Thực trạng hỗ trợ phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ

Một phần của tài liệu Hỗ trợ trẻ em tự kỷ trong giao tiếp từ thực tiễn Trung tâm tư vấn giáo dục và Trị liệu trẻ em, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh (LV thạc sĩ) (Trang 45 - 59)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỀ HỖ TRỢ KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ TỰ KỶ Ở TRUNG TÂM TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ TRỊ LIỆU TRẺ EM

2.2. Thực trạng hỗ trợ phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ

2.2.1. Thực trạng về trẻ tự kỷ tại trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em.

- Về số lượng và độ tuổi: khi tiến hành khảo sát tại trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em thì có 100 trẻ. Trong đó có khoảng 80 TTK (gồm: 65 bé trai và 15 bé gái), độ tuổi từ 24 tháng tuổi đến 14 tuổi, chủ yếu là các em từ 4 đến 7 tuổi.

- Điều kiện sống: đa số trẻ học tại trung tâm được chăm sóc nuôi dưỡng tốt về mặt thể chất, có điều kiện kinh tế tốt, được bố mẹ tạo điều kiện tốt nhất trong học

39

tập và phát triển . Tuy nhiên, có một số ít trẻ sống cùng ông bà thiếu sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ và gia đình, không có sự hợp tác giữa cha mẹ và cô giáo. Khi học tại trung tâm trẻ được đối xử công bằng, không phân biệt đối xử giữa các bạn với nhau, được các bạn trong lớp quan tâm, giúp đỡ.

- Đặc điểm tâm lý:

Nhận thức: các trẻ tự kỷ đang học tại trung tâm ít các hành vi điển hình như: hét, ăn vạ, đập đầu vào tường, tấn công bản thân hay người khác. Hành vi của trẻ biểu hiện điển hình là rập khuôn, lặp đi lặp lại, thích đi đi lại lại trong phòng, thích xếp đồ vật thẳng hàng hoặc chơi một loại đồ chơi nhất định, vặn xoắn bàn tay hay các ngón tay.

Đặc điểm về giao tiếp: phần lớn ngôn ngữ ngữ nói của trẻ chậm hơn so với trẻ bình thường, hầu hết trẻ đều ngại giao tiếp và hạn chế trong nghe hiểu và diễn đạt. Đối với nhóm trẻ có ngôn ngữ thì vốn từ của trẻ so với các bạn bình thường ít hơn, không phải trẻ nào cũng chào hỏi mọi người, thậm chí có những trẻ không giao tiếp với mọi người xung quanh và cần sự hỗ trợ của giáo viên.

Tình cảm: đa phần trẻ không rõ ràng giữa chuyện buồn, chuyện vui, nét mặt vui buồn đều giống nhau. Tuy nhiên có một số ít trẻ thể hiện cảm xúc với người khác, quan tâm đến bạn bè và mọi người xung quanh như: cầm tay, muốn được cô giáo ôm vào lòng, bá cổ bạn, vui mừng khi gặp cô giáo,…

- Đặc điểm về mặc trí tuệ: chỉ số trí tuệ của trẻ rất thấp. Tuy nhiên, một số trẻ tự kỷ rất thông minh (tự kỷ chức năng cao) trẻ có khả năng vẽ đẹp, đánh đàn giỏi, giỏi toán, khoa học tự nhiên,…

2.2.2. Tình hình thực hiện công tác xã hội trong việc hỗ trợ phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ từ thực tiễn trung tâm tư vấn, giáo dục và trị liệu trẻ em.

Can thiệp đối với TTK là một chương trình can thiệp toàn diện và lâu dài cần có sự tham gia của mọi thành viên liện quan đến trẻ: cha mẹ, giáo viên và các chuyên gia. Trẻ cần được can thiệp từ nhiều phương diện như: chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy giỗ, giáo dục và uốn nắn, hỗ trợ các kĩ năng cần thiết cho trẻ.

40 2.2.2.1. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng

Chăm sóc, nuôi dưỡng TTK khó khăn hơn rất nhiều so với trẻ phát triển bình thường. Vì vậy, cần tạo môi trường an toàn và nhất quán để trẻ có thể thích nghi giữa gia đình và trường học. Từ đó cần tạo ra môi trường học tập và sinh hoạt an toàn thuận tiện là cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ.

