Hệ thống câu hỏi đọc hiểu phát triển kĩ năng đọc hiểu

Một phần của tài liệu Xây dựng các câu hỏi đọc hiểu văn bản văn học theo hướng phát triển năng lực trong môn tiếng việt lớp 5 (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 THEO HƯỚNG 49 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

2.2. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu phát triển kĩ năng đọc hiểu

* Mục tiêu hàng đầu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp. Kĩ năng đọc bao hàm đọc thông (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt) và đọc hiểu; trong đó đọc hiểu có yêu cầu đọc hiểu văn bản nghệ thuật.

Giáo viên nên đưa ra những câu hỏi hướng dẫn học sinh đọc thầm - đọc lướt một lần toàn bộ văn bản để nắm được nội dung cơ bản mà văn bản đề cập tới.

Đó là những câu hỏi yêu cầu học sinh chỉ cần nhận diện, ghi nhớ, phát hiện ra các từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, chi tiết của văn bản.

Với loại câu hỏi rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản nghệ thuật, chúng tôi biên soạn các câu hỏi với yêu cầu như sơ đồ dưới đây:

* Chuẩn kiến thức và kĩ năng môn Tiếng Việt Tiểu học cũng nêu rõ:

Học sinh lớp 5 “Bước đầu cảm nhận được một số bài văn, bài thơ, màn kịch của Việt Nam và thế giới, cụ thể là nhận biết được các câu văn, hình ảnh, chi tiết có giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ, màn kịch đã học”.

Hệ thống câu hỏi đọc hiểu chi

tiết văn bản (từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, nhân

vật)

Hệ thống câu hỏi đọc hiểu thông

điệp văn bản

Hệ thống câu hỏi đọc hiểu ý nghĩa văn bản Hệ thống câu hỏi rèn kĩ năng đọc hiểu văn

bản nghệ thuật

Theo tài liệu Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 5 trang 64, 65 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, PGS. TS Trần Thị Hiền Lương chỉ ra thông qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài, sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập dượt kĩ năng đọc hiểu cho học sinh theo những yêu cầu:

2.2.1. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu chi tiết văn bản (từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, nhân vật)

Với hệ thống câu hỏi đọc hiểu chi tiết văn bản, chúng tôi biên soạn câu hỏi và đưa ra một số ví dụ cụ thể cho từng loại câu hỏi như sau:

2.2.1.1. Hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài văn, bài thơ

Hiểu nghĩa từ ngữ trong văn bản là yêu cầu đầu tiên đối với người đọc tác phẩm văn học. Sách Tiếng Việt 5 bước đầu hướng dẫn học sinh cách hiểu, cách cảm nhận nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh cụ thể.

Ví dụ: Ở bài tập đọc Hạt gạo làng ta (Tiếng Việt 5, tập 1, Tr.139), HS phải trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” ? Với những câu hỏi như vậy, HS đã bước đầu được luyện kĩ năng đọc hiểu ngôn từ trong tác phẩm văn học.

2.2.1.2. Đọc hiểu câu, đoạn trong bài tập đọc

1. Em hiểu câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” là thế nào?

(Hành trình cảu bầy ong, Tiếng Việt 5, tập 1) 2. Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?

(Hạt gạo làng ta, Tiếng Việt 5, tập 1) 2.2.1.3. Cảm nhận hình ảnh

Một trong những đặc điểm của văn bản nghệ thuật là giàu hình ảnh.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 dạy cho HS biết cảm nhận hình ảnh trong tác phẩm văn học nhưng không yêu cầu các em phát biểu thế nào là hình ảnh.

Các câu hỏi đưa ra cho HS thường đã hàm chứa gợi ý để các em có thể tự cảm nhận được các hình ảnh trong bài đọc.

Ví dụ:

- Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào?

(Bài Sắc màu em yêu, Tiếng Việt 5, tập một, Tr. 20) - Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?

(Bài thơ Về ngôi nhà đang xây, Tiếng Việt 5, tập một, Tr. 148) Với những câu hỏi nêu trên, qua nhiều bài đọc, HS dần dần tự nhận biết được thế nào là hình ảnh và xác định được những hình ảnh gợi ra trong đoạn văn, đoạn thơ.Thông qua đó, trí tưởng tượng của các em sẽ được phát huy, khả năng cảm thụ hình tượng văn học dần hình thành và phát triển.

2.2.1.4. Cảm nhận về nhân vật Ví dụ:

1. Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?

(Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, Tiếng Việt 5, tập 2) 2. Nhân vật tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai?

(Nếu trái đất thiếu trẻ con, Tiếng Việt 5, tập 2) 2.2.2. Hiểu thông điệp văn bản

Ví dụ:

1. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

(Những con sếu bằng giấy, tiếng Việt 5, tập 1) 2. Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?

(Con gái, Tiếng Việt 5, tập 2) 2.2.3. Hiểu ý nghĩa, giá trị của tác phẩm

Sự tồn tại của mỗi tác phẩm trong cuộc đời bao giờ cũng mang một ý nghĩa riêng, giá trị riêng. Tác phẩm này ra đời là để ngợi ca cái đẹp, tác phẩm khác xuất hiện để lên án cái xấu, cái ác,... Sách Tiếng Việt 5 đặt ra những câu hỏi ở mức độ dơn giản, phù hợp với HS tiểu học.

Ví dụ:

1. Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?

(Lòng dân, Tiếng Việt 5, tập một, Tr. 31) 2. Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?

(Tiếng rao đêm, Tiếng Việt 5, tập hai, Tr. 31) 3. Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?

(Lớp học trên đường, Tiếng Việt 5, tập hai, Tr. 152) Với những câu hỏi tìm hiểu bài như trên, SGK Tiếng Việt 5 đã chuẩn bị cho HS tiểu học tự tin bước vào những cấp học trên. Những câu hỏi tìm hiểu cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ trở thành điểm nhấn của giờ tập đọc.

Một phần của tài liệu Xây dựng các câu hỏi đọc hiểu văn bản văn học theo hướng phát triển năng lực trong môn tiếng việt lớp 5 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)