CHƯƠNG 3- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.8. Phân tích dữ liệu
Các phương pháp thống kê được sử dụng: phương pháp phân tích tần số, phương pháp phân tích thống kê mô tả với các chỉ tiêu như: tần suất, tỷ lệ, trung bình độ lệch chuẩn và các công cụ kiểm định để phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại BIDV- Chi nhánh Vĩnh Long.
Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặt trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Các đại lượng thường được dùng mô tả dữ liệu như: (1) Đại lượng mô tả mức độ tập trung: mean, mode, median; (2) Đại lượng mô tả mức độ phân tán: phương sai, độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên. Sau đó trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ.
Phương pháp phân tích tần số: Phân tích tần số nhằm mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu số liệu thô thông qua bảng phân phối tần số. Bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp các dữ liệu theo một thứ tự nào đó, tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó, thực hiện các bước: (1) Xác định số tổ của dãy số phân phối, (2) Xác định khoảng cách tổ, (3) Xác định giới hạn trên và
giới hạn dưới của mỗi tổ, (4) Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó.
3.8.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha.
- Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và sự tương quan giữa các biến quan sát cùng hướng.
- Các thang đo sẽ được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Nhằm tìm ra những câu hỏi cần giữ lại và những mục câu hỏi cần bỏ đi trong các mục đưa vào kiểm tra là nhằm loại ra các biến quan sát và những thang đo không đạt. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời phỏng vấn trong bối cảnh nghiên cứu” (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Hệ số Cronbach’s Alpha của biến thành phần của tất cả các biến trong nhóm phải nhỏ hơn hoặc bằng hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng.
3.8.3. Phân tích nhân tố khám phá
- Phân tích nhân tố được sử dụng chủ yếu để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Trong phân tích nhân tố EFA là kỹ thuật nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định cho tập hợp các biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:
Chỉ số KNO là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Kiểm định Bartlett’s xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa
(Sig<0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Hệ số tải nhân tố (factor loadings): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố, hệ số này lớn hơn 0,5 (Hair & ctg, 1998).
Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing &
Anderson, 1988). Phương pháp trích “Principal Component Analysis” với phép quay
“Varimax” được sử dụng trong phân tích nhân tố thang đo các thành phần độc lập.
Hệ số eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi nhân tố) lớn hơn 1.
3.8.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình
- Trước hết, hệ số tương quan (Pearson) giữa động lực làm việc chung với các nhân tố tạo động lực sẽ được xem xét. Tiếp đến phân tích hồi quy đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinal Least Square - OLS) cũng được thực hiện, trong đó biến độc lập sẽ là động lực làm việc đối với: (1)Tính chất công việc; (2)Lãnh đạo; (3)Sự tự chủ trong công việc; (4)Lương và phúc lợi;
(5)Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp; (6)Môi trường làm việc; (7)Đồng nghiệp; (8)Thương hiệu và văn hóa của doanh nghiệp, biến phụ thuộc là động lực làm việc nói chung.
- Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành. Hệ số R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3. Tác giả trình bày về quy trình, mục tiêu nghiên cứu đối với vấn đề cần nghiên cứu. Song song đó, trình bày phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu.