Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
1.4. Các lý thuyết tiếp cận trong công tác xã hội với trẻ tự kỷ
Khái niệm: có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm nhu cầu. Nhưng có thể hiểu một cách chung nhất “nhu cầu là những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất hay tinh thần để có thể tồn tại phát triển”.
Phân loại: có nhiều cách phân chia nhu cầu, như nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, nhu cầu tồn tại và nhu cầu phát triển, nhu cầu cá nhân, nhu cầu nhóm, nhu cầu cộng đồng. Trong công tác xã hội chúng ta quan tâm đến sự khác biệt giữa nhu cầu cần và nhu cầu cảm nhận.
Theo Abrham Maslow khi đưa ra lý thuyết liên quan đến nhu cầu con người vào những năm 50 của thế kỷ XX đã đề cập đến hệ thống 5 loại nhu cầu của con người được xếp thành thứ bậc, nhu cầu bậc thấp xếp phía dưới, các nhu cầu phát triển xếp ở bậc thang cao hơn. Các nhu cầu này được xếp thành hình tháp: bậc thứ nhất là nhu cầu cơ bản cho sự tồn tại, bậc thứ hai là nhu cầu an toàn, bậc thứ ba là nhu cầu được giao lưu tình cảm và thuộc vào nhóm, bậc thứ tư là nhu cầu được tôn trọng, bậc nhu cầu cao nhất của con người là nhu cầu thể hiện bản thân hay nhu cầu tự hoàn thiện [3, tr. 19].
Lý thuyết nhu cầu trong công tác xã hội đối với TTK: từ sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow, NVCTXH có thể xác định thứ bậc các nhu cầu hiện tại của TTK. Từ đó xây dựng kế hoạch hỗ trợ phù hợp, xác định nhu cầu cần ưu tiên trong quá trình làm việc với trẻ.
NVCTXH sử dụng thuyết nhu cầu để giúp đỡ TTK thõa mãn các nhu cầu, bao gồm cả nhu cầu vật chất và tinh thần. Tăng cường năng lực cho trẻ bằng cách dạy trẻ biết lắng nghe và giao tiếp tạo điều kiện tốt nhất giúp trẻ hòa nhập cộng đồng.
30 1.4.2. Lý thuyết về quyền con người
Tiếp cận dựa trên quyền con người là một khung lý thuyết có chứa các nguyên tắc, tiêu chuẩn và mục tiêu của hệ thống quyền con người trong quá trình lập kế hoạch và tiến trình thực hiện các hoạt động công tác xã hội. Cách tiếp cận dựa trên quyền lấy nền tảng cơ bản chính là hệ thống quyền con người đã được pháp luật quốc tế bảo vệ. NVCTXH dựa theo hệ thống quyền đó để xây dựng các phương pháp là hoạt động mô hình phát triển xã hội [8, tr. 171].
Nhân viên xã hội thực hiện trao quyền cho con người thực hiện các quyền của mình, đồng thời đảm bảo những bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ. Trên phương diện vĩ mô, cách tiếp cận dựa trên quyền con người bàn đến tầm quan trọng của nhà nước và chính phủ trong mối tương quan với công dân của họ về mặt quyền và nghĩa vụ. Cách tiếp cận này lôi kéo sự chú ý của nhà nước về mặt chăm lo đời sống của người dân dễ bị tổn thương, kể cả người dân không thể tự mình đứng lên đòi quyền.
Cách tiếp cận này hướng đến cải thiện hoàn cảnh của con người, tập trung nhu cầu, vấn đề và tiềm năng của họ. Các vấn đề luôn được coi trọng đối với sự phát triển con người như là thực phẩm, nước, nhà ở, y tế, giáo dục, an toàn, tự do không chỉ đơn thuần là nhu cầu của con người mà chính là quyền con người được hưởng.
Tiếp cận lý thuyết dựa trên quyền là cách tiếp cận mang tính nhân văn, coi trọng con người và những quyền mà họ được hưởng, là quan điểm hướng tới giá trị nhân văn cao đẹp về con người. Với cách tiếp cận này đối tượng dù đang gặp vấn đề khó khăn cũng được tôn trọng như là một con người với đầy đủ giá trị. Tiếp cận dựa trên quyền con người coi con người là trung tâm, tập trung vào nhu cầu tiềm năng của họ để giải quyết vấn đề, luôn nhìn nhận thân chủ là những người có năng lực song chưa được phát huy và cần được hỗ trợ của nguồn lực cộng đồng.
Lý thuyết về quyền con người trong công tác xã hội đối với TTK: dựa vào lý thuyết dựa trên quyền NVCTXH đảm bảo cho TTK có quyền được chăm sóc thể chất, tinh thần, có quyền được phát triển, tham gia đóng góp ý kiến và tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động trợ giúp.
31
Vận dụng lý thuyết này NVCTXH sẽ đóng vai trò là người biện hộ, người tham vấn/tư vấn, người tập huấn để nâng cao nhận thức gia đình có TTK hiểu rõ quyền và lợi ích hợp pháp mà trẻ được hưởng. Đồng thời giúp trẻ và gia đình nói lên tiếng nói và suy nghĩ của mình. Từ đó, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của TTK trên mọi phương diện [12, tr. 31].
1.4.3. Thuyết hệ thống sinh thái
Trong lý thuyết này, tất cả các vấn đề của con người phải được nhìn nhận một cách tổng thể trong mối quan hệ với các yếu tố khác, chứ không chỉ nhìn nhận và tác động một cách đơn lẻ. Mọi người trong hoàn cảnh sống đều có những hành động và những phản ứng ảnh hưởng đến nhau, và một hoạt động can thiệp hoặc giúp đỡ với một người sẽ có ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh. Vì thế, trong các hoạt động công tác xã hội, chúng ta cần nhìn vấn đề cần thay đổi trên nhiều phương diện và ở nhiều mức độ khác nhau, trên lĩnh vực cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội và thế giới [12, tr. 206].
Lý thuyết hệ thống sinh thái chú ý vị trí cá nhân trong môi trường sống. Con người không sống biệt lập mà luôn luôn sống trong cộng đồng, và tác động qua lại giữa các hệ thống, con người và môi trường có ảnh hưởng đến an sinh cá nhân và xã hội. Nếu đạt được sự hài hòa giữa cá nhân và môi trường thì con người thõa mãn được nhu cầu cơ bản, hệ thống xã hội ảnh hưởng lên cá nhân rất sâu sắc, ở nhiều phương diện. Vì vậy mỗi cá nhân chịu những tác động từ hệ thống mà họ tồn tại.
Lý thuyết hệ thống sinh thái trong công tác xã hội đối với TTK: Theo Pincus - Minaham (1970) đã đưa ra cách ứng dụng thuyết hệ thống trong hoạt động công tác xã hội, chia các tổ chức hỗ trợ con người trong hệ thống xã hội thành ba loại như:
hệ thống chính thức hay gọi là hệ thống tự nhiên (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…), hệ thống chính thức (công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ,…), hệ thống xã hội (trường học, bệnh viện…). Theo quan điểm này con người cần dựa vào hệ thống môi trường xã hội gần cận mình để xây dựng cuôc sống tốt đẹp hơn [3, tr. 17].
Trong hoạt động công tác xã hội đối với TTK, NVCTXH cần nắm được các hệ thống có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của TTK. NVCTXH tương tác, làm việc
32
với nhiều hệ thống khác nhau như: TTK, gia đình TTK, lớp học, giáo viên, chuyên gia tâm lý, luật pháp,… từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp hỗ trợ cho TTK nói chung và nâng cao KNGT cho TTK nói riêng.