Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu của trẻ tự kỷ

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn cho cha mẹ có con tự kỷ từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 21 - 24)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CHO CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ

1.1. Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu của trẻ tự kỷ

Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra khá nhiều quan điểm khác nhau về tự kỷ. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, dưới đây là một số quan niệm:

Theo Freud (1923): “Tự kỷ là sự đầu tư vào đối tượng quay trở lại cái tôi, có nghĩa là đã trở thành tự yêu, là sự ẩn náu của trẻ em trong thế giới bên trong huyễn tưởng và ảo ảnh để nói rằng cái tự trị ảo tưởng chỉ có thể được một thời gian, đối với chủ thể với điều kiện phải thêm vào đó sự chăm sóc của người mẹ” [26].

Theo Kanner (1943): “Tự kỷ là sự rút lui cực đoan của một số trẻ em từ lúc mới bắt đầu cuộc sống, triệu chứng đặc biệt của bệnh là một sự hiếm thấy, đó là sự rối loạn từ cội rễ, là sự không có khả năng của những trẻ này trong công việc thiết lập mối quan hệ bình thường với những người khác và hành động một cách bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống” [26].

Năm 1964 Bernard Rimland và một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Tự kỷ là do những thay đổi của cấu trúc lưới trong bán cầu não trái, hoặc do những thay đổi về sinh hóa và chuyển hóa ở những đối tượng này. Do đó, những trẻ tự kỷ không có khả năng liên kết các kích thích thành kinh nghiệm của bản thân;

không giao tiếp được vì thiếu khả năng khái quát hóa những điều cụ thể” [26].

Năm 1996 Từ điển Bách khoa Columbia cho rằng: “Tự kỷ là một khuyết tật phát triển có nguyên nhân từ những rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng cơ bản của não bộ. Tự kỷ được xác định bởi sự phát triển không bình thường về kỹ năng giao tiếp, kĩ năng tương tác xã hội và suy luận. Nam nhiều gấp 4 lần nữ. Trẻ có thể phát triển bình thường cho đến tận 30 tháng tuổi” [26].

Năm 1944, Han Asperger bác sỹ tâm thần người Áo (1906 – 1980) sử dụng thuật ngữ Autism trong khi mô tả những vấn đề xã hội trong nhóm trẻ trai mà ông

làm việc. Rối loạn đặc biệt nhất trong nhóm trẻ này là cách suy luận rờm rà, phức tạp, không thích ứng với những điều kiện, hoàn cảnh xã hội. Những trẻ này có sở thích đặc biệt về mặt kỹ thuật và toán học, đồng thời có khả năng nhớ tốt một cách lạ thường. Ngày nay được lấy tên là hội chứng Asperger [26].

Theo DSM – IV: “Tự kỷ là sự phát triển không bình thường hay là một sự giảm sút rõ rệt, hoạt động bất thường đặc trưng trong ba lĩnh vực: Quan hệ xã hội, giao tiếp và tác phong thu hẹp định hình” (1994) [4, tr.6].

Theo chuyên trang Tự kỷ của Liên hợp quốc: “Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại” (2008) [4, tr.6].

Như vậy, mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau có các quan điểm khác nhau về trẻ tự kỷ. Trong đề tài này tôi chọn khái niệm của Liên hợp quốc năm 2008 làm công cụ nghiên cứu và chọn đối tượng nghiên cứu.

1.1.2. Đặc điểm của trẻ tự kỷ

Đặc điểm về hình dáng cơ thể: Trẻ tự kỷ có bề ngoài như bình thường. Các công bố từ trước tới nay chưa có nghiên cứu nào nói đến sự khác thường về thể trạng bên ngoài của Trẻ tự kỷ [27, tr.12].

Đặc điểm cảm giác: Ngưỡng cảm giác của Trẻ tự kỷ không bình thường. Do đó trong trị liệu Trẻ tự kỷ người ta cũng quan tâm nhiều đến trị liệu giác quan hay điều hòa cảm giác [27, tr.12-13].

