Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
1.3. Lý luận về công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ
Tại Đại hội Liên đoàn công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế ở Canada năm 2004, công tác xã hội được khẳng định là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi, phát triển của xã hội bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội), vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tìm năng của cá nhân, gia đình và cộng đồng, công tác xã hội giúp cho con người phát triển hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người dân [12, tr. 12].
Theo Bùi Thị Xuân Mai đưa ra khái niệm như sau: Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội [12, tr. 19].
24
Trong luận văn này tôi đồng ý với khái niệm của tác giả Bùi Thị Xuân Mai và sử sụng khái niệm này làm khái niệm công cụ nghiên cứu đề tài luận văn này.
1.3.2. Khái niệm công tác xã hội với trẻ tự kỷ
Từ cơ sở phân tích những khái niệm về TTK và khái niệm CTXH tôi đưa ra khái niệm về CTXH đối với TTK như sau: “CTXH với TTK là một hoạt động chuyên nghiệp mà ở đó nhân viên CTXH sử dụng các kiến thức, kĩ năng, phương pháp chuyên môn nhằm trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ, gia đình trẻ và xã hội nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng, năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp giải quyết và đảm bảo quyền cơ bản của TTK”.
1.3.3. Công tác xã hội nhóm với trẻ tự kỷ 1.3.3.1. Khái niệm công tác xã hội nhóm
Công tác xã hội nhóm là một phương pháp can thiệp của công tác xã hội. Đây là một tiến trình trợ giúp mà trong đó các thành viên trong nhóm được tạo cơ hội và môi trường có các hoạt động tương tác lẫn nhau, chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt động nhóm nhằm đạt được tới mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết mục đích của cá nhân thành viên giải tỏa những vấn đề khó khăn. Trong hoạt động công tác xã hội nhóm, một nhóm thân chủ được thành lập, sinh hoạt thường kỳ dưới sự điều phối của trưởng nhóm (có thể là nhân viên xã hội và có thể là thành viên của nhóm) và đặc biệt là sự trợ giúp, điều phối của nhân viên xã hội (trong trường hợp trưởng nhóm là thành viên của nhóm) [11, tr. 39].
1.3.3.2. Công tác xã hội nhóm đối với trẻ tự kỷ
Trên cơ sở khái niệm về TTK và khái niệm công tác xã hội nhóm, tôi đưa ra khái niệm về công tác xã hội nhóm đối với TTK như sau:
Công tác xã hội nhóm đối với TTK là một phương pháp can thiệp của công tác xã hội. Đây là một tiến trình trợ giúp mà trong đó TTK được tạo cơ hội và môi trường có các hoạt động tương tác lẫn nhau, tham gia các hoạt động nhóm nhằm đạt được những mục tiêu chung của nhóm, giúp trẻ hòa nhập với trẻ cùng trang lứa với mục đích kích thích tương tác qua lại với các thành viên khác, hướng đến giải quyết các
25
vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Trong hoạt động công tác xã hội nhóm với TTK sinh hoạt nhóm dưới sự trợ giúp và điều phối của NVCTXH.
1.3.3.3. Tiến trình công tác xã hội nhóm Được chia làm 4 giai đoạn:[11, tr. 127]
Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm: Giai đoạn chuẩn bị và xúc tiến thành lập nhóm bao gồm các công việc chủ yếu: chọn nhóm viên và chuẩn bị môi trường hoạt động của nhóm; xác định mục đích hỗ trợ và mục tiêu hoạt động của nhóm;
đánh giá các nguồn lực; xây dựng kế hoạch hoạt động.
Giai đoạn khởi đầu và bắt đầu hoạt động: Trong giai đoạn này, các công việc cần thực hiện là: giới thiệu về các thành viên trong nhóm; làm rõ mục đích hỗ trợ nhóm của nhân viên công tác xã hội; xác định lại và khẳng định mục tiêu của nhóm;
thiết lập nguyên tắt hoạt động của nhóm; xác định và khẳng định vị trí, vai trò và nhiệm vụ của từng nhóm viên; định hướng sự phát triển của nhóm; thảo luận và thỏa thuận thực hiện các công việc cụ thể; quy định về sự khích lệ phát huy năng lực của từng nhóm viên vì mục tiêu chung của cả nhóm; dự báo những kết quả có thể đạt được và những khó khăn, cản trở trong suốt quá trình thực hiện tiếp theo.
