ. Người có chuyên môn, kinh nghiệm tốt và nhiệt tình thì trẻ được hưởng dịch vụ tốt hơn, do đó đội ngũ chuyên môn giỏi là chìa khóa của thành công. Họ biết trẻ cần gì và nên chăm sóc như thế nào. Họ cũng là người yêu cầu nhà quản lý cung cấp các dụng cụ, phương tiện hỗ trợ để chăm sóc trẻ được tốt nhất”.
Tóm lại, nhân viên CTXH có ảnh hưởng và ảnh hưởng rất mạnh đến dịch vụ CTXH tại Trung tâm, trong đó trình độ chuyên môn về CTXH, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng và phương pháp thực hành nghề là những nội dung cần được chú trọng và quan tâm nhiều nhất, bởi để hướng tới chuyên nghiệp hóa nghề CTXH thì
việc nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ nhân viên làm CTXH của Trung tâm là yêu cầu cần thiết hiện nay.
2.3.3. Nguồn lực xã hội
Công tác xã hội hiện nay đã được xã hội thừa nhận như là một nghề chân chính. Sự nhận thức và hiểu biết về CTXH đã có những chuyển biến tích cực, cụ thể CTXH đã bắt đầu có sự tham gia của cả xã hội mà tích cực nhất là các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập… Theo ý kiến của nhiều chuyên gia nghiên cứu về thực trạng CTXH ở nước ta cho rằng: “Để công tác xã hội trở nên chuyên nghiệp, các nguồn quỹ xã hội có tính bền vững, khả thi hơn thì Việt Nam cần xã hội hóa CTXH”.
Kinh phí hoạt động hiện nay của Trung tâm chủ yếu được cấp từ ngân sách nhà nước và một phần nhận từ sự đóng góp, hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng tiền hoặc hiện vật… Về khả năng phát triển lâu dài Trung tâm được quy hoạch là cơ sở bảo trợ xã hội công lập hiện nay được giao quyền tự chủ một phần và tiến tới tự chủ hoàn toàn (tức không nhận kinh phí từ ngân sách) khi các điều kiện về cơ sở vật chất, về cơ chế giao vốn, kinh phí, về thực hiện nhiệm vụ được giao được đảm bảo.
Như vậy, việc đề ra chiến lược cũng như xây dựng kế hoạch nhằm huy động và thu hút sự đóng góp hỗ trợ từ các nguồn lực xã hội thông qua việc phát triển các hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội hiện nay của Trung tâm là vấn đề cấp thiết đòi hỏi sự đầu tư và tập trung nghiêm túc của cả bộ máy từ lãnh đạo đến cán bộ, nhân viên Trung tâm ngay từ hôm nay.
Kết quả bảng khảo sát 2.13 đánh giá nguồn lực xã hội có ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm cho thấy có từ 70 đến 90% đánh giá các yếu tố nguồn lực xã hội đều có ảnh hưởng mạnh và rất mạnh đến dịch vụ công tác xã hội trong đó, nguồn kinh phí và cơ sở vật chất có 90% đánh giá có ảnh hưởng mạnh (68%) và rất mạnh (22%) là cao nhất và có tính quyết định đến dịch vụ công tác xã hội, tiếp đến là nguồn nhân lực, sự đóng góp của đội ngũ nhân viên, cộng tác viên xã hội có 82%, sự hỗ trợ, tài trợ của đối tác, nhà tài trợ 80%, sự đóng góp của phụ huynh, gia đình và trẻ có 70%, đánh giá là có ảnh hưởng mạnh và rất mạnh, qua đó cho thấy nguồn kinh phí có yếu tố quyết định đến hoạt động duy trì và phát triển các dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm, đây là nguồn lực lớn và được đảm bảo từ ngân sách nhà nước, mọi chính sách của nhà nước có liên quan đến việc điều chỉnh tăng hay giảm kinh phí đều có ảnh hưởng đến các chất lượng và hiệu quả hoạt động của dịch vụ công tác xã hội.
Bảng 2.15: Đánh giá nguồn lực xã hội có ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm
Stt Nội dung Mức độ (%)
Không ảnh hưởng
Ảnh hưởng bình thường
Ảnh hưởng
mạnh
Ảnh hưởng rất mạnh 1 Nguồn kinh phí và cơ
sở vật chất
06 04 68 22
2 Sự tham gia của trẻ khuyết tật
10 20 52 18
3 Sự đóng góp của phụ huynh, gia đình TKT
10 20 54 16
4 Đối tác, nhà tài trợ 10 10 64 16
5 Đội ngũ nhân viên 02 16 52 30
Mặt khác, quy mô hoạt động, đối tượng phục vụ tại Trung tâm, nguồn kinh phí ngân sách hiện nay là có giới hạn, kinh phí tài trợ, viện trợ giảm nhiều và có xu hướng cắt dần nên việc cần có sự tham gia, đóng góp của xã hội như: các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, các tổ chức từ thiện… trong cộng đồng bên cạnh sự tham gia của đội ngũ nhân viên CTXH thì sự chung tay đóng góp từ chính gia đình đối tượng trẻ khuyết tật khi có điều kiện, cũng góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm.
Ý kiến của ông Nguyễn Tế T (điều phối viên tổ chức TDH Đức tại VN) qua phỏng vấn, cho biết: “Hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc trẻ luôn tác động đến công tác vận động. Trẻ được chăm sóc tốt sẽ tạo được tiếng vang và các nhà tài trợ sẽ đến. Ngoài ra Trung tâm cũng cần xây dựng chiến lược vận động viện trợ vì sẽ thu hút được nguồn lực lớn và ổn định từ các tổ chức tài trợ, viện trợ”
Tóm lại, yếu tố nguồn lực xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm, trong đó nguồn kinh phí và cơ sở vật chất (từ ngân sách và đóng góp của xã hội) có quyết định đến việc phát triển dịch vụ CTXH tại Trung tâm. Mặt khác bên cạnh sự tham gia của đội ngũ nhân viên CTXH thì sự hỗ trợ, đóng góp và hợp tác của chính gia đình trẻ khuyết tật khi có điều kiện sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng và hiệu quả dịch vụ CTXH.
2.3.4. Nhận thức của cộng đồng và ban ngành các cấp
Biểu 2.7: Đánh giá nhận thức của cộng đồng và ban ngành các cấp ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH
Nhìn vào biểu đồ 2.7 đánh giá nhận thức của cộng đồng và ban ngành các cấp ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH cho thấy có từ 72 – 88% đánh giá nhận thức của cộng đồng và ban ngành các cấp đều có ảnh hưởng mạnh và rất mạnh trong đó: các ban ngành, chính quyền địa phương là 88%; cộng đồng người dân địa phương nơi Trung tâm trú đóng và địa phương nơi có trẻ gửi tại Trung tâm là 72%.
Theo một khảo sát khác 50 phụ huynh gia đình trẻ khuyết tật gửi tại Trung tâm về sự hiểu biết về Trung tâm, kết quả khảo sát có 4% biết đến từ Phương tiện truyền thông; 68% do giới thiệu, chuyển gửi; 24% do tình cờ biết đến và 4% đã biết từ lâu.
