Đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học ĐÁNH GIÁ HỌAT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CỦA TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2010 2015 (Trang 67 - 74)

TT I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHỦ NGHĨA MÁC-

V.3 Nghiệp vụ công tác Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể

2.2.4. Đội ngũ giảng viên

Có thể nói, yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định hàng đầu, chi phối trực tiếp vào quá trình đào tạo bồi dưỡng. Yếu tố con người quan trọng nhất trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phải kể đến đội ngũ giảng viên. Trình độ chuyên môn của người thầy, phương pháp truyền đạt và tổ chức giờ dạy là yếu tố then chốt góp phần vào thành công của khóa học.

Nhận thức rõ vấn đề này, trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch luôn quan tâm bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường thông qua hoạt động thẩm định bài giảng và nghien cứu khoa học. Đặc thù của chương trình đào tạo, bồi dưỡng là các chuyên đề rất đa dạng, lại linh động thay đổi liên tục cho phù hợp với nhu cầu của đối tượng học viên. Vì vậy, đội ngũ giảng viên nhà trường không đủ đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh các giảng viên cơ hữu của Trường, một đội ngũ giảng viên thỉnh giảng cũng được nhà trường quan tâm và mời tham gia giảng dạy khi có nhu cầu.

2.2.4.1. Giảng viên Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch

Đội ngũ giảng viên của Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hoá, thể thao và du lịch được xác định gồm: Giảng viên cơ hữu; Giảng viên kiêm nhiệm; Giảng viên kiêm chức.

Giảng viên cơ hữu là giảng viên đang công tác tại Khoa Quản lý văn hóa, thể thao và du lịch; Khoa Lý luận cơ bản.

Giảng viên kiêm nhiệm là lực lượng giảng viên có chức danh giảng viên hiện đang công tác ở một số phòng chuyên môn của nhà trường.

Giảng viên kiêm chức là cán bộ giữ chức vụ quản lý tham gia giảng dạy.

Để rõ hơn về đội ngũ giảng viên của nhà trường, đề tài đi sâu vào phân tích về số lượng, trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ giảng viên Nhà trường từ năm 2010 đến năm 2015.

- Số lượng:

Số lượng cán bộ, giảng viên từ năm 2010 đến 2015

Năm

Tổng số cán bộ, công chức,

viên chức

Giảng viên cơ hữu Giảng viên kiêm nhiệm

GV kiêm chức Bộ môn/

Khoa LLCB

Bộ môn/ Khoa QLVHTTDL

Tổ NN - TH

Tổng GV Tổng % Tổng % Tổng % Tổng % Tổng %

2010 50 21 3 14,2 1 4,7 5 23,8 9 42,8 3 14,2

2011 56 23 3 13,0 3 13,0 6 26,0 8 34,7 3 13,0

2012 60 25 4 16,0 4 16,0 6 24,0 8 32,0 3 12,0

2013 58 25 4 16,0 4 16,0 6 24,0 8 32,0 3 12,0

2014 54 19 4 21,0 4 21,0 4 21,0 4 21,0 3 15,7

2015 51 17 3 17,6 4 23,5 3 17,6 4 23,5 3 17,6

6/2016 50 18 3 16,6 5 27,7 4 22,2 3 16,6 3 16,6

Qua bảng thống kê số lượng đội ngũ giảng viên trong vòng từ năm 2010 đến năm 2015, chúng ta có thể nhận thấy số lượng giảng viên của Trường tăng nhẹ vào năm 2011 đến 2013 và giảm dần vào năm 2014, 2015.

Biến động nhiều nhất ở khối giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm nhiệm. Khoa Quản lý văn hóa, thể thao và du lịch, năm 2010 có 01 giảng viên, năm 2011 trở đi số lượng giao động từ 3 đến 5 giảng viên.

Lý do của sự biến động ở khối giảng viên Khoa Quản lý văn hóa, thể thao và du lịch là vì trước năm 2010 cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà trường được thành lập theo Quyết định số 1605/QĐ-BVHTTDL ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch. Tại Quyết định này cơ cấu tổ chức nhà trường có 2 Bộ môn, đó là Bộ môn Lý luận cơ bản và Bộ môn quản lý ngành. Tuy hai bộ môn này khi đó được thành lập riêng nhưng vì lý do giảng viên của 2 Bộ môn liên tục giảm nên vào năm 2008 tạm thời ghép 2 Bộ môn để sinh hoạt chuyên môn chung, gọi chung một tên là Bộ môn. Đến cuối năm 2010 hai Bộ môn được tách riêng và Bộ môn Quản lý ngành được tăng cường thêm 01 giảng viên mới trúng tuyển trong đợt thi tuyển công chức, viên chức và chuyển 01 giảng viên về giữ chức Phó trưởng Bộ môn, nâng số lượng giảng viên Bộ môn Quản lý ngành từ 01 giảng viên lên 03 giảng viên. Đến năm 2014 với Quyết định số 1410/QĐ- BVHTTDL Ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch. Theo Quyết định này 2 Bộ môn đã được nâng thành 2 Khoa.

