Công tác xã hội với hoạt động tham vấn cho cha mẹ có con tự kỷ

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn cho cha mẹ có con tự kỷ từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 75 - 80)

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CHO CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ

3.4. Công tác xã hội với hoạt động tham vấn cho cha mẹ có con tự kỷ

- NVXH đóng vai trò là người trợ giúp cho gia đình trẻ giải quyết các vấn đề liên quan như tư vấn tâm lý, cung cấp các thông tin liên quan đến tự kỷ, kết nối các nguồn lực về giáo dục, y tế, xã hội, đặc biệt là tham vấn nhằm hỗ trợ gia đình trẻ cân bằng tâm lý, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với tất cả các khó khăn cản trở phía trước.

- NVXH hỗ trợ thân chủ định hướng hình thức can thiệp phù hợp cho con, xây dựng các chương trình giáo dục phù hợp, có sự kết hợp giữa giáo viên và gia đình nhằm thống nhất một phương pháp giáo dục con;

- NVXH trực tiếp hướng dẫn cha mẹ các phương pháp can thiệp hiệu quả, trang bị cho cha mẹ những kiến thức và kỹ năng trong vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà.

Kết hợp can thiệp giáo dục tại gia đình sẽ giúp trẻ: cải thiện tình trạng phát triển, giúp ngăn ngừa gia tăng các hành vi rối nhiễu, giúp trẻ có nhận biết các mốc thời gian và không gian, giúp trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ, giúp trẻ có sự hứng thú trong việc tiếp nhận thông tin, giúp trẻ có thể giao tiếp với nhiều người khác qua hình thức khác nhau.

Kết luận chương 3

Chương 3 đã nêu ra một số nhóm giải pháp để giúp hoạt động tham vấn cho cha mẹ có con tự kỷ được hiệu quả hơn. Trẻ tự kỷ với các khiếm khuyết về giao tiếp và xã hội chưa được coi là khuyết tật dẫn tới việc các hoạt động chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ không được tiến hành trong sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành khiến Trẻ tự kỷ và gia đình trẻ không được hưởng các hỗ trợ cần thiết như các trẻ khuyết tật khác.

Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và năng lực còn hạn chế nên hoạt động tham vấn nhằm hỗ trợ gia đình trẻ nhằm cân bằng tâm lý, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các khó khăn, cản trở phía trước vẫn chưa được quan tâm đúng mức bởi trên địa bàn thành phố còn rất nhiều trường hợp tương tự như trường hợp chị H mẹ bé Q.

Bên cạnh đó, nhận thức về tự kỷ của cộng đồng còn rất hạn chế nên cần tuyên truyền sâu rộng để giảm bớt các kỳ thị từ phía xã hội và mặc cảm của các gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ, là động lực giúp gia đình có thêm sức mạnh đối diện với thực tế và cho con đi can thiệp.

KẾT LUẬN

Trẻ tự kỷ cũng như bao trẻ em khác đều có những nhu cầu, sở thích và khả năng khác nhau. Các em cũng cần được chăm sóc, giáo dục và được đảm bảo các quyền như bao trẻ bình thường khác. Mong muốn lớn nhất của cha mẹ là đưa con trở về hòa nhập với cộng đồng. Phần lớn các bậc phụ huynh chỉ sau khi đưa con đi chẩn đoán tại các cơ sở y tế hoặc các trung tâm chuyên biệt mới có những hiểu biết cơ bản về vấn đề của trẻ. Tuy nhiên, các trung tâm công không nhiều và các bệnh viện lớn làm các chuẩn đoán về tự kỷ chỉ có tại khu vực trung tâm của thành phố, điều này gây nhiều khó khăn cho trẻ tự kỷ ở các vùng nông thôn. Các trung tâm chuyen biệt tư thục được thành lập nhiều nhưng chi phí đắt, không được quản lý chặt và mang tính tự phát do đó không phải là giải pháp tối ưu cho các gia đình có TTk có thu nhập thấp tiếp cận được với các dịch vụ khám chữa và phục hồi chức năng.

TTK có xu hướng gia tăng nhưng các trung tâm chuyên biệt can thiệp cho trẻ tự kỷ thiếu về số lượng, chưa cao về chất lượng và không được phân bố đồng đều trên địa bàn thành phố. Vậy nên, để con được can thiệp liên tục, nhiều cha mẹ mong muốn có thể chăm sóc và dạy con ngay tại nhà. Tuy nhiên kiến thức về các nội dung, phương pháp, phương tiện trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình của các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế, một phần trong số họ đứng trước các nguy cơ gặp khủng hoảng tâm lý, tài chính và băn khoăn trước các định hướng giáo dục cho con.