Giai đoạn tập trung hoạt động: Đây là giai đoạn thực thi công việc theo kế hoạch hoạt động của nhóm. Giai đoạn này được xác định là giai đoạn trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của nhóm. Trong giai đoạn này, các nhóm viên thể hiện vai trò của mình một cách tối đa. Trong giai đoạn tập trung hoạt động, ở những nhóm khác nhau với mục đích, mục tiêu, vấn đề, nhu cầu và thành viên khác nhau thì có những khác biệt nhất định về nội dung, phương thức hoạt động.
Trọng tâm nhấn mạnh ở giai đoạn này là khích lệ sáng tạo, nỗ lực tối đa thực hiện chương trình, kế hoạch, giải quyết vấn đề cho những mục tiêu xác định của các thành viên trong nhóm. Khung định hướng chính về hoạt động của nhóm nhiệm vụ trong giai đoạn trọng tâm bao gồm: chia sẻ thông tin kinh nghiệm trong nhóm, tăng cường cam kết thực hiện, giải quyết mâu thuẫn, thực hiện nhiệm vụ và đánh giá nhanh kết quả hoạt động.
26
Giai đoạn lượng giá và kết thúc hoạt động: Giai đoạn kết thúc là giai đoạn cuối cùng, khép lại quá trình hoạt động của một nhóm theo mục đích, nhiệm vụ đặt ra. Ở giai đoạn này sẽ có những ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, diễn biến tâm lí và sự thể hiện thái độ của các thành viên trong nhóm cũng như của nhân viên xã hội.
Lượng giá kết quả đạt được: Lượng giá có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của nhóm. Lượng giá vừa thể hiện kĩ năng nghề nghiệp, vừa là điều kiện cần thiết cho việc nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên xã hội, đồng thời giúp nhân viên xã hội xem xét, đánh giá tính hiệu quả và rút ra những bài học kinh nghiệm về phương pháp tác nghiệp, trợ giúp đối với nhóm đối tượng tác động. Thông qua lượng giá mỗi thành viên nhóm được củng cố, tăng cường vị trí, giá trị bản thân, tự đánh giá về những thay đổi, những giới hạn, sự trưởng thành và mở mang tầm nhìn, phát triển năng lực tư duy, hành động trong cuộc sống. Ngoài ra, hoạt động lượng giá và những kết quả có được từ hoạt động lượng giá sẽ là cơ sở tham khảo, những tiền đề gợi mở, nền móng cho sự phát triển mô hình, hoạt động hỗ trợ, tác nghiệp mới.
Kết thúc hoạt động của nhóm: chia tay nhóm và khả năng về sự xuất hiện mô hình hoạt động với quy mô, thành phần, mục tiêu mới. Để quá trình kết thúc diễn ra một cách bình thường, tự nhiên cần có vai trò quan trọng của NVCTXH.
NVCTXH cùng nhóm thực hiện và giải quyết, vượt qua những cảm xúc của thành viên nhóm khi kết thúc, giảm sự phụ thuộc vào nhóm, duy trì và phát huy những nổ lực thay đổi. Kết thúc nhóm có nghĩa là chấm hết hoạt động và mối quan hệ, rất có thể chỉ là sự kết thúc, tan rã nhóm trên danh nghĩa của mô hình đang tồn tại, còn thực tế nhóm vẫn duy trì theo những mục tiêu mới, hình thành những nhóm mới với nội dung, mô hình, phương thức hoạt động mới.
1.3.4. Nội dung công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ
Công tác xã hội với trẻ em là một bộ phận trong ngành công tác xã hội chuyên nghiệp. Nó được hình thành trong bối cảnh mạng lưới an sinh xã hội phát triển. Công tác xã hội với trẻ em là một công việc hết sức khó khăn đòi hỏi sự kiên trì, nổ lực, tận tâm hết mình của người làm công tác xã hội. Vì lý do đặc thù đối tượng nên khi làm
27
việc với trẻ không thể tách riêng gia đình và môi trường học tập của trẻ. Vai trò của người làm công tác xã hội với trẻ em nói chung và TTK nói riêng là làm việc với những người trực tiếp chăm sóc trẻ và nơi trẻ học tập nhằm giảm thiểu hành vi bất thường, tăng khả năng hòa nhập cộng đồng bao gồm các nhiệm vụ như sau:
1.3.4.1. Trị liệu
Trên cơ sở kế hoạch can thiệp tổng thể của trẻ, NVCTXH xây dựng kế hoạch trị liệu cho trẻ theo từng tuần, tháng cụ thể dựa trên kết quả đánh giá nhu cầu toàn diện của từng trẻ, xác định mục tiêu, hoạt động, phương pháp, thời gian và người thực hiện. Căn cứ kế hoạch trị liệu hàng tuần, hàng tháng NVCTXH xây dựng giáo án trị liệu hàng ngày cho trẻ.
Vai trò của người làm công tác xã hội trong trường hợp này là người hỗ trợ thực hiện điều trị cho TTK, đẩy nhanh quá trình điều trị cho trẻ từ đó rút ngắn con đường hòa nhập cộng đồng cho trẻ.
Các phương pháp trị liệu TTK bao gồm: trị liệu cảm giác; luyện tập hành vi tích cực; phương pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ; hoạt động thể chất; trị liệu thông qua các môn nghệ thuật; phương pháp nhóm.
1.3.4.2. Hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng
Chăm sóc TTK là đáp ứng những nhu cầu cơ bản của trẻ em về thể chất, tâm lý, tình cảm, nhận thức, đạo đức và xã hội thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ phù hợp và thân thiện nhất. Mục đích của hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng là cung cấp những dịch vụ cho TTK được nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường tốt nhất đảm bảo hòa nhập cộng đồng của trẻ.
Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng gồm những nội dung sau: cung cấp nơi học tập sinh hoạt an toàn thuận lợi (phòng học đầy đủ tiện nghi thường xuyên được dọn vệ sinh, đồ chơi ngoài trời an toàn, trẻ có tủ đồ riêng), chăm sóc sức khỏe (khám sức khỏe định kì, kiểm tra chẩn đoán lâm sàn, trị liệu), tổ chức các hoạt động vui chơi giả trí (văn nghệ, mĩ thuật, đạp xe, đá bóng, nhảy vòng), cung cấp bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ (vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn đảm bảo dinh dưỡng có rau xanh và hoa quả,…).
28 1.3.4.3. Hoạt động tư vấn/tham vấn
Trong các hoạt động của công tác xã hội đối với TTK thì tham vấn được xem là hoạt động chủ đạo vì nó hướng tới mục đích nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề cho cha mẹ có con tự kỷ. Tham vấn/tư vấn cung cấp thông tin kiến thức, kĩ năng, tạo sự thay đổi. Để hoạt động tham vấn đạt hiệu quả NVCTXH cần có kiến thức toàn diện, kĩ năng tốt và sẵn sàng giúp cha mẹ TTK xử lý mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống của trẻ và gia đình.
Những vấn đề cần tham vấn như sau:
Thứ nhất, tham vấn cung cấp kiến thức kĩ năng chăm sóc giáo dục TTK: chăm sóc sức khỏe cho TTK, các hoạt động trị liệu, phương pháp giáo dục.
Thứ hai, tham vấn/tư vấn pháp luật: hiện nay nhà nước vẫn chưa ban hành một văn bản pháp luật nào công nhận tự kỷ là một dạng khuyết tập riêng biệt. Vì vậy, cần tham vấn cơ chế, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, đây là cơ sở pháp lý để TTK và các gia đình có TTK được hưởng dầy đủ chính sách ưu việt của Nhà nước về y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội.
Thứ ba, tư vấn tâm lý nhằm cung cấp cho các phụ huynh những thông tin về TTK: phương pháp can thiệp, cách chăm sóc giáo dục, các dịch vụ chăm sóc, những ứng phó trong tương lai, đặc biệt những thông tin cập nhật về TTK hiện hành. Qua tư vấn giúp cho phụ huynh có tâm lý thoải mái, chấp nhận tình trạng bệnh của trẻ, giúp họ lựa chọn những dịch vụ và phương pháp trị liệu thích hợp.
1.3.4.4. Hoạt động giáo dục
Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển, trẻ mắc chứng tự kỷ ít có sự giao tiếp, tương tác xã hội nên các mối quan hệ và các mặt tâm lý và xã hội đều hạn chế. Để trở thành những đứa trẻ bình thường thì những người xung quanh nên tránh sự kì thị. Để giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tốt hơn thì cần thiết phải có sự liên hệ mât thiết giữa phụ huynh và nhà trường về phương pháp giáo dục TTK phù hợp, phát triển kĩ năng cơ bản giúp trẻ hòa nhập cộng đồng.
29
Một số hoạt động giáo dục TTK: giảng dạy kiến thức học đường (toán, tiếng Việt, đạo đức, tự nhiên xã hội, âm nhạc, mĩ thuật); phát triển vận động - hoạt động ngoài trời; phát triển ngôn ngữ và giao tiếp; giáo dục vận động tổng quát.