(Nguồn: Thống kê từ bảng hỏi)

Kết quả từ biểu đồ 2.1 cho ta thấy các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng TTK bao gồm: hoạt động vui chơi giải trí (chiếm 100%), cung cấp nơi học tập, sinh hoạt an toàn, thuận tiện (chiếm 90%), chế độ ăn dinh dưỡng (chiếm 42%), chăm sóc sức khỏe (chiếm 24%).

Cô giáo K.T cho biết: “Trong thời gian học tập sinh hoạt tại trung tâm, đa phần trẻ luôn hứng thú với các hoạt động vui chơi giải trítheo chia sẻ của phụ huynh T.Q, anh cho biết: “tôi rất yên tâm khi đưa con đến học tập tại trung tâm, cơ sở vật chất rộng rãi, thoáng mát, an toàn, phù hợp cho con tôi”. Như vậy, có thể nói hiện nay đa số người được hỏi đã khẳng định về chất lượng nơi học tập và sinh hoạt tại trung tâm có chất lượng tốt và đảm bảo an toàn cho trẻ. Về hoạt động vui chơi giải trí cũng được chú trọng rất nhiều, trẻ đến trung tâm ngoài những giờ học kiến thức, kĩ năng trẻ còn được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như: trò

90%

42%

100%

24%

Cung cấp nơi học tập, sinh hoạt an

toàn, thuận tiện

Chế độ ăn dinh dưỡng

Hoạt động vui chơi giải trí

Chăm sóc sức khỏe Biểu đồ 2.1: Các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng

41

chơi gia đình, ném vòng, bật nhảy, đạp xe, múa theo nhạc,.. là cơ hội để trẻ phát triển kĩ năng của mình.

Theo khảo sát có ba hình thức chăm sóc, nuôi dưỡng TTK tại trung tâm đó là:

chăm sóc nuôi dưỡng nội trú (chiếm 0%), bán trú (chiếm 100%), bán tập trung (chiếm 0%). Như vậy, đa số TTK tại trung tâm được chăm sóc, giáo dục bởi gia đình và nhà trường là điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

(Nguồn: Thống kê từ bảng hỏi)

Từ kết quả sơ đồ 2.2 cho thấy các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng tại cơ sở được phụ huynh trẻ và giáo viên đánh giá là hiệu quả (chiếm 75%), ít hiệu quả (chiếm 22%), rất hiệu quả (chiếm 3%). Phần lớn các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng tại cơ sở mang lại hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu học tập, vui chơi giải trí, phù hợp với đối tượng TTK. Tuy nhiên có một số ý kiến cần nâng cao chế độ dinh dưỡng và khu vui chơi ngoài trời cho trẻ, chị Đ.T.H.T cho ý kiến: “Tôi muốn ban quản lý trung tâm chú trọng hơn cho các bé trong điều chỉnh chế độ ăn dinh dưỡng và nâng cấp khu hoạt động ngoài trời, cho trẻ tham gia nhiều hơn nữa hoạt động ngoài trời”.

Như vậy, thông qua khảo sát và nghiên cứu dựa trên thuyết nhu cầu của Maslow ở chương 1, tác giả nhận thấy rằng hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng tại cơ sở được chú trọng, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người đó là: nhu cầu sống còn và nhu cầu được an toàn, các hoạt động được quan tâm và đã đạt được

3%

75%

22%

Biểu đồ 2.2: Đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng

Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả

42

hiệu quả, hầu hết trẻ đều được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí và nơi học tập sinh hoạt an toàn, thuận tiện. Tuy nhiên, chăm sóc sức khỏe vẫn chưa được cơ sở chú trọng và quan tâm đúng mức.

2.2.2.2. Hoạt động giáo dục

Phương pháp giáo dục là cách thức phương tiện để thông qua đó truyền đạt đến cho học sinh kiến thức. Hiện nay tại trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em đang sử dụng nhiều phương pháp để giảng dạy trẻ.

