Nội dung phương pháp hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ

Một phần của tài liệu Hỗ trợ trẻ em tự kỷ trong giao tiếp từ thực tiễn Trung tâm tư vấn giáo dục và Trị liệu trẻ em, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh (LV thạc sĩ) (Trang 59 - 63)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỀ HỖ TRỢ KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ TỰ KỶ Ở TRUNG TÂM TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ TRỊ LIỆU TRẺ EM

2.3. Nội dung phương pháp hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ

Mục đích của hỗ trợ phát triển KNGT cho TTK là nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho TTK nói chung và phát triển năng lực hành động nói riêng trong mối quan hệ của trẻ ở gia đình, nhà trường và xã hội. Mục đích của quá trình giáo dục đó là hướng tới hình thành cho TTK các kĩ năng hành vi, biết biểu lộ thái độ của mình trong giao tiếp với người khác. Đó là, TTK có các kĩ năng tương tác và giao tiếp xã hội trong nhiều bối cảnh như: chia sẻ cảm xúc, tương tác và duy trì mối quan

53

hệ với người thân, bạn bè, những người xung quanh, biết tự nhận thức về mình và người khác, có kĩ năng nghe và trả lời, biết cách yêu cầu, đề nghị, có khả năng sử lý tình huống trong quan hệ giao tiếp với người khác, có kĩ năng nhận và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, giải quyết được các khó khăn trong giao tiếp bằng lời và không lời.

2.3.2. Các phương pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp đang được sử dụng 2.3.2.1. Phương pháp khoa học

Phương pháp TEACCH: áp dụng cho trẻ có khó khăn về giao tiếp

(Treatment and Education of Autistic and related Communication handicapped chidren) cách tiếp cận này cung cấp các thông tin thị giác bởi kênh học tập thuận lợi nhất là thông qua thị giác.

Các phần mà TEACCH quan tâm trong dạy trẻ tự kỷ là bắt chước, nhận thức, vận động thô, vận động tinh, phối hợp mắt và tay, kĩ năng hiểu biết, kĩ năng ngôn ngữ, kĩ năng tự lập, kĩ năng xã hội [22].

Phương pháp PECS

PECS được viết tắt bởi bốn chữ trong tiếng Anh là: Picture Exchange Communication System (Hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh) được nhà tâm lý nhi - Andrew Bondy và nhà âm ngữ trị liệu - Lori Frost đề ra trong Chương trình tự kỷ Delaware. Hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh là một công cụ hết sức quan trọng trong việc can thiệp chứng tự kỷ.

Trong PECS, ngôn ngữ lời nói được thay thế bằng việc sử dụng thẻ hình cho giao tiếp. Khi trẻ tự kỷ chưa có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ bị hạn chế, hình ảnh sẽ giúp trẻ yêu cầu người khác và thực hiện yêu cầu của người khác. Hình ảnh lúc này là trung gian để chuyển tải thông tin diễn ra mối quan hệ tương tác giữa trẻ tự kỷ và người lớn. Theo các chuyên gia về phương pháp này thì tình trạng giao tiếp của trẻ khá lên rất nhiều khi sử dụng phương pháp PECS. Đây được coi là phương pháp hỗ trợ cho ngôn ngữ trong giao tiếp và góp phần hình thành ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ [23].

2.3.2.2. Phương pháp truyền thống

54

Phương pháp thuyết trình: giáo viên thường sử dụng phương pháp này trong giảng dạy, trong quá trình làm việc tại trung tâm tôi thấy phần lớn giáo viên sử dụng bút và bảng để dạy trẻ. Phương pháp thuyết trình trong việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho TTK chưa mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên sẽ rất hiệu quả đối với những giáo viên có trình độ chuyên môn cao về kĩ năng giao tiếp. Vì việc lựa chọn hình ảnh và thiết kế bài giảng cho từng trẻ khác nhau không phải là chuyện dễ.

Phương pháp làm việc nhóm: hàng tuần trung tâm tổ chức các buổi dạy nhóm ở các môn học (kĩ năng sống, âm nhạc, mĩ thuật, hoạt động ngoài trời,…). Phần lớn là các giờ học kết hợp chưa có tiết dạy kĩ năng giao tiếp riêng biệt cho trẻ. Việc thường xuyên sử dụng các tiết học nhóm là tiền đề giúp trẻ gắn bó, tương tác với nhau, nâng cao kĩ năng giao tiếp.

55

Kết luận chương 2

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng hợp lý luận các vấn đề có liên quan đến đề tài, tôi tiến hành lựa chọn các phương pháp và công cụ tiến hành can thiệp.

Phương pháp sử dụng chủ yếu là phiếu điều tra, phỏng vấn sâu, phúc trình vấn đàm với giáo viên, phụ huynh người có liên quan đến đến quá trình giáo dục KNGT cho TTK nhằm thu thập thông tin và đánh giá trẻ. Bên cạnh đó, tìm hiểu được những yếu tố tác động đến phát triển KNGT cho TTK. Cuối cùng, tôi sử dụng các phương pháp giáo dục KNGT cho TTK nhằm ứng dụng trong quá trình can thiệp nhóm nâng cao hiệu quả KNGT cho TTK với nhóm trẻ mà tôi đã lựa chọn ở chương tiếp theo (vận dụng phương pháp công tác xã nhóm trong phát triển KNGT cho TTK tại trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em).

56 Chương 3

Một phần của tài liệu Hỗ trợ trẻ em tự kỷ trong giao tiếp từ thực tiễn Trung tâm tư vấn giáo dục và Trị liệu trẻ em, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh (LV thạc sĩ) (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)