Qua phỏng vấn, ý kiến của phụ huynh có trẻ khuyết tật tại địa phương X, anh Nguyễn Văn T cho biết: “Gia đình chúng tôi không biết trẻ khuyết tật được hưởng những chế độ chính sách gì? Trước giờ chỉ biết đưa con mình bị khuyết tật đi bệnh viện khám và xin tập vật lý trị liêu hoặc can thiệp ngôn ngữ cho con, còn về chính sách hưởng chế độ trợ cấp cho trẻ hàng tháng như thế nào thì từ đó đến giờ không có, và gia đình cũng chưa được ai cho biết”
Kết quả này cho thấy trẻ khuyết tật đến Trung tâm phần lớn là do giới thiệu, chuyển gửi, số còn lại là do người dân tự tìm hiểu và biết đến Trung tâm, điều này cho thấy việc kết nối mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ trẻ em tại các địa phương là có, tuy chưa được phát huy rộng rãi và còn nhiều bất cập, chưa thống nhất, một số trẻ khuyết tật vẫn chưa được hưởng các chế độ chính sách đầy đủ, chưa được biết và tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Song cho thấy quyết tâm và nhận thức từ chính quyền, ban ngành các cấp về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quán triệt và triển khai đồng bộ từ các cấp và đến từng địa phương.
Qua phỏng vấn Bà NMT (UBND P7, Q3) đã nhận xét: “Chính quyền địa phương luôn ủng hộ và quan tâm đến các hoạt động trợ giúp miễn phí cho trẻ em khuyết tật của trung tâm. Hàng năm vào các dịp Lễ - Tết đại diện UBND đều có
thăm hỏi, tặng quà cho trẻ và động viên tinh thần đội ngũ nhân viên Trung tâm đã góp phần cùng với địa phương trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em khuyết tật tại địa phương”.
Mặt khác, Trung tâm thường xuyên tổ chức và tiếp nhận mọi sự đóng góp, hỗ trợ từ thiện từ các tổ chức, đoàn thể xã hội, các mạnh thường quân, các cá nhân, tổ chức phi chính phủ đến thăm làm thiện nguyện giúp đỡ trẻ em khuyết tật tại Trung tâm, trong đó đặc biệt có sự đóng góp của chính các gia đình gửi trẻ khuyết tật vào Trung tâm khi có điều kiện, họ mong muốn Trung tâm có đủ điều kiện để chăm sóc con em mình được tốt hơn, giúp trẻ mau chóng hồi phục và sớm hòa nhập cộng đồng. Đây là nguồn lực rất to lớn giúp Trung tâm có thêm điều kiện để chăm sóc và trợ giúp cho trẻ em khuyết tật. Việc đóng góp là hoàn toàn tự nguyện và theo khả năng. Trung tâm tuân thủ, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đóng góp theo đúng cam kết, mong muốn và yêu cầu trợ giúp của các ân nhân, nhà tài trợ, viện trợ… Phần lớn các đóng góp chủ yếu vẫn là tiền mặt và một số vật dụng, trang thiết bị, dụng cụ tập Vật lý trị liệu rất thiết thực và có ích cho các hoạt động trợ giúp cho trẻ khuyết tật tại Trung tâm.
Tóm lại, Nhận thức của cộng đồng và ban ngành các cấp đều có ảnh hưởng mạnh đến dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm, trong đó việc nâng cao nhận thức từ cộng đồng, người dân có ảnh hưởng quan trọng đến việc phát triển dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm, cụ thể: “Cần truyền thông làm thay đổi nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của ngành CTXH; Nâng cao nhận thức cộng đồng về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong việc chung tay xây dựng nghề CTXH ở Việt Nam; Nâng cao trách nhiệm của các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các tổ chức kinh tế xã hội về vai trò, tầm quan trọng của nghề CTXH đối với sự phát triển của đất nước; Tăng cường chính sách đầu tư cho công tác phát triển nghề CTXH, hỗ trợ những đối tượng cần sự giúp đỡ của những người làm nghề CTXH tiếp cận các dịch vụ xã hội”.
2.3.5. Cơ chế và hành lang pháp lý cho việc phát triển dịch vụ công tác xã hội
Bảng 2.16: Đánh giá Cơ chế và hành lang pháp lý cho việc phát triển dịch vụ CTXH
Stt Nội dung Mức độ (%)
Không ảnh hưởng
Ảnh hưởng bình thường
Ảnh hưởng
mạnh
Ảnh hưởng rất mạnh