Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của QTDND

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (LV thạc sĩ) (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

1.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của QTDND

Hiện nay để đánh giá hiệu quả nói chung của các TCTD ở Việt Nam, các nhà quản lý thường vẫn tiếp cận theo phương pháp truyền thống, đó là đánh giá hiệu quả hoạt động theo các chỉ tiêu tài chính. Các tỷ số tài chính là công cụ hữu dụng nhất để tính toán và phân tích các hiệu quả hoạt động của các TCTD. Trong giới hạn luận văn nghiên cứu cũng sẽ sử dụng các chỉ tiêu này để phân tích. Các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động có thể chia thành 03 dạng chính: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả.

1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời

Thu lãi biên ròng (NIM), thu ngoài lãi biên ròng (NOM), thu nhập hoạt động biên, thu nhập ròng trên tổng tài sản (ROA) và thu nhập ròng trên tổng số vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS).

Tỷ lệ thu lãi biên ròng, thu ngoài lãi biên ròng, thu nhập hoạt động biên phản ánh năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên trong việc duy trì tăng trưởng các nguồn thu chủ yếu là các khoản vay, đầu tư và phí dịch vụ so với mức tăng chi phí

(lãi tiền gửi, tiền vay trên thị trường, tiền lương cho nhân viên và các phúc lợi).

Tỷ lệ thu lãi biên ròng (NIM)

Tổng thu nhập từ lãi – Tổng chi phí từ lãi

NIM =

Tổng tài sản Có sinh lời

Tỷ lệ thu lãi biên ròng (NIM) đo lường mức chệnh lệch giữ thu lãi và chi phí lãi mà các TCTD có thể đạt được thông qua các hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và các nguồn vốn có chi phí thấp. Ý nghĩa của hệ số này là nếu tính riêng phần thu nhập về lãi thì tỷ suất sinh lời từ lãi trên các khoản đầu tư là bao nhiêu.

Tỷ lệ thu ngoài lãi biên ròng (NOM)

Tổng thu nhập ngoài lãi – Tổng chi phí ngoài lãi

NOM =

Tổng tài sản Có sinh lời

Tỷ lệ thu ngoài lãi biên ròng (NOM) lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà TCTD phải gánh chịu (tiền lương, chi phí sữa chữa, bảo hành thiết bị và chi phí tổn thất tín dụng). Nếu chỉ tiêu này bị âm chứng tỏ các TCTD hoạt động chủ yếu từ cho vay, hạn chế về các hoạt động dịch vụ.

Thu nhập hoạt động biên

Tổng thu hoạt động – Tổng chi phí hoạt động

TNHĐB =

Tổng tài sản Có

Tỷ lệ thu nhập hoạt động biên cho thấy một đơn vị tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế cho TCTD. Tỷ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của TCTD càng lớn.

Thu nhập ròng trên tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế ROA =

Tổng tài sản Có

ROA chỉ tiêu này chủ yếu phản ánh tính hiệu quả quản lý. Nó cho thấy khả năng của Hội đồng quản trị trong quá trình chuyển tài sản của đơn vị thành thu nhập ròng, ROA thường được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài chính, nếu mức ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay không năng động hoặc có thể chi phí hoạt động của TCTD quá mức. Ngược lại, mức ROA cao thường phản ánh kết quả hoạt động hữu hiệu, TCTD có cơ cấu tài sản hợp lý.

Thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế ROE =

Vốn chủ sở hữu

ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường, nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào TCTD. Tỷ số ROE phản ánh năng lực quản trị của TCTD về sử dụng tài chính và những nguồn vốn thực sự đem lại lợi nhuận.

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra được bao nhiêu đồng lời. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

Tỷ suất doanh lợi (Lợi nhuận ròng/Tổng doanh thu: ROS) cũng là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và TCTD nói riêng.

Tỷ lệ này cho thấy một đồng doanh thu (hay tổng thu nhập) tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Tỷ lệ này cao cho thấy công ty đó đạt hiệu quả trong việc tân dụng các khoản đầu tư để tạo ra thu nhập và sử dụng hợp lý các khoản chí phí. Chỉ tiêu này được tính bằng lợi nhuận ròng chia cho tổng thu.

1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

Để thực hiện chiến lược tối đa hóa lợi nhuận, các TCTD thường nâng cao hiệu quả hoạt động của mình bằng cách giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất lao động và nâng cao trình độ nhân viên. Bởi vậy, các thước đo phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của TCTD và năng suất lao động của nhân viên gồm các chỉ số sau:

Thu nhập hoạt động Chỉ số năng suất

lao động = Số nhân viên làm việc chính thức đủ thời gian

Chỉ số này phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của một TCTD, nó cho ta biết trung bình mỗi nhân viên tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập mỗi năm.

Thu nhập hoạt động Chỉ số hiệu quả

sử dụng tài sản =

Tổng tài sản

Hệ số này cao chứng tỏ TCTD đã phân bố tài sản một cách hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuận của mình.

Tổng chi phí hoạt động Chi phí hoạt động/Thu

nhập hoạt động =

Tổng thu nhập hoạt động

Tỷ số chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động: dùng để phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, hay nói cách khác nó phản ánh khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động của TCTD.

1.2.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính

Ngoài việc quan tâm đến nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh khả năng sinh lời, các nhà quản trị TCTD cũng luôn thực hiện kiểm soát chặt chẽ những rủi ro trong

hoạt động mà họ sẽ đối mặt. Những rủi ro mà các TCTD thường gặp là: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro giao dịch…Các chỉ số phản ánh rủi ro bao gồm:

Tổng dư nợ cho vay Tỷ số cho vay/vốn

huy động =

Tổng vốn huy động

Chỉ số này cho biết các khoản vay chiếm bao nhiêu phần trăm so với vốn huy động. Vốn huy động ở đây bao gồm vốn huy động ở thị trường 1 (huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế) và thị trường 2 (huy động từ các tổ chức tín dụng khác).

Chỉ số này càng lớn rủi ro càng cao, khả năng thanh khoản càng yếu, chỉ số càng nhỏ thì chứng tỏ rằng các TCTD không chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay mà còn đầu tư vào các khoản mục khác hay các TCTD đang trong tình trạng thừa vốn.

Tổng dư nợ cho vay Tỷ số cho

vay/Tổng tài sản =

Tổng tài sản

Chỉ số này cho biết, trong tổng tài sản hoạt động của TCTD thì phần tài sản được đầu tư dưới hình thức cho vay là bao nhiêu. Qua đó cho thấy, việc tăng cường sử dụng nguồn vốn vay rất có thể gây ra rủi ro thanh khoản nếu như nhu cầu rút tiền của công chúng tăng và chất lượng của các khoản cho vay giảm.

Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu /Tổng

dư nợ cho vay =

Tổng dư nợ cho vay

Chỉ số này phản ánh chất lượng tín dụng, chỉ số này càng nhỏ thì càng tốt, thể hiện chất lượng tín dụng càng cao, TCTD hoạt động càng hiệu quả.

Tổng tài sản Tỷ lệ đòn bẩy tài

chính =

Tổng vốn chủ sở hữu

Chỉ số này cho thấy bao nhiêu đồng tài sản được tạo ra từ một đồng vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro phá sản của TCTD càng lớn.

Như vậy, để tối đa hóa lợi nhuận và đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, các TCTD cần chú ý và kiểm soát hợp lý các chỉ tiêu quy mô như ROA, ROE, kiểm soát chi phí, cơ cấu tiền gửi, mở rộng hoạt động thu dịch vụ, tăng

trưởng về tài sản, tiền gửi và các khoản vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (LV thạc sĩ) (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)