Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CHO CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.2. Thực trạng về một trường hợp tham vấn cha mẹ có con tự kỷ
Họ và tên: L T H Sinh năm: 1982
Giới tính: Nữ
Quê quán: Thị trấn Vĩnh Bảo - Huyện Vĩnh Bảo - Thành phố Hải Phòng Trình độ học vấn: 12/12
Nghề nghiệp: Nội trợ
Vấn đề của thân chủ: Được sự giới thiệu của một người bạn, tôi đến gặp chị H nhằm hỗ trợ đánh giá tâm lý cho con trai của chị H. Tôi gặp chị trong một chiều đầu đông, sự lo lắng của người phụ nữ đã làm mẹ hiện rõ trên khuôn mặt. Qua câu chuyện chị chia sẻ, tôi được biết con trai chị H tên N T Q, năm nay cháu 4 tuổi, cháu có một số biểu hiện bất thường về mặt hành vi, ngôn ngữ cũng như khả năng tạo lập các mối quan hệ. Hiện nay Q đang đi học lớp mầm ở trường mầm non Thực hành. Do cháu có một số khả năng nắm bắt về số học nhanh nhẹn hơn các bạn khác nên trước đây bố mẹ rất tin tưởng về sự phát triển của con. Việc học và giáo dục con, bố mẹ thường đẩy hết về phía cô giáo ở lớp. Những tháng gần đây, cô giáo chủ nhiệm có phản hồi rất nhiều vấn đề bất thường của con ở trên lớp với mẹ, trong khi đó càng ngày mẹ cũng càng nhận thấy những điều đó ở nhà. Mẹ rất lo lắng và chia sẻ điều đó với bố nhưng ngược lại bố Q dửng dưng như không. Bố Q cho rằng vì con có những khả năng vượt trội hơn các bạn khác nên chuyện con có một số cư xử khác lạ hơn các bạn là chuyện thường tình. Bố Q còn đe dọa nếu
mẹ Q đưa con đi khám thì bố Q sẽ không để yên. Tóm lại, Chị H đang rất lo lắng và có dấu hiệu khủng hoảng tâm lý về tình trạng của con, ngoài ra chị gặp phải sự không đồng thuận trong việc cho Q đi học từ chồng và gia đình chồng.
2.2.2. Thông tin về gia đình, người thân
Hình 2.1 : Sơ đồ phả hệ đối với gia đình chị H
Chú thích:
Quan hệ thân thiết Nam Quan hệ một chiều
Quan hệ hai chiều mâu thuẫn Nữ Không quan hệ
Thông qua sơ đồ này cho thấy, chị H có những mối quan hệ tương đối phức tạp và chưa dung hòa được trong các quan niệm và phương pháp can thiệp cho con. Trong đó chị H có mối quan hệ mâu thuẫn với chồng chị H, đây là những trở ngại rất lớn đòi hỏi sự hòa giải và có những tham vấn phù hợp của NVCTXH trong quá trình tham vấn và hỗ trợ TC. Ngược lại, nhờ những mối quan hệ thân thiết, hiểu cháu của ông bà nội, bố chồng chị H, sẽ là điều kiện quan trọng để
Bố Q Mẹ Q
Ông Nội Ông
Ngoại
Ngoại Bà Bà
Nội
Q (Bi) Bo (Em Q)
NVCTXH có những định hướng tham vấn phù hợp nhằm phát huy tích cực những mối quan hệ này góp phần phát huy hiệu quả can thiệp, trị liệu cho con chị H.
Hình 2.2: Sơ đồ sinh thái đối với chị H
Chú thích: Quan hệ hai chiều Quan hệ một chiều --- Quan hệ xa cách
Môi trường sinh thái quanh gia đình gồm có cơ sở y tế, trường học, quê ngoại, hội gia đình có trẻ tự kỷ ở Hải Phòng và nhân viên xã hội. Đây là những nguồn lực cần được huy động nhất trong quá trình can thiệp hỗ trợ Bi và mẹ. Tuy nhiên trong môi trường này, chị H có những mối quan hệ khác nhau: chị H có mối quan hệ hai chiểu tích cực với ông bà ngoại, cơ sở y tế, trường học và NVXH,
Ông bà ngoại
Nhân viên xã hội Trường
học
Hội gia đình có trẻ
tự kỷ
Cơ sở y tế
Chị H
Ông bà nội Chồng
Chị H
những nguồn lực này là tiền đề quan trọng trợ giúp cho chị H trong quá trình can thiệp và trị liệu cho Bi cũng như hỗ trợ cho chị H mà NVCTXH cần chú ý thúc đẩy những mối quan hệ này. Ngược lại, chị H còn có những mối quan hệ xa cách, mối quan hệ một chiều với chồng chị H, với bố mẹ chồng, với hội cha mẹ có con tự kỷ,… Những mối quan hệ này cũng là một phần cản trở, ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của chị H. Do đó đòi hỏi NVCTXH cần chú ý để có những định hướng tham vấn phù hợp, phát huy tối đa các nguồn lực hỗ trợ cho chị H, xây dựng lại mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa chị H và những đối tượng này. Đây cũng là cơ sở tốt để giúp đỡ chị H trong quá trình hỗ trợ và can thiệp cho bé Bi.
2.2.3. Tiến trình tham vấn cha mẹ có con tự kỷ
Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ và phát hiện vấn đề
Được sự giới thiệu của một người bạn, tôi đến gặp chị H nhằm hỗ trợ đánh giá tâm lý cho cháu N T Q (con trai của chị H). Tôi gặp chị trong một buổi chiều mùa hè, sự lo lắng của người phụ nữ đã làm mẹ bất lực trước sự phát triển khác thường của con hiện rõ trên khuôn mặt. Lần đầu gặp mặt nên chị H không tránh khỏi những dè dặt, ngại chia sẻ thông tin với tôi. Sau đó, tôi được biết chị quê ở Vĩnh Bảo, ra Kiến An học rồi đi làm và lấy chồng ở Kiến An. Khi sinh Bi - con trai đầu, cháu bị sinh non nên rất hay đau ốm, chị quyết định nghỉ việc ở nhà chăm con, 2 năm sau chị lại sinh Bo. Áp lực kinh tế đặt nặng lên vai một mình chồng chị. Chồng chị hầu như ngày nào cũng đi từ sáng đến tