Khái niệm về Quỹ tín dụng nhân dân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (LV thạc sĩ) (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

1.1.1 Khái niệm về Quỹ tín dụng nhân dân

1.1.1.1 Khái niệm

Theo Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND khái niệm như sau: "QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của QTDND là phải đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển".

Theo Luật Các Tổ chức tín dụng số 47/2011/QH12 ngày 16/6/2011 giải thích QTDND như sau: "QTDND là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động TCTD theo quy định của pháp luật nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống".

Trên cơ sở các khái niệm trên, theo tác giả QTDND là một loại hình tổ chức tín dụng được thành lập, quản lý và kiểm soát bởi các thành viên gồm những người có cùng những đặc điểm về nơi cư trú nghề nghiệp hoặc các đặc điểm chung khác.

QTDND tuân thủ mục đích, tôn chỉ và các nguyên tắc về tổ chức, hoạt động của loại hình HTX.

1.1.1.2 Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân

Mục tiêu hoạt động

Thông thường, mọi doanh nghiệp hoạt động đều có mục tiêu chủ yếu là vì lợi nhuận. Tuy nhiên, mặc dù cũng là một loại hình doanh nghiệp nhưng QTDND lại

hoạt động không đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Điều đó được lý giải bởi căn nguyên của sự hình thành QTDND, đó là: QTDND ra đời vì mục tiêu tương trợ giữa các thành viên và góp phần phát triển cộng đồng. Mặc dù vậy, QTDND vẫn phải đảm bảo hoạt động có lãi để trả cổ tức cho thành viên và quan trọng hơn nữa là bảo tồn, phát triển nguồn vốn hoạt động.

Trong khi các loại hình TCTD khác, nhất là các NHTM cổ phần hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận cao nhất có thể cho các cổ đông thì các QTDND lại hoạt động chủ yếu nhằm hỗ trợ các thành viên nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiệu điều kiện sống. Điều đó cũng có nghĩa là các QTDND tìm cách nâng cao lợi nhuận không nhằm mục đích chia cổ tức cao hơn cho các thành viên, mà nhằm mục đích phục vụ thành viên tốt hơn, cung cấp cho thành viên những dịch vụ tiện ích hơn và với giá cả hợp lý hơn. Tất nhiên, các QTDND cũng cần chú trọng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh đề nâng cao khả năng thu hút vốn góp và sự tham gia của thành viên ngày càng nhiều hơn.

Có như vậy thì QTDND mới có thể mở rộng được quy mô hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh với các TCTD khác hoạt động trên cùng địa bàn.

Sở dĩ có thể nói mục tiêu tương trợ thành viên và phát triển cộng đồng là sức quan trọng đối với sự sống còn của QTDND là vì nếu xa rời mục tiêu đó, QTDND sẽ theo đuổi mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận đơn thuần, dẫn đến một trong những tình trạng sau:

- Một là, để đạt được mục tiêu lợi nhuận cao nhất, QTDND sẽ mạo hiểm hơn trong các khoản đầu tư, bỏ qua các nguyên tắc quản lý dân chủ, bình đẳng và các quy định đảm bảo an trong hoạt động dẫn đến rủi ro có thể khiến QTDND phá sản đổ vỡ.

- Hai là, khi chạy theo lợi nhuận, QTDND buộc phải dần dần xa rời đối tượng phục vụ truyền thống là các thành viên QTDND bởi vì đây là những đối tượng khách hàng nhỏ lẻ, chi phí cho vay lớn, hiệu quả thấp.

- Ba là, khi xa rời mục tiêu tương trợ thành viên và phát triển cộng đồng, QTDND sẽ không còn phát huy được những ưu thế của loại hình TCTD hợp tác nên khó có thể cạnh tranh được với các loại hình TCTD khác để có thể tồn tại.

Vì vậy, có thể nói mục tiêu hoạt động của QTDND chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên nhằm phát huy sứa mạnh tập thể và của từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, có nghĩa là QTDND thực hiện huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, các nguồn vốn khác hoặc của những thành viên có điều kiện kinh tế để hỗ trợ cho những thành viên nghèo, thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thành viên tránh được tình trạng phải đi vay nặng lãi.

Nguyên tắc hoạt động

QTDND muốn thực hiện được mục tiêu hỗ trợ thành viên thì phải đảm bảo những năm nguyên tắc sau: (Nguồn: Điều 6 Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015)

- Thứ nhất, Nguyên tắc tự nguyện gia nhập và rút khỏi QTDND: đây là nguyên tắc rất cơ bản của hoạt động QTDND cơ sở vì chỉ có những gì thành viên tự nguyện làm mới có cơ sở phát triển và tồn tại lâu dài. Nguyên tắc tự nguyện nói lên thành viên hoàn toàn tự nguyện khi họ thấy có lợi và nhu cầu của họ được thỏa mãn mà không phải bị ép buộc, cưỡng chế khi xin gia nhập hay rút khỏi QTD, vì chỉ khi tự nguyện hợp tác, tự nguyện tham gia, các thành viên mới quan tâm, nhiệt tình và hết lòng tâm huyết với QTDND và như thế QTDND mới có cơ sở vững chắc để tập hợp được sức mạnh lâu dài về vật chất và tinh thần từ các thành viên cho sự phát triển. Tuy nhiên, muốn họ trở thành thành viên của QTD thì các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các tổ chức đoàn thể phải tuyên truyền, vận động để họ hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích của họ khi tham gia QTDND. Đây cũng chính là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.

