Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (LV thạc sĩ) (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 2011 - 2015

2.2.3 Các chỉ tiêu về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động

2.2.3.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Theo Quyết định 1328/2005/QĐ-NHNN ngày 06/9/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quy định các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân thì tỷ lệ an toàn tối thiểu được tính theo tỷ lệ phần trăm của vốn tự có (VTC) so với tổng tài sản có đã điều chỉnh rủi ro. Trong đó VTC của QTDND gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2, trong đó vốn cấp 1 chủ yếu gồm VĐL, các quỹ, lợi nhuận không chia và dự phòng chung. Xét về hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh thì hàng năm các QTDND đều có trích lợi nhuận để bổ sung vào các quỹ nhưng không nhiều. Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 – 2015 tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh đều đạt và vượt so với giới hạn quy định của NHNNVN là 8%. Tỷ lệ này giúp ta xác định được khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng. Khi các QTDND đảm bảo được tỷ lệ này có nghĩa là khả năng tài chính của Quỹ cũng phần nào có khả năng chống đỡ khi xảy ra rủi ro. Tình hình tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của QTDND giai đoạn 2011 - 2015 như sau:

Hình 2.7: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong hoạt động của QTDND từ 2011-2015 Nguồn: Báo cáo GSTX 2011-2015 của NHNN TG Từ hình 2.7 trên cho ta thấy, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của QTDND cao nhất là năm 2011 với tỷ lệ là 15,90% và thấp nhất là năm 2012 với tỷ lệ là 10,89% và tăng dần từ năm 2013 với tỷ lệ là 12,69%, tăng nhẹ lên 12,84% vào năm 2014 và tiếp tục tăng lên 14,86% năm 2015. Nguyên nhân của tình trạng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu giảm thấp nhất vào năm 2012 là do TSC rủi ro tăng trưởng rất nhanh và cao hơn nhiều so với tăng trưởng của VTC, năm 2012 TSC rủi ro tăng 77,20% trong khi đó VTC chỉ tăng 21,30%.

Tăng trưởng VTC chậm hơn so với tăng trưởng TSC rủi ro do một số nguyên nhân như sau:

- Tăng trưởng VĐL thấp: VĐL chưa thực sự đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động cũng như đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm tài sản cố định để đảm bảo an toàn trong hoạt động. Đến cuối năm 2015, có 03/16 QTDND có mức VĐL dưới 1.000 triệu đồng. Công tác huy động vốn góp điều lệ tại các Quỹ vẫn chưa thật sự được chú trọng do:

+ Một số QTDND có lợi nhuận cao không muốn mở rộng thành viên góp vốn thường xuyên mà chủ yếu tập trung vào thành viên sáng lập, một số QTDND có quy mô nhỏ, lợi nhuận hàng năm chưa cao nên việc vận động thành viên góp vốn thường xuyên bị hạn chế.

+ Do quy định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì mức vốn pháp định đối với QTDND từ năm 1993 đến nay vẫn giữ mức 100 triệu đồng trong khi hiện nay các QTDND đều có mức VĐL lớn hơn mức vốn pháp định. Quy định này không tạo động lực cho các Quỹ đang có mức VĐL thấp tích cực vận động thành viên góp vốn, tăng VĐL để mở rộng quy mô hoạt động và tăng khả năng chịu đựng rủi ro, đồng thời nâng cao tính liên kết cộng đồng.

+ Đa số các QTDND vẫn còn thực hiện huy động vốn góp theo cách truyền thống là hàng năm kế hoạch tăng 10% so với mức VĐL cũ trong đó tăng chủ yếu là CPTX mà pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể nào về mức tăngVĐL của các QTDND.

+ Các QTDND nhất là các Quỹ có quy mô nhỏ hoạt động kinh doanh thu về lợi nhuận sau thuế thấp nên trích phân phối lợi nhuận sau thuế vào các quỹ dự trữ bổ sung VĐL, quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính rất ít. Vì vậy, VĐL còn tăng trưởng chậm rất chậm, nhiều QTD ra đời rất lâu nhưng đến cuối năm 2015 VĐL vẫn còn dưới 1.000 triệu đồng (có 03/16 QTDND).

