CÁCH TỔ CHỨC SẢN XUẤT 3.1. Thực trạng và đề xuất cách thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Bài báo cáo thủy sản tại công ty cổ phần thương mại shilena (Trang 37 - 40)

3.1.1. Thời gian đầu ca

Thời gian bắt đầu làm việc của công nhân vào lúc 7h00, công nhân sẽ đến khu vực mà mình làm việc, trước khi vào xưởng sản xuất thì mọi công nhân điều thay đồng phục lao động: ủng, yếm, áo, quần, nón, khẩu trang… sau đó phải vệ sinh tay rồi mới vào xưởng, nhằm mục đích đảm bảo vệ sinh cho công nhân khi vào sản xuất để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm. Phương tiện rửa và khử trùng được bố trí tại lối đi công nhân, phương tiện rửa tay được vận hành bằng chân, có chất tẩy rửa là xà phòng và có khăn lau khô, phải đi qua hồ nước chlorine 200ppm để nhúng khử trùng ủng.

Khi đi ra khỏi xưởng đi vệ sinh phải thay đồ bảo hộ lao động. Công nhân tuyệt đối không được chạm tay vào tóc, mũi, miệng trong khi xử lý thành phẩm thủy sản, quần áo và đồ đạc cá nhân để bên ngoài, không ăn uống, khạc nhổ, hút thuốc trong khu vực sản xuất.

Công nhân phải vệ sinh sạch sẽ những dụng cụ chế biến và nhà xưởng vào lúc đầu ca.

- Bàn chế biến được rửa bằng chlorine 100ppm.

- Các khuôn khay cũng rửa bằng chlorine 100ppm trước khi sử dụng.

- Nền khu vực chế biến được xịt nước sạch, dội bằng chlorine 100ppm để khoảng 5 phút rồi dội lại bằng nước sạch.

3.1.2. Thời gian giữa ca

Thời gian bắt đầu được nghỉ trưa vào lúc 11h30 và bắt đầu làm lúc 12h30, nhưng đối với công nhân nào đang làm ở công đoạn băng chuyền cấp đông thì được nghỉ lúc 11h để ăn cơm trưa và nghỉ ngơi, đến 12h sẽ xuống xưởng thay cho công nhân khác làm ở công đoạn đó.

Vì do băng chuyền cấp đông chạy liên tục nên cách phân bố thời gian như vậy để cho băng chuyền không bị gián đoạn, ngưng hoạt động. Nếu trong lúc chạy băng chuyền, công nhân muốn đi vệ sinh cá nhân thì phải báo cho KCS quản lý công đoạn đó để kịp thay người không làm cho băng chuyền tái đông ngưng hoạt động. Những phế

3.1.3. Thời gian cuối ca

Thời gian cuối ca thường kết thúc vào lúc 16h30, công nhân phải dọn vệ sinh sạch sẽ khu vực sản xuất:

- Bàn chế biến phải được rửa bằng chlorine 200ppm.

- Vệ sinh dụng cụ chứa đựng bằng chlorine.

- Vệ sinh nền nhà xưởng, nền khu vực chế biến bằng chlorine 200ppm - Di chuyển phế liệu và rác thải ra khỏi nhà xưởng.

Ưu điểm:

- Hiệu suất làm việc được tăng cao.

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Băng chuyền cấp đông được hoạt động liên tục.

Nhược điểm

- Công nhân làm việc lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh nghề nghiệp: viêm xoang, co dãn tĩnh mạch….

Kiến nghị

Công ty cần mở rộng nhà ăn, nhà nghĩ, do số lượng công nhân khá đông do quy mô công ty ngày càng lớn.

Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, đều đặn, làm cho quá trình sản xuất được liên tục, không bị ngưng trệ

Ngày càng đa dạng hóa các mặt hàng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

3.2. Bố trí và sắp xếp trang thiết bị của một dây chuyền sản xuất 3.2.1. Máng tiếp nhận nguyên liệu

Máng tiếp nhận nguyên liệu được bố trí ở khu nhập nguyên liệu gần khu vực sơ chế để thuận tiện cho công đoạn sơ chế.

3.2.2. Máy sản xuất đá vảy

Máy sản xuất đá vảy được bố trí gần khu vực sơ chế, mạ băng để công nhân lấy nước đá vảy được dễ dàng hơn.

3.2.3. Băng chuyền cấp đông

Băng chuyền cấp đông được bố trí ngay trung tâm nhà xưởng gần khu bao gói, bảo

quản.

3.2.4. Tủ chờ đông

Tủ chờ đông được bố trí gần tủ cấp đông để thuận tiện cho việc di chuyển bán thành phẩm qua tủ cấp đông.

Tiếp nhận nguyên liệu

GMP 1.1

Cân, rữa 1 GMP 1.2

Phân loại GMP 1.3

Sơ chế GMP 1.4

Rữa 2 GMP 1.5

Phân cở GMP 1.6

Cắt mãnh GMP 1.7

Rữa 3 GMP 1.8

Cân – xếp khuôn GMP 1.9

Chờ đông GMP 1.10

Cấp đông GMP 1.11

Tách khuôn GMP 1.12

Dò kim loại GMP 1.13

Đóng gói GMP 1.14

Bảo quản GMP 1.15

Một phần của tài liệu Bài báo cáo thủy sản tại công ty cổ phần thương mại shilena (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w