(Nguồn: Thống kê từ bảng hỏi)

Qua kết quả từ biểu đồ 2.3 cho thấy nội dung giáo dục cho trẻ tự kỷ tại trung tâm gồm có: giáo dục phát triển ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp (chiếm 98%), âm nhạc mĩ - thuật (chiếm 86%), hoạt động ngoài trời (chiếm 66%), kiến thức học đường (chiếm 28%).

Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp cho trẻ được chú trong nhiều nhất. Phỏng vấn sâu chị Ái. H: “Những lúc đưa cháu đến lớp, tôi thường quan sát thấy cô giáo hướng dẫn con tôi chào hỏi, thưa gửi, tạm biệt và đặc biệt là hướng dẫn cháu phát âm rõ khi giao tiếp”. Các kĩ năng giao tiếp như: kĩ năng quan sát, kĩ năng lắng nghe - nghe hiểu ngôn ngữ, kĩ năng bắt chước, kĩ năng

Kiến thức học đường

Giáo dục phát triển ngôn ngữ và kĩ năng giao

tiếp

Âm nhạc - Mĩ thuật

Hoạt động ngoài trời 28%

98%

86%

66%

Biểu đồ 2.3: Nội dung giáo dục cho trẻ tự kỷ

43

sử dụng ngôn ngữ, trong đó chủ yếu giáo dục cho trẻ kĩ năng lắng nghe, nghe hiểu ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ: nói “con chào cô”, “của ai?”.

Nội dung giáo dục âm nhạc - mĩ thuật và giáo dục thông qua tham gia hoạt động ngoài trời cũng được quan tâm nhiều chiếm trên 60%. Theo giáo viên Th. N chia sẻ: “Hàng tuần trung tâm tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ và trò chơi vận động ngoài trời vào các ngày thứ 3,5,7”. Như vậy, việc tiến hành kết hợp các hoạt động giáo dục giữa kiến thức, kĩ năng và rèn luyện sức khỏe là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển trí lực và thể thực cho TTK.

Bảng 2.1: Đánh giá mức độ hiệu quả các hoạt động giáo dục

STT Hoạt động Mức độ hiệu quả

Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả

1 Kiến thức học đường 17% 71% 12%

2 Phát triển ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp

86% 14% 0%

3 Âm nhạc - Mĩ thuật 63% 37% 0%

4 Hoạt động ngoài trời 76% 24% 0%

(Nguồn: Thống kê từ bảng hỏi) Thông qua điều tra phỏng vấn sâu về tần xuất tổ chức các hoạt động giáo dục kết hợp với kết quả bảng khảo sát về mức độ hiệu quả của các hoạt động cho ta cái nhìn tổng quan về tổ chức các hoạt động giáo dục tại cơ sở.

Nội dung phát triển ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp được đánh giá là hiệu quả nhất (chiếm 86%), vì cơ sở nắm rõ được tầm quan trọng của vấn đề này. Phỏng vấn phụ huynh chị K.O: “Sau khi đến học tại trung tâm giờ bé nhà chị đã biết chào cô giáo khi đến lớp và đặt câu hỏi cho chị như: cái này đặc ở đâu?, ba đâu?”

Ngoài ra, hoạt động giáo dục thông qua các hoạt động ngoài trời (chiếm 76%), âm nhạc và mĩ thuật (chiếm 63%) cũng đạt hiệu quả khá cao. Theo giáo viên K.D chia sẻ: “Cũng nhờ các hoạt động âm nhạc, mĩ thuật, thể thao mà chúng tôi đã phát hiện ra năng lực của từng bé, ví dụ G.M: bé vẽ tốt, khả năng phối màu linh động”.

44

Tuy nhiên, về nội dung giáo dục kiến thức học đường vẫn chưa đạt hiệu quả cao, hoạt động giảng dạy kiến thức học đường tập trung ở trẻ có nhận thức khá hơn.

2.2.2.3. Hoạt động tham vấn

Tham vấn là một quá trình giao tiếp trao đổi nhằm cung cấp những kiến thức, kĩ năng cho gia đình TTK.

(Nguồn: Thống kê từ bảng hỏi)

Qua biểu đồ 2.4, ta biết được nội dung tham vấn cho TTK và gia đình đó là tham vấn tâm lý (chiếm 100%), tham vấn kĩ năng chăm sóc và giáo dục trẻ (chiếm 88%), tham vấn pháp luật (chiếm 6%).