+ Có trường hợp QTDND hoạt động kinh doanh lỗ ở những năm trước và có lợi nhuận vào năm sau nhưng phần lợi nhuận năm sau được ưu tiên bù đắp khoản lỗ trước đó, thậm chí không đủ để bù đắp khoản lỗ trước đó nên không thể trích lợi nhuận để bổ sung vào các Quỹ trong năm sau nên tăng trưởng VĐL rất thấp. Điển hình đó là QTDND Nhị Mỹ, mặc dù đã được thành lập 18 năm do hoạt động kém hiệu quả nên cuối năm 2015 VĐL chỉ đạt 654 triệu đồng. Đây là QTD có VĐL thấp trong 16 QTDND.

Bên cạnh một số QTDND có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp thì tại một số QTD như Long Hòa, Tân Hội Đông, Vĩnh Bình... tỷ lệ này đạt mức cao, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng tỷ lệ an toán vốn tối thiểu như:

+ Tăng vốn tự có: Trong đó chủ yếu là VĐL. Hoạt động cho vay thành viên là hoạt động mang lại phần lớn lợi nhuận cho Quỹ. Tại các QTDND này, công tác cho vay được thực hiện có hiệu quả. Ngoài ra, các Quỹ này còn có sự phối hợp, liên kết tốt với các cơ quan đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ tại địa phương nên vốn cho vay tham gia vào hoạt động SXKD của thành viên, tạo ra doanh thu cho người vay và trả nợ QTDND. Vì vậy, hoạt động tại các Quỹ này tạo ra được mức thu nhập sau thuế cao, trích lập lợi nhuận phân phối các quỹ cũng tăng lên nên kéo theo làm tăng VTC.

+Hoạt động có lợi nhuận cao: Khi QTDND hoạt động kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận cao sẽ tạo được uy tín với người dân từ đó thu hút sự quan tâm góp vốn CPTX nhiều.

Xét riêng tại từng QTDND thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không đồng đều giữa các QTDND nhưng tất cả các Quỹ đều đảm bảo tỷ lệ đạt mức tối thiểu theo quy định.

Hình 2.8: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của từng QTDND đến 31/12/2015.

Nguồn: Báo cáo GSTX 2015 của NHNN TG Từ hình 2.8 trên cho thấy, nhiều QTDND có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu rất cao như Long Hòa đạt 18,06%, Vĩnh Bình đạt 16,43%, Đăng Hưng Phước đạt

16,77%, Tân Hội Đông đạt 16,76% và Tân Hiệp đạt 16,78%. Bên cạnh đó một số quỹ tuy đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định nhưng vẫn còn thấp như Nhị Mỹ đạt 9,83%

và Tân Mỹ Chánh đạt 11,59%, trong đó QTDND Nhị Mỹ có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp nhất trong hệ thống QTDND tỉnh do những yếu kém trong hoạt động.

Nguyên nhân tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu khác nhau và chênh lệch cao giữa các Quỹ là do các QTD khác nhau về địa bàn hoạt động, tình hình KT-XH của từng vùng, khả năng quản trị điều hành tại mỗi Quỹ...Do khác nhau về địa bàn hoạt động giữa các vùng trong đó có sự khác nhau giữa địa bàn các xã và các phường nên việc đầu tư tín dụng vào các lĩnh vực cho vay cũng có ảnh hưởng đến TSC rủi ro, bên cạnh đó sự khác nhau về bộ máy điều hành, cách thức quản trị cũng có ảnh hưởng đến việc tăng trưởng VTC. Tất cả những nguyên nhân trên đều có tác động đến sự thay đổi của tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Do vậy, mỗi QTDND cần có chiến lược tăng trưởng VTC, tăng trưởng TSC rủi ro trên cơ sở đảm bảo an toàn hoạt động, phù hợp với quy mô.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (LV thạc sĩ) (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)