Kết quả phân tích nhân tố với biến độc lập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long (LV thạc sĩ) (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG 4- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Phân tích nhân tố khám phá với dữ liệu nghiên cứu

4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố với biến độc lập

- Có 35 biến quan sát của thang đo được đưa vào phân tích nhân tố theo phương pháp trích Principal Component với phép quay Varimax, các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 5 hoặc hệ số tải giữa các nhân tố gần bằng nhau sẽ bị loại.

- Khi vào phân tích nhân tố với biến độc lập thì nhân tố STC5 bị loại vì biến này tải lên cả hai nhân tố.

- Khi đưa 34 nhân tố còn lại chạy lần 2 thì đạt kết quả như sau: có 8 nhân tố được trích ra với tổng phương sai trích là 63,043% cho biết 8 nhân tố này giải thích được 63,043% sự biến thiên của dữ liệu.

- Hệ số KMO= 0,852>0,05 (đạt yêu cầu). Hệ số tải nhân tố của tất cả các nhân tố đều lớn hơn 0,5 nên đạt yêu cầu và giá trị sig = 0,000 <0,05. Điều này chứng tỏ các biến có mối tương quan với nhau trong tổng thể. Vì vậy, kết quả phân tích EFA là phù hợp.

- Kiểm định Bartlett’s cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig =0,000<0,05) và hệ số KMO= 0,852, chứng tỏ việc nhóm các biến lại với nhau là thích hợp (xem phụ lục 6).

Bảng 4.8. Kết quả phân tích nhân tố (EFA) của các biến độc lập Thành phần

1 2 3 4 5 6 7 8

CHTTPT3 .774

CHTTPT1 .754

CHTTPT2 .691

CHTTPT5 .690

CHTTPT4 .655

LVPL1 .789

LVPL4 .706

LVPL3 .677

LVPL5 .665

LVPL2 .618

THVH4 .706

THVH2 .705

THVH1 .703

THVH5 .689

THVH3 .669

MTLV1 .823

MTLV3 .775

MTLV4 .728

MTLV2 .715

STC1 .778

STC4 .736

STC2 .708

STC3 .660

LD3 .759

LD4 .742

LD1 .700

LD2 .646

CV3 .748

CV4 .701

CV1 .641

CV2 .628

DN1 .783

DN2 .751

DN3 .719

Sau khi phân tích nhân tố (EFA) của các biến độc lập, ta đặt tên các yếu tố như sau:

Nhân tố thứ nhất: bao gồm các biến quan sát và được đặt tên là: Cơ hội thăng tiến và phát triển (CHTTPT).

Chính sách thăng tiến của tổ chức là công bằng CHTTPT 3 Có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc CHTTPT 1 Tổ chức tạo cho tôi nhiều cơ hội phát triển bản thân CHTTPT 2 Các khóa đào tạo mang lại hiệu quả tốt với công việc CHTTPT 5 Tôi được đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức liên quan đến

công việc và phát triển nghề nghiệp CHTTPT 4

Nhân tố thứ hai: bao gồm các biến quan sát và được đặt tên là: Lương và phúc lợi (LVPL).

Tổ chức trả lương tương xứng với kết quả làm việc của tôi LVPL 1 Chính sách khen thưởng kịp thời, rõ ràng, công bằng, công khai LVPL 4 Tiền lương được trả công bằng, hợp lý, đúng thời hạn LVPL 3 Tôi hài lòng về chính sách khen thưởng ở cơ quan LVPL 5 Tiền lương, thu nhập đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống LVPL 2

Nhân tố thứ ba: bao gồm các biến quan sát và được đặt tên là: Thương hiệu văn hóa (THVH).

Khách hàng luôn đánh giá cao văn hóa ở ngân hàng THVH 4 Ngân hàng luôn có chiến lược phát triển bền vững THVH 2

Tôi tự hào về thương hiệu của ngân hàng THVH 1

Tôi tự hào là cán bộ ngân hàng THVH 5

Ngân hàng luôn tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao THVH 3 (Nguồn: Kết quả khảo sát 161 người lao động của BIDV Vĩnh Long năm 2016)

Nhân tố thứ tư: bao gồm các biến quan sát và được đặt tên là: Môi trường làm việc (MTLV).

Công việc có áp lực cao MTLV 1

Môi trường làm việc chuyên nghiệp MTLV 3

Trang thiết bị hiện đại MTLV 4

Môi trường làm việc an toàn MTLV 2

Nhân tố thứ năm: bao gồm các biến quan sát và được đặt tên là: Sự tự chủ (STC).

Tôi được giao quyền hạn tương ứng với trách nhiệm trong công

việc phụ trách STC 1

Tôi được chủ động trong công việc, tự kiểm soát và chịu trách

nhiệm với công việc STC 4

Tổ chức thường khuyến khích tôi cải tiến trong công việc STC 2 Tôi được khuyến khích đưa ra những sáng kiến và tham gia vào

các quyết định liên quan đến công việc chuyên môn STC 3 Nhân tố thứ sáu: bao gồm các biến quan sát và được đặt tên là: Lãnh đạo (LĐ) Lãnh đạo luôn bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhân viên LĐ 1 Tôi luôn nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo khi cần thiết LĐ 2

Lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược LĐ 3

Lãnh đạo quan tâm và gần gũi nhân viên LĐ 4

Nhân tố thứ bảy: bao gồm các biến quan sát và được đặt tên là: Tính chất công việc (CV).

Công việc của tôi có nhiều thách thức CV 1

Sự phân chia công việc ở cơ quan tôi là hợp lý CV 2

Công việc của tôi rất thú vị CV 3

Công việc phù hợp với tính cách, năng lực và trình độ của tôi CV 4 Nhân tố thứ tám: bao gồm các biến quan sát và được đặt tên là: Đồng nghiệp (ĐN).

Đồng nghiệp luôn thân thiện và cởi mở ĐN 1

Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ tôi trong công việc ĐN 2

Dễ thảo luận khi làm việc nhóm ĐN 3

Các giả thuyết sẽ được thay đổi để phù hợp với mô hình

Giả thuyết H1: Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp tốt sẽ làm cho nhân viên có động lực làm việc cao hơn.

Giả thuyết H2: Lương và phúc lợi tốt sẽ làm cho nhân viên có động lực làm việc cao hơn.

Giả thuyết H3: Thương hiệu và văn hóa của doanh nghiệp tốt sẽ làm cho nhân viên có động lực làm việc cao hơn.

Giả thuyết H4: Môi trường làm việc của doanh nghiệp tốt sẽ làm cho nhân viên có động lực làm việc cao hơn.

Giả thuyết H5: Sự tự chủ trong công việc tốt sẽ làm cho nhân viên có động lực làm việc cao hơn.

Giả thuyết H6: Lãnh đạo tốt sẽ làm cho nhân viên có động lực làm việc cao hơn.

Giả thuyết H7: Tính chất công việc tốt sẽ làm cho nhân viên có động lực làm việc cao hơn.

Giả thuyết H8: Đồng nghiệp gần gũi, vui vẻ sẽ làm cho mọi người có động lực làm việc cao hơn.

(Nguồn: tổng hợp của tác giả) Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long (LV thạc sĩ) (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)