Nhu cầu tham vấn tâm lý chiếm vị trí cao được đánh giá là cần thiết và mang lại hiệu quả tốt cho cha mẹ có con mắc tự kỷ. Đa phần khi đưa trẻ đến trung tâm, phụ huynh được tham vấn về mặc tâm lý để vượt qua những mặc cảm, căng thẳng khi biết con em mình mắc bệnh tự kỷ tìm cách giáo dục, chăm sóc con tự kỷ trong tương lai (chiếm 100%). Các đối tượng được tham vấn tâm lý là: giáo viên và phụ huynh. Ngoài ra, hiện nay nhu cầu được trang bị kiến thức, kĩ năng chăm sóc và giáo dục TTK cho cha mẹ và người nuôi dưỡng là hết sức cần thiết vì vậy, NVCTXH phối hợp triển khai được các lớp cung cấp kiến thức, kĩ năng chăm sóc giáo dục trẻ cho phụ huynh và giáo viên tại cơ sở.

Tham vấn kĩ năng chăm sóc và giáo

dục trẻ

Tham vấn pháp

luật Tham vấn tâm lý

88%

6%

100%

Biểu đồ 2.4: Nội dung tham vấn cho trẻ tự kỷ

45

Một hoạt động mới hiện nay là tư vấn pháp luật cho gia đình có TTK còn hạn chế (chiếm 6%), chưa đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng cho gia đình có TTK, tuy nhiên bước đầu đã được đón nhận và đạt được hiệu quả nhất định. Đa phần khách thể được được tham vấn pháp luật về nội dung quyền được hưởng các chính sách trợ cấp và hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Như vậy, đa số người được hỏi khằng định được hỗ trợ những kiến thức và kĩ năng chăm sóc nuôi dưỡng, trị liệu giúp TTK hòa nhập cộng đồng, đồng thời chuẩn bị tâm lý trong hành trình trợ giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng. Tìm được cách giáo dục, chăm sóc tốt TTK trong tương lai (88%).

Bảng 2.2: Mức độ hiệu quả các hoạt động tham vấn cho trẻ tự kỷ

STT Hoạt động Mức độ hiệu quả

Hiệu quả Bình thường Không hiệu quả 1 Tham vấn kĩ năng chăm

sóc, giáo dục trẻ

80% 20% 0%

2 Tham vấn/tư vấn pháp luật 4% 44% 52%

3 Tham vấn tâm lý 76% 24% 0%

(Nguồn: Thống kê từ bảng hỏi) Quan sát bảng 2.2 cho thấy hoạt động tham vấn hiệu quả nhất là tham vấn kĩ năng chăm sóc và giáo dục trẻ (chiếm 80%) trên tổng số 50 khách thể được hỏi.

Tham vấn tâm lý (chiếm 76%), tham vấn pháp luật (chiếm 4%). Nội dung phỏng vấn sâu, quản lý anh V.D cho biết: “Tham vấn tâm lý và tham vấn kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao bởi lẽ nhu cầu tham vấn của phụ huynh về các vấn đề này nhiều với lại đội ngũ nhân viên ở đây có nhiều kinh nghiệm trong các vấn đề này”. Theo tìm hiểu sở dĩ tham vấn pháp luật chưa hiệu quả cao bởi vì hiện nay vẫn chưa có khung pháp lý riêng biệt dành cho TTK và nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong tham vấn pháp luật. Đa phần người được hỏi khẳng định được lợi ích từ hoạt động tham vấn tâm lý và tham vấn kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ.

46 2.2.2.4. Hoạt động trị liệu

Mỗi TTK khác nhau sẽ được tiến hành các phương pháp trị liệu khác nhau.

Do bệnh tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển lan toả, là bệnh không khu trú vào một lĩnh vực cụ thể nào, thể hiện sự rối loạn toàn diện các mặt trong đời sống tâm lý con người. Khi mà các bác sỹ tâm thần vẫn chưa tìm ra phương thuốc trị liệu hữu hiệu thì các nhà tâm lý, nhà giáo dục học, vật lý trị liệu, chỉnh âm, tâm vận động…tham gia trị liệu đã đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Sau đây là một số nội dung các hoạt động trị liệu hiện áp dụng tại trung tâm tư vấn, giáo dục và trị liệu trẻ em.

