Câu hỏi nêu quan điểm, đánh giá về văn bản

Một phần của tài liệu Xây dựng các câu hỏi đọc hiểu văn bản văn học theo hướng phát triển năng lực trong môn tiếng việt lớp 5 (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 THEO HƯỚNG 49 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

2.3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu bồi dưỡng hứng thú đọc hiểu văn bản văn học

2.3.3. Câu hỏi nêu quan điểm, đánh giá về văn bản

1. Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?

(Bài Về ngôi nhà đang xây, tiếng Việt 5, tập một, Tr. 148) 2. Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên.

(Kì diệu rừng xanh, Tiếng Việt 5, tập 1) Qua những câu hỏi, yêu cầu như trên, HS luôn được đặt trong những tình huống có vấn đề để các em bộc lộ cách hiểu, cách nghĩ, cách cảm, cách đánh giá của mình về một vần đề nào đó của cuộc sống phù hợp với lứa tuổi của các em. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 cũng bước đầu hình thành cho HS năng lực đồng cảm, sẻ chia với những nỗi niềm, những tâm sự của tác giả nói riêng và của mọi người xung quanh các em nói chung.

Kết luận chương 2

Chương trình Ngữ văn hiện hành của Việt Nam hướng đến mục tiêu cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học (trọng tâm là văn học Việt Nam), hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ. Đó là mục tiêu của chương trình được xây dựng theo định hướng nội dung, chú trọng việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Trong thời gian tới, mục tiêu này cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn giáo dục của đất nước và xu thế quốc tế.

Song, mục tiêu phải phù hợp với cách tiếp cận chương trình. Vì thế, chương trình môn Ngữ văn mới cần được xây dựng "theo định hướng phát triển năng lực học sinh" như "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" đã xác định. Theo đó, chương trình sẽ tập trung vào xác định các lĩnh vực kĩ năng ngôn ngữ cần hình thành và bồi dưỡng cho học sinh (như nghe, nói, đọc, viết, quan sát, trình bày…) để phát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ cho các em.

Với mỗi lĩnh vực, chương trình cần đề ra mục tiêu cụ thể để từ đó cụ thể hóa thành những chuẩn kiến thức và kĩ năng mà học sinh cần đạt được ở mỗi cấp/ lớp cụ thể. Riêng về lĩnh vực kĩ năng đọc, chương trình Ngữ văn mới cần đặc biệt coi trọng đọc hiểu văn bản đặc biệt cần bồi dưỡng những kĩ năng đọc văn bản văn học để giúp học sinh trở thành người có năng lực đọc đồng thời biết ứng dụng năng lực đó vào thực tiễn học tập và sinh hoạt của bản thân, góp phần nâng cao tri thức và kĩ năng sống của người học. Trong đó, mục tiêu của đọc hiểu là hình thành ở học sinh năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học (gọi chung là năng lực tiếp nhận văn học). Các năng lực này sẽ bồi dưỡng và nâng cao vốn văn hóa cho người học thông qua những hiểu biết về ngôn ngữ và văn

học. Từ đó giáo dục, hình thành và phát triển cho học sinh những tư tưởng, tình cảm nhân văn trong sáng, cao đẹp. Bởi văn học là một di sản văn hóa vô cùng quý báu của dân tộc ta, dạy học Văn trong nhà trường phải góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị của di sản ấy.

Chương 2 đề xuất một số định hướng điều chỉnh những câu hỏi chưa phù hợp và nêu ra các biện pháp xây dựng câu hỏi đọc hiểu văn bản văn học trong môn Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực đó là:

- Hệ thống câu hỏi đọc hiểu phát huy trải nghiệm, mở rộng kiến thức - Hệ thống câu hỏi đọc hiểu phát triển kĩ năng đọc hiểu

- Hệ thống câu hỏi đọc hiểu bồi dưỡng hứng thú đọc hiểu văn bản văn học

Việc xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu theo hướng phát triển năng lực nhằm giúp cho quá trình dạy và học đọc hiểu văn bản đạt hiệu quả, bên cạnh đó, học sinh được phát huy trải nghiệm, mở rộng và hoàn thiện kiến thức, năng lực, phẩm chất, làm nền tảng giúp các em học tốt môn Ngữ văn ở cấp Trung học cơ sở.

Một phần của tài liệu Xây dựng các câu hỏi đọc hiểu văn bản văn học theo hướng phát triển năng lực trong môn tiếng việt lớp 5 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)