CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÂU HỎI ĐỌC HIỂU THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.3. Chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 và nội dung, yêu cầu dạy học đọc hiểu
1.1.3.1. Văn bản văn học
Có nhiều định nghĩa về văn bản.
Quan niệm thứ nhất, văn bản là bản viết hoặc in, mang nội dung là những gì cần được ghi để lưu lại làm bằng.
Quan niệm thứ hai, văn bản với nghĩa rộng là bản ghi bằng chữ viết hoặc chữ in, một phát ngôn hoặc một thông báo ngôn từ (phân biệt với việc thực hiện phát ngôn hoặc thông báo y bằng nói miệng); với nghĩa hẹp văn bản là một chỉnh thể nghĩa, một khối thống nh t có tổ chức của các thành tố hợp thành, một thông báo mà tác giả (người phát) gửi tới người đọc, người xem (người nhận).
Nghĩa của văn bản được xác định bởi quan hệ của nó với thực tại ngoài văn bản, với các văn bản khác, với từng cá nhân, với kí ức và các ph m ch t khác nữa của người phát và người nhận thông báo. Văn bản thực hiện ba chức năng chính:
truyền thông tin, chế biến thông tin mới và bảo quản thông tin (ghi nhớ).
Quan niệm thứ ba, văn bản (text) là sản phẩm của quá trình viết hoặc nói (trong giao tiếp, thông tin), có thể lớn hoặc nhỏ, có c u trúc, chủ đề, đề tài,v.v làm thành một đơn vị, như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường, tồn tại dưới dạng văn tự hoặc được ghi âm; phân biệt với diễn ngôn hiểu như chính "quá trình" tạo ra vật đó. [4, tr.517]
Trong phạm vi đề tài này, khi xem xét các văn bản được chọn làm ngữ liệu dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 5, chúng tôi quan niệm văn bản là sản
phẩm của quá trình viết, có cấu trúc, chủ đề, đề tài, làm thành một đơn vị, như một truyện kể, một bài thơ, một lá thư, một bản nội quy,tồn tại dưới dạng văn tự.
Trong khi nêu quan niệm về đọc hiểu, các nhà nghiên cứu đều chỉ ra đối tượng của đọc hiểu là văn bản. Đã có nhiều quan niệm khác nhau về văn bản. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không đi vào trình bày các quan niệm khác nhau về văn bản mà tán thành quan niệm sau đây:
“Văn bản là một thể hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung, thống nhất về cấu trúc và độc lập về giao tiếp, là một biến thể liên tục của ngôn bản, thực hiện một hoặc một số đích nhất định, nhằm vào những người tiếp nhận nhất định, thường là không có mặt khi văn bản được sản sinh” [28, 10]. Đây cũng là quan niệm được nhiều người đồng tình. Trong khái niệm này, “hình thức”, “nội dung”, “cấu trúc”, “đích” (mục đích) được coi là những yếu tố quan trọng của văn bản.
Trong nhà trường phổ thông của Việt Nam và các nước trên thế giới, văn bản đọc hiểu được chia làm hai loại: loại thứ nhất là văn bản văn học;
loại thứ hai ở Việt Nam gọi là văn bản nhật dụng, ở các nước khác gọi là văn bản thông tin. Vấn đề đặt ra là: tỉ lệ giữa hai loại văn bản này như thế nào là hợp lí? Văn bản đọc hiểu trong nhà trường nên được trình bày dưới dạng
“ngôn ngữ” nào (bằng kí tự hay bằng các hình ảnh hay kết hợp cả hai)? Văn bản được in hay không in (văn bản không in là những Vvăn bản điện tử trên các trang web)?…
Theo PISA 2012, đối tượng của đọc hiểu không chỉ là kiểu văn bản
“truyền thống” mà còn là những văn bản mà ngôn ngữ của nó được sử dụng ở dạng đồ họa, in và kĩ thuật số, bao gồm cả văn bản thông tin và văn bản văn học, là những hiển thị hình ảnh như sơ đồ, bản đồ, bảng biểu, đồ thị và truyện tranh… với những chú thích bằng ngôn ngữ. Những văn bản này có thể tồn tại
hoặc là độc lập hoặc có thể được nằm trong các văn bản lớn hơn. Cụ thể hơn, khi đề cập đến đối tượng đọc (nguyên liệu đọc), PISA đã phân loại như sau:
• Loại VB: văn bản in và kỹ thuật số.
• Môi trường thông tin: tác giả cụ thể, các bản thông điệp, văn bản hỗn hợp.
• Định dạng VB: VB liên tục, VB không liên tục, VB tổng hợp và đa phương tiện.
• Phương thức biểu đạt: VB miêu tả, VB tường thuật, VB trình bày (thuyết minh), VB tranh luận (nghị luận), VB hướng dẫn và giao dịch.
1.1.3.2. Văn bản văn học trong sách Tiếng Việt Tiểu học
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, tổng số văn bản Tập đọc là 60 văn bản thuộc các thể loại: Tự sự, trữ tình, kịch. Trong đó chủ yếu là các văn bản thuộc thể loại tự sự.
Như vậy, chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 đã chú ý đến việc giới thiệu cho học sinh làm quen với các văn bản nghệ thuật, qua hoạt động tìm hiểu bài, các em có điều kiện phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học, hình thành và phát triển cảm xúc thẩm mĩ, tưởng tượng,... giúp các em học tốt môn Ngữ văn ở cấp Trung học cơ sở.
Bên cạnh những thành công, dạy đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 5 vẫn còn những hạn chế. Văn bản được lựa chọn để dạy học đọc hiểu còn chưa thật sự cân đối về tỉ lệ giữa văn bản thuộc phong cách nghệ thuật và văn bản thuộc phong cách phi nghệ thuật, điều này ảnh hưởng đến mục tiêu hình thành kĩ năng đọc để phục vụ việc học bởi trong thực tế học tập và cuộc sống, đa số văn bản học sinh cần đọc hiểu là văn bản phi nghệ thuật.
Ở lớp 5, kĩ năng đọc thành tiếng của học sinh đã tương đối thành thạo, cần tập trung hướng dẫn học sinh kĩ năng đọc thầm để có thể hiểu sâu nội dung văn bản đọc. Quan trong hơn nữa, những thông tin học sinh có được từ việc
chiếm lĩnh nội dung văn bản phải được đánh giá và vận dụng vào giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.