(Nguồn: Thống kê từ bảng hỏi) Kết quả khảo sát cho thấy các hoạt động trị liệu cho trẻ bao gồm: chỉnh âm và ngôn ngữ (chiếm 100%), trị liệu thông qua các môn nghệ thuật, hoạt động thể chất (chiếm 80%), hoạt động nhóm (chiếm 70%), trị liệu cảm giác (chiếm 66%). Song song với các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, tham vấn, giáo dục thì hoạt động trị liệu được xem là chủ đạo trong quá trình trợ giúp TTK hòa nhập cộng đồng.

Từ sơ đồ 2.5 nội dung trị liệu chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ cho trẻ (chiếm 100%), đây là phương pháp can thiệp thường thấy nhất ở TTK, TTK có những khó khăn về liên hệ điều này chi phối to lớn đến ngôn ngữ và lời nói. Theo các chuyên

66%

100%

80% 70%

Trị liệu cảm giác Chỉnh âm và trị liệu

ngôn ngữ Trị liệu thông qua các môn nghệ thuật,

hoạt động thể chất

Hoạt động nhóm Biểu đồ 2.5: Nội dung các hoạt động trị liệu cho trẻ tự kỷ

%

47

gia âm ngữ trị liệu, nếu trẻ tự kỷ biết nói sẽ ảnh hưởng rất tốt cho sự phát triển trong tương lai là tiền đề trẻ hòa nhập xã hội. Vì vậy, chỉnh âm là một phần đặc biệt quan trọng cho trị liệu.

Hoạt động trị liệu thông qua các môn nghệ thuật và phát triển thể chất (chiếm 80%) là hoạt động thường thấy thứ hai bao gồm: âm nhạc trị liệu, vẽ và nặng, thơ và đồng giao. Trị liệu âm nhạc không thể chữa lành bệnh tự kỷ, tuy nhiên hoạt động này lôi cuốn trẻ tham gia, đi xuyên vào tiềm thức mà trẻ không thể kháng cự được.

Ngoài ra, nâng cao khả năng vận động, phát huy trí tưởng tượng cho trẻ. Đây là hình thức học tập tự do không gây áp lực nên trẻ dễ dàng tham gia từ đó đạt hiệu quả cao. Phỏng vấn sâu cô giáo Nhã. TH: “Các bé rất thích được cô giáo dạy những bài hát về cây cối, quê hương, con người như: bài hát cô giáo em; quả; cả nhà thương nhau, khi cô giáo hát trẻ hay hát theo”.

Các hoạt động trị liệu khác như: trị liệu cảm giác và hoạt động nhóm chiếm tỷ lệ khá cao trên 60%. TTK là trẻ gặp khiếm khuyết nghiêm trọng trong giao tiếp và tương tác xã hội. Vì vậy, sử dụng phương pháp nhóm giúp trẻ hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa, kích thích trẻ tương tác qua lại với các thành viên nhóm. Hoạt động của các thành viên là những nhân tố kích thích trẻ nhận thức và bắt chước, các thông điệp lời nói tác động đến từng thành viên, lôi kéo tham gia các hoạt động.

Bảng 2.3: Nội dung chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ tại trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em.

STT Nội dung chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Nâng cao khả năng nghe - hiểu 38 76

2 Nâng cao khả năng phát âm 44 88

3 Ngôn ngữ phản ánh 50 100

(Nguồn: thống kê từ bảng hỏi) Một tỷ lệ lớn khách thể nghiên cứu được hỏi cho rằng nội dung chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ cho TTK tại cơ sở thì hoạt động trị liệu về mặt ngôn ngữ phản ánh rất được chú trọng và đạt hiệu quả cao, gồm những hoạt động như ngôn ngữ phản ánh (nói đúng ngữ cảnh, trả lời câu hỏi, chủ động giao tiếp) chiếm 100%.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ trẻ em tự kỷ trong giao tiếp từ thực tiễn Trung tâm tư vấn giáo dục và Trị liệu trẻ em, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh (LV thạc sĩ) (Trang 45 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)