Đặc điểm về tư duy, tưởng tượng: Trẻ tự kỷ cũng gặp khó khăn nhất định trong tưởng tượng. Do đó, trẻ khó có thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa những gì có trong trí nhớ, khó khăn trong việc tổng kết, khái quát để đưa ra kết luận, rút kinh nghiệm [27, tr.13].

Đặc điểm về hành vi: Trẻ tự kỷ ít quan tâm đến những chuẩn mực xã hội, muốn làm theo sở thích cá nhân nên rất dễ có những hành vi trái ngược với sự

mong đợi của người khác như: la hét, khóc lóc khi người lớn không đáp ứng sở thích của trẻ, tự ý lấy đồ của người khác mà không mắc cỡ hay sợ sệt [40, tr.145].

Đặc điểm về chú ý: Trẻ tự kỷ thường tập trung (dính chặt) vào một tính năng của một đối tượng (vật thể hoặc một người) và bỏ qua “bức tranh tổng thể”.

Ngược lại đối với những gì mà trẻ thích thì trẻ tập trung chú ý rất tốt [27, tr.15].

Đặc điểm về cảm xúc: Trẻ tự kỷ gặp phải trở ngại trong tiến trình kết nối làm bạn với những trẻ khác. Trẻ thường mất nhiều thời gian để hiểu được cảm giác của người khác, thể hiện cảm xúc, tạo gắn bó với các cá nhân hoặc bộc lộ sự quan tâm đến người khác [20, tr.35].

Đặc điểm tương tác xã hội: Khả năng tương tác xã hội của trẻ tự kỷ là rất kém. Điều này làm giảm khả năng giao tiếp của trẻ rất nhièu vì môi trường xã hội là môi trường quan trọng để phát triển các kỹ năng giao tiếp, khó hòa nhập với các bạn khi đến trường [20, tr.38].

Đặc điểm trí tuệ: Đặc điểm trí tuệ của trẻ tự kỷ rất đa dạng. Một số trẻ tự kỷ đi kèm với hội chứng phân rã tuổi ấu thơ là tự kỉ nặng có thoái lùi phát triển.

Đặc điểm về giao tiếp: Trẻ bị suy giảm nhiều trong tương tác qua lại với mọi người, hầu hết trẻ tự kỷ biểu hiện sự cô lập, thích chơi một mình, tránh giao tiếp với các bạn. Trong giao tiếp hàng ngày trẻ tự kỷ không quan tâm đến lời ăn tiếng nói của các đối tượng giao tiếp.

1.1.3. Nhu cầu của trẻ tự kỷ

Nhu cầu chăm sóc về thể chất giúp trẻ tồn tại và phát triển, nó bao gồm việc đáp ứng về nhu cầu ăn uống, chỗ ở, quần áo, vệ sinh, nước sạch, khám sức khỏe giúp trẻ có sức khỏe thể chất tốt.

Nhu cầu chăm sóc về tinh thần, tâm lý, tình cảm là việc được yêu thương, quan tâm, trò chuyện, lắng nghe, trẻ cần được sự chăm sóc, nuôi nấng của người lớn, cần mái ấm gia đình để được che chở và an toàn.

Nhu cầu chăm sóc về nhận thức, đó là việc được học tập, tìm hiểu về cái mới, cái chưa biết. Việc tạo điều kiện để trẻ được đến trường, tiếp cận với các dịch vụ giáo dục giúp trẻ em có trình độ, tư duy.

Nhu cầu về mặt xã hội là việc được có mối quan hệ với người khác trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Việc đáp ứng nhu cầu về mặt xã hội giúp trẻ sẽ thỏa mãn nhu cầu thuộc về.

Nhu cầu được giải trí, vui chơi là việc được tham gia các trò chơi, hoạt động giải trí. Thông qua các hoạt động này giúp trẻ em có thể đáp ứng nhu cầu xã hội của mình, có thể giao tiếp với người khác, thể hiện bản thân và khẳng định mình.

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn cho cha mẹ có con tự kỷ từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)