Phương pháp học của học sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng các câu hỏi đọc hiểu văn bản văn học theo hướng phát triển năng lực trong môn tiếng việt lớp 5 (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÂU HỎI ĐỌC HIỂU THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.4. Phương pháp học của học sinh

Chúng tôi cũng tiến hành điều tra kết quả học đọc hiểu văn bản văn học của học sinh lớp 5 (Phụ lục 2) thông qua việc trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản văn học trong môn Tiếng Việt lớp 5 với số lượng là 128 học sinh thuộc 4 lớp 5 của các trường Tiểu học Phú Phúc; Tiểu học Lê Hồng Phong (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam).

Phiếu điều tra gồm 4 câu hỏi đọc hiểu. Câu hỏi 1, 2, 3 yêu cầu học sinh nhận diện, hiểu và ghi nhớ nội dung văn bản.

Câu hỏi 4 kiểm tra việc liên hệ, so sánh nội dung bài học với bản thân để từ đó rút ra nhận xét, vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề của bản thân.

Sau khi cho học sinh đọc văn bản và trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra, chúng tôi đã tổng hợp số học sinh trả lời đúng các câu hỏi và thu được kết quả như sau:

Câu hỏi Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Câu hỏi 1 118 92

Câu hỏi 2 110 86

Câu hỏi 3 122 95,3

Câu hỏi 4 100 78,1

Tuy nhiên, vì những lí do khách quan lẫn chủ quan, dạy đọc hiểu chưa được chú trọng đúng mức. Trong giờ Tập đọc lớp 5, đọc hiểu được dạy chủ yếu thông qua hoạt động tìm hiểu bài. Nhiều học sinh lớp 5 chưa thật hứng thú với giờ Tập đọc, với văn bản đọc và lúng túng khi đọc hiểu một văn bản mới, không có trong sách giáo khoa. Các em chưa thành thạo các kĩ năng đọc hiểu văn bản, đa số chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện và hiểu nghĩa văn bản (nghĩa từ ngữ, câu, đoạn, văn bản); nhiều em chưa phát hiện được những chi tiết quan trọng;

chưa biết kết nối thông tin trong văn bản hay vận dụng thông tin vào giải quyết những vấn đề trong học tập và đời sống.

Từ kết quả có thể nhận thấy mục tiêu và phương pháp, hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 5 cấp Tiểu học còn có những bất cập cần phải được điều chỉnh.

Kết luận chương 1

Việc khảo sát mục tiêu, nội dung, chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt 5 cũng như khảo sát giáo viên dạy lớp 5 cùng với quá trình trải nghiệm thực tế đã giúp chúng tôi có những hình dung tương đối rõ nét về thực trạng dạy học Tập đọc lớp 5. Từ đó, bước đầu đưa ra những đánh giá sau khảo sát.

Dạy học đọc hiểu lớp 5 theo chương trình, sách giáo khoa hiện hành đã có những thành công nhất định, học sinh được tiếp cận với một số lượng lớn văn bản (60 văn bản) thuộc nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau; tiếp tục được rèn kĩ năng đọc thành tiếng với tốc độ nhanh hơn ở các lớp 1, 2, 3, 4; bước đầu hiểu văn bản trên cơ sở trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa; đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn văn bản dưới sự hướng dẫn của giáo viên; có thêm những hiểu biết về tự nhiên và xã hội, tích luỹ được vốn từ thông qua nội dung văn bản đọc. Như vậy, về cơ bản, dạy đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 5 đã thực hiện được mục tiêu đề ra.

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các nhà biên soạn đã đưa hệ thống câu hỏi khá phong phú, đa dạng về hình thức, có nhiều câu hỏi hay, phù hợp với vốn sống và trình độ nhận thức của đa số học sinh. Những câu hỏi trong sách giáo khoa phân môn Tập đọc được xây dựng theo một hệ thống từ chi tiết đến toàn diện.

Các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó, câu hỏi trước làm tiền đề cho câu hỏi sau. Sách giáo khoa thường nêu các câu hỏi ở mức độ 1, sau đó mới đặt ra những câu hỏi giúp các em nắm được những vấn đề thuộc tầng sâu hơn (câu hỏi suy luận).

Về cơ bản, mỗi một bài Tập đọc có một hệ thống câu hỏi logic giúp cho học sinh từng bước nắm các yếu tố cơ bản mỗi đoạn và tiến tới nắm nội dung chính của bài một cách chặt chẽ hơn. Cụ thể, trong hệ thống câu hỏi đọc hiểu, câu hỏi có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản được coi là

nhóm câu hỏi đạt chuẩn kiến thức kĩ năng vì nó vừa sức với mọi đối tượng học sinh, các em có thể trả lời được các câu hỏi dạng này dựa trên ngôn từ đã có sẵn trong văn bản. Nhóm này cũng chiếm số lượng lớn nhất (59,6 %) trong phân môn Tập đọc. Tiếp theo, câu hỏi được nâng dần độ khó với nhóm câu hỏi ở mức độ 2 và mức độ 3.

Tuy vậy, có thể thấy qua phân tích hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, dạng câu hỏi ở mức độ 1 chiếm số lượng quá lớn tới 59,6 %. Trong khi đó lớp 5 là lớp cuối của cấp Tiểu học, chương trình Tiếng Việt lớp 5 chủ yếu là các bài tập đọc mang tính nghệ thuật nhưng những câu hỏi ở mức độ 2 và mức độ 3 còn chiếm số lượng khiêm tốn, có rất ít câu hỏi mở để học sinh vận dụng kiến thức đã học vào những tình huống cụ thể. Vì vậy, trên thực tế khi học, các em sẽ thiên về tái hiện nhận diện ngôn từ hơn còn kĩ năng cảm thụ và vận dụng thì rất ít có cơ hội được luyện tập và phát triển.

Như vậy, mỗi câu hỏi trong bài tập đọc mang một mục đích khác nhau.

Có câu hỏi yêu cầu học sinh liệt kê các sự kiện chính có trong tác phẩm để tìm hiểu nội dung, có câu hỏi giúp cho học sinh hiểu và cảm thụ ý nghĩa của bài tập đọc, có câu thì giải thích cho học sinh những hiện tượng, giá trị đạo đức để học sinh học tập, liên hệ với bản thân để rút ra cho mình những bài học đúng và vận dụng những kiến thức đã học vào tình huống cụ thể của cuộc sống… Cần thiết phải đưa ra những câu hỏi đọc hiểu theo hướng phát triển năng lực để học sinh phát huy trải nghiệm, mở rộng và hoàn thiện kiến thức, năng lực và phẩm chất, làm nền tảng giúp các em học tốt môn Ngữ văn ở cấp Trung học cơ sở.

Để thực hiện được mục tiêu phát triển năng lực của học sinh, dạy đọc hiểu phải được tổ chức thông qua các hoạt động, bằng hoạt động để phát triển năng lực. Chương 1 đã trình bày lí luận về dạy học đọc hiểu văn bản với khung năng lực đọc hiểu văn bản gồm ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng

thông tin vào giải quyết vấn đề. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi quan tâm đến tổ chức các hoạt động tìm hiểu bài hướng đến hình thành những kĩ năng thuộc ba mức độ của khung năng lực đã đề xuất ở chương 1.

Việc xác lập cơ sở lí luận và thực tiễn chính là căn cứ đề xuất những biện pháp xây dựng câu hỏi đọc hiểu văn bản văn học theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Xây dựng các câu hỏi đọc hiểu văn bản văn học theo hướng phát triển năng lực trong môn tiếng việt lớp 5 (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)