Nguyên nhân biến động số lượng giảng viên kiêm nhiệm diễn ra vào năm 2011, thời gian này một số giảng viên đã chuyển ngạch từ giảng viên sang chuyên viên nên số lượng giảng viên kiêm chức giảm từ 9 người xuống còn 4 người vào năm 2015.

- Trình độ chuyên môn

Trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên nhà trường từ năm 2010 đến năm 2015 đã có những thay đổi tích cực, cụ thể như sau:

Tổng hợp chung về trình độ đội ngũ giảng viên

TT Giảng viên

Trình độ

Năm 2010 Năm 2011

CN Ths NCS TS PGS.TS CN Ths NCS TS PGS.TS

1 Giảng viên kiêm chức - 1 - 1 1 - 1 - 1 1

2 Giảng viên cơ hữu 8 1 - - - 9 3 - - -

3 Giảng viên kiêm nhiệm 4 5 - - - 1 7 - - -

4 Cộng 12 7 - 1 1 10 11 - 1 1

TT Giảng viên

Trình độ

Năm 2012 Năm 2013

CN Ths NCS TS PGS.TS CN Ths NCS TS PGS.TS

1 Giảng viên kiêm chức - 1 - 1 1 - 1 1 - 1

2 Giảng viên cơ hữu 6 8 - - - 5 9 - - -

3 Giảng viên kiêm nhiệm - 7 1 - - - 7 1 - -

4 Cộng 6 16 1 1 1 5 18 1 - 1

TT Giảng viên

Trình độ

Năm 2014 Năm 2015

CN Ths NCS TS PGS.TS CN Ths NCS TS PGS.TS

1 Giảng viên kiêm chức - 1 2 - 1 - - 2 - 1

2 Giảng viên cơ hữu 1 10 - - - 1 7 2 - -

3 Giảng viên kiêm nhiệm - 4 - - - - 4 - - -

4 Cộng 1 15 2 - 1 1 11 4 - 1

Đội ngũ giảng viên toàn trường tính đến năm 2015 có:

- PGS.TS: 01 giảng viên.

- Tiến sĩ: 0 giảng viên.

- Nghiên cứu sinh: 04 giảng viên.

- Thạc sĩ: 12 giảng viên.

- Cử nhân: 01 giảng viên.

Như vậy, từ năm 2010 đến năm 2015 trình độ giảng viên của nhà trường ngày càng được nâng cao, đáng chú ý nhất ở đội ngũ giảng viên cơ hữu.

Trình độ thạc sĩ: Năm 2010 có 1/9 giảng viên, chiếm 11,1%. Năm 2011 có 3/12 giảng viên, chiếm 25%. Năm 2015 tăng lên 9/10 giảng viên, chiếm 90%;

Nghiên cứu sinh: Năm 2010, 2011 chưa có giảng viên nào, đến năm 2013 và 2014 có 2 giảng viên kiêm chức (chiếm 66,6%). Năm 2015 có thêm 2 giảng viên cơ hữu làm nghiên cứu sinh (chiếm 20%); Trình độ cử nhân có 1/10 giảng viên, chiếm 10%.

Nhìn chung về trình độ của đội ngũ giảng viên đến nay cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định tại điểm e, Điều 77 Luật Giáo dục và mục 1 và điều 5 của Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2009 Ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học.

Tuy nhiên, với chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là những học viên có trình độ chuyên môn, có vị trí chức vụ, tuổi đời, thâm niên công tác, kinh nghiệm thực tiễn thì yêu cầu đội ngũ giảng viên trong những năm tới cần học tập nâng cao trình độ chuyên môn cũng như thường xuyên cập nhật kiến thức hội nhập, bổ sung kinh nghiệm thực tiễn vào nội dung giảng dạy.

- Số lớp giảng dạy của đội ngũ giảng viên.

Một biểu hiện quan trọng của chất lượng đội ngũ giảng viên là số giờ giảng dạy trong một năm ở các loại hình lớp. Từ năm 2010 đến năm 2015 số lớp bồi dưỡng mở hàng năm liên tục tăng và số tiết giảng dạy của giảng viên Nhà trường đã có nhiều thay đổi tích cực. Nếu như thời điểm năm 2010 mới có 1 giảng viên đứng lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, 10 tiết. Lớp Trung cấp lý luận chính trị có 1 giảng viên đứng lớp 15 tiết và 2 giảng viên kiêm chức giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý ngành. Đến năm 2014 và 2015 có 100% giảng viên cơ

hữu đứng ở các loại hình lớp: Chuyên viên, Bồi dưỡng công chức văn hóa - xã hội xã, phường, thị trấn; 5 giảng viên lớp Trung cấp Lý luận chính trị.