Tự kỷ là một dạng khuyết tật phức tạp, trong đó đa số các trường hợp đối tượng mắc hội chứng tự kỷ cần được can thiệp suốt đời. Trong nhiều trường hợp, gia đình phải bỏ dở quy trình can thiệp do hạn chế về nhận thức, do không có khả năng về tài chính và do gánh nặng về tâm lý. Vậy nên rất cần thiết phải có các dịch vụ xã hội, đặc biệt là tham vấn nhằm hỗ trợ thân chủ cân bằng tâm lý, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với tất cả các khó khăn cản trở phía trước. Hỗ trợ thân chủ định hướng hình thức can thiệp phù hợp cho con, xây dựng các chương trình giáo dục phù hợp, có sự kết hợp giữa giáo viên và gia đình nhằm thống nhất một phương pháp giáo dục con. Trực tiếp hướng dẫn cha mẹ các phương pháp can thiệp hiệu quả, trang bị cho cha mẹ những kiến thức và kỹ năng trong vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Nữ Tâm An (2007), Sử dụng phương pháp TEACCH trong giáo dục trẻ Tự kỷ tại Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ.

2. Hoàng Anh (chủ biên), Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc (2007), Hoạt động giao tiếp nhân cách, Nxb Đại học sư phạm.

3. Đào Thanh Âm (chủ biên) (1995), Giáo dục mầm non (tập 1,2,3), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

4. Bệnh viện Nhi Trung Ương (2004), Hướng dẫn thực hành phương pháp chẩn đoán tự kỷ, Bộ Y tế, Hà Nội.

5. Bệnh viện tâm thần Trung ương (1992), Phân loại bệnh Quốc tế về các rối loạn tâm thần và hành vi, Viện Sức khỏe tâm thần, Hà Nội.

6. Hồ Thanh Bình, Phạm Minh Hạc (1978), Tuyển tập các bài báo Những vấn đề lịch sử của tâm lý học, tâm lý học đại cương, tâm lý học thần kinh, tâm lý học sư phạm, Nxb Tiến Bộ.

7. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo trình chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống, Nxb Đại học sư phạm.

8. Vũ Thị Chín (1987), Chỉ số phát triển sinh lý, tâm lý từ 0 – 3 tuổi, Nxb Văn hóa thông tin.

9. De Guzman, L.S (1992),Working with individuals – The case work process, NASWE, Manila. Người dịch Nguyễn Thị Oanh, làm việc với cá nhân - tiến trình công tác xã hội cá nhân, ĐH Mở - bán công, TP.HCM.

10. Ngô Xuân Điệp (2009), Nghiên cứu nhận thức của TTK tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ tâm lý học.

11. Phạm Văn Đoàn (1995), Tâm bệnh lý trẻ em, Nxb Thế giới.

12. Nguyễn Văn Đồng (2009), Tâm lý học giao tiếp, Nxb Chính trị - Hành chính.

13. Trần Thị Minh Đức (2002), Giáo trình tham vấn tâm lý, Nxb ĐHQGHN 14. Trần Thị Minh Đức, Thực trạng tham vấn ở Việt Nam: từ lý thuyết đến thực tế, Tạp chí tâm lý học số 2/2003

15. Elen Notbohm (2010), Mười điều trẻ Tự kỷ mong muốn bạn biết, Nxb Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh

16. Freud S. (Nguyễn Xuân Hiến dịch), (2002), Phân tâm học nhập môn, Nxb ĐHQG

17. Phạm Minh Hạc – Trần Trọng Thủy (1998), Tâm lý học tập 1, Nxb Giáo dục.

18. Vũ Thị Bích Hạnh (2007), Trẻ Tự kỷ - Phát hiện sớm và can thiệp sớm, Nxb Y học, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Phương Hoa, Về tâm lý học tư vấn, Tạp chí Tâm lý học số 2/1999 20. Tài liệu số 15 (2010), Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ, Nxb Y học

21. Bùi Thị Xuân Mai (chủ biên), Nguyễn Thị Thái Lan, Lim Shaw Hui, (2008), Giáo trình tham vấn, Nxb Lao động – Xã hội

22. Bùi Thị Xuân Mai, Tham vấn - Một dịch vụ XH cần được phát triển ở Việt Nam, Tạp chí Tâm lý học, số 2/1005

23. Nguyễn Thị Oanh, Sài Gòn – Thành Phố Hồ Chí Minh 300 năm hình thành và phát triển, phần: “các hoạt động xã hội và công tác xã hội chuyên nghiệp”

24. Rogers Carl (Tô Thị Ánh và Vũ Trọng Ứng dịch), (1992) Tiến trình thành nhân, Nxb TPHCM

25. Nguyễn Thơ Sinh (2006), Tư vấn tâm lý căn bản, Nxb Lao động – Xã hội 26. Nguyễn Văn Thành (2006), Trẻ em Tự kỷ phương thức giáo dục, NXB Tôn giáo

27. Đỗ Thị Thảo (2004), Xây dựng kế hoạch hỗ trợ giáo viên và cha mẹ TTK trong chương trình Can thiệp sớm tại Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ giáo dục học Đại học Giáo dục, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội .

28. Trần Thị Thiệp, Bùi Thị lâm, Hoàng Thị Nho, Trần Thị Minh Thành (2006), Can thiệp sớm và Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, Nxb giáo dục.

29. Tài liệu tập huấn về tham vấn (2000), Unicef Hà Nội

30. Võ Nguyễn Tinh Vân (2002), Để hiểu Tự kỷ, Nxb Bamboo, Australia.

31. Võ Nguyễn Tinh Vân (2002), Nuôi con bị Tự kỷ, Nxb Bamboo, Australia.

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn cho cha mẹ có con tự kỷ từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)