- Thứ hai, nguyên tắc quản lý dân chủ và bình đẳng, điều này có nghĩa là các thành viên được tự mình toàn quyền quản lý, quyết định các vấn đề của QTD trong

khuôn khổ và theo quy định của pháp luật, mà không chịu bất cứ sự can thiệp, chi phối hay sự chỉ đạo nào từ bên ngoài. Các thành viên tự quản lý thông qua việc tham gia và chỉ có họ duy nhất mới được quyền tham gia vào cơ quan quyền lực cao nhất của QTDND , đó là Đại hội thành viên hoặc là Đại hội đại biểu thành viên. Tại Đại hội họ thể hiện quyền và trách nhiệm của mình để lựa chọn, đề cử, ứng cử, bầu cử đề nghị TCTD Nhà nước (NHNN) tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm ban điều hành, ban kiểm soát của QTD nhằm thực hiện quản lý, điều hành và giám sát hoạt động của QTD. Tự quản lý ở đây được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, mọi thành viên của QTD đều có quyền và trách nhiệm tham gia quản lý và quyết định như nhau, không phân biệt giàu nghèo địa vị xã hội... và đặc biệt là không phân biệt số vốn góp vào QTD. Người góp nhiều cũng như người góp ít đều chỉ có một quyền biểu quyết ngang nhau. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản trong quản lý của QTDND so với các TCTD khác.

- Thứ ba, nguyên tắc tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: điều này thể hiện các chủ sở hữu là thành viên phải đóng góp đủ số vốn cần thiết, tối thiểu phải ở mức vốn theo quy định của NHNN, để QTDND hoạt động tự chịu trách nhiệm về sự tồn tại, duy trì hoạt động và kết quả hoạt của mình, đoàn kết thống nhất cao cùng chịu trách nhiệm với mọi hoạt động của QTD. Thực hiện nghĩa vụ đối với QTDND sự tự chịu trách nhiệm không phải là vô hạn mà chỉ tự chịu trách nhiệm bằng số vốn góp vào QTDND và các nghĩa vụ thỏa thuận đóng góp bổ sung khác nếu được quy định trong điều lệ của từng QTDND. Như vậy, nếu QTDND nào hoạt động kinh doanh bị thua lỗ thì thành viên không chỉ thiệt thòi trong việc hưởng các dịch vụ mà còn phải chịu thiệt thòi về tài chính như: Lợi tức vốn góp,...cũng như đối với chủ sở hữu của bất kỳ loại hình kinh tế nào khác. Chính vì vậy nguyên tắc tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi vừa là động lực vừa tạo sức ép với các thành viên phải tham gia tích cực vào công tác quản lý và giám sát hoạt động của QTDND.

- Thứ tư, nguyên tắc chia lãi đảm bảo kết hợp lợi ích của thành viên và sự phát triển của QTDND, có nghĩa là kết thúc năm tài chính, sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế Nhà nước, lãi còn lại được phân phối như thế nào cho hợp lý để vừa tăng

tích lũy mở rộng và duy trì cho hoạt động vừa đảm bảo lợi ích của thành viên khuyến khích thành viên tích cực tham gia xây dựng QTD. Mặt khác, phải đảm bảo đúng quy định của bộ tài chính về phân phối lợi nhuận của QTD và được Đại hội thành viên quyết định.

- Thứ năm, nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng: QTDND hoạt động và phát triển dựa trên sự hợp tác sức mạnh của các thành viên, tự nguyện cùng nhau góp vốn thành lập, phát huy sức mạnh nội lực của thành viên với mong muốn là duy trì và ngày càng phát triển của QTD để thành viên thông qua đó nhận được sự hỗ trợ, các dịch vụ tín dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh cải thiện đời sống. Phần lớn thành viên QTDND sống tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn có nhiều khó khăn trong việc vay vốn từ các TCTD vì: tài sản thế chấp còn hạn chế đi lại xa, tốn nhiều chi phí,...tham gia vào QTDND là cần thiết và có lợi cho thành viên, nên họ có ý thức hợp tác với nhau, tương trợ lẫn nhau. Như vậy cac thành viên QTD sẵn sàng đoàn kết, tương thân, tương ái, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong Quỹ và trong cộng đồng xã hội, nhờ đó QTDND đã phát huy được tác dụng tạo ra thế mạnh cho hoạt động của mình phù hợp với mô hình và nguyên tắc hoạt động của QTD.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (LV thạc sĩ) (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)