Riêng lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý ngành đối tượng là cán bộ quản lý thì mới có 01 giảng viên là lãnh đạo nhà trường và 01 giảng viên có học vị PGS.TS đảm nhiệm. Lớp Chuyên viên chính mới có 2 giảng viên thẩm định 2 chuyên đề.

Như vậy, trong thời gian tới giảng viên cần có kế hoạch tập trung nghiên cứu để giảng dạy ở lớp: Chuyên viên chính, Trung cấp Lý luận Chính trị, lớp bồi dưỡng ngành và một số lớp theo vị trí, việc làm.

Để có kết quả trên, trước hết phải kể đến sự quan tâm, đầu tư đúng hướng của Ban giám hiệu nhà trường đã tin tưởng, giao trách nhiệm cho đội ngũ giảng viên cơ hữu theo quy trình mỗi năm một giảng viên đăng ký 2 chuyên đề phù hợp với khả năng nghiên cứu, giảng viên sẽ chủ động kế hoạch nghiên cứu soạn bài theo đúng tiến độ nộp giáo án cho các thành viên Hội đồng thẩm định và lên lịch giảng cấp Khoa, sau góp ý của các thành viên trong Khoa, giảng viên chỉnh sửa và đến thời gian kế hoạch phê duyệt, Hội đồng thẩm định sẽ tổ chức thẩm định bài giảng cho giảng viên.

Với cách làm bài bản, khoa học, chắc chắn đó đội ngũ giảng viên dần trưởng thành, tự tin hơn và bước đầu đã có những đóng góp hiệu quả trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, giúp công tác tổ chức lớp chủ động hơn trong khâu điều động, bố trí giảng viên.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học

Trong 5 năm từ 2010 đến 2015, Nhà trường có 8 đề tài khoa học cấp trường, đều do các giảng viên nghiên cứu.

Ngoài nhiệm vụ nghiên cứu khoa học các giảng viên còn tham gia biên soạn Chương trình bồi dưỡng chuyên môn, quản lý nhà nước phần Văn hóa dùng cho công chức văn hóa - xã hội xã, phường, thị trấn. Tham gia viết bài cho Bản tin Quản lý văn hóa, thể thao và du lịch, trang web của Trường.

Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học trình độ giảng viên nâng lên. Tuy nhiên, thời gian tới đội ngũ giảng viên cần tập trung nghiên cứu xây dựng các bộ tài tài liệu hỗ trợ học viên như: Kinh nghiệm xử lý tình huống trong quản lý và thực thi công vụ; Xây dựng tài liệu dạng hỏi - đáp cho chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức văn hóa-xã hội xã, phường thị trấn… để hoạt động nghiên cứu khoa học thực sự hỗ trợ nhiều hơn cho nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường.

2.2.4.2. Giảng viên thỉnh giảng

Giảng viên thỉnh giảng của trường là đội ngũ cộng tác viên thường xuyên có uy tín, có học hàm học vị cao, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tổ chức, quản lý, trong chuyên môn, nghiệp vụ.

Với các chuyên đề về quản lý Ngành, quản lý nhà nước nhà trường thường mời các giảng viên là lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành về các vấn đề của chuyên đề, các thạc sỹ, tiến sỹ, phó giáo sư - tiến sĩ hiện đang công tác tại các trường có uy tín như: Học viện Chính trị-Hành chính, Học viện Báo chí, tuyên truyền....

Đối với các chuyên đề về kỹ năng, giảng viên thỉnh giảng là những người có khả năng tổ chức tốt hoạt động giảng dạy theo hướng tích cực nhằm giúp học viên tích cực tham gia vào thảo luận và thực hành trên lớp.

Đối với các lớp liên kết đào tạo cử nhân, giảng viên do đơn vị đối tác chịu trách nhiệm tuyển chọn.

Trong những năm qua, Nhà trường đã xây dựng được một đội ngũ giảng viên thỉnh giảng chất lượng cao đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường trong cả 4 lĩnh vực: Văn hóa, Thể thao, Gia đình và Du lịch.

Số lượng giảng viên thỉnh giảng đạt tới con số 70 người. Trong đó PGS.TS là 13 giảng viên; TS là 26 giảng viên; Ths là 31 giảng viên.

Thực tế hiện nay ở các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý ngành, lớp kỹ năng nguồn giảng viên thỉnh giảng hạn chế, phụ thuộc vào các mối quan hệ cá nhân nên dẫn tới tình trạng một giảng viên giảng một chuyên đề cho cùng đối tượng lặp đi lặp lại nhiều năm làm cho học viên cảm thấy nhàm chán. Như vậy, hiệu quả giảng dạy không như mong muốn.

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học ĐÁNH GIÁ HỌAT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CỦA TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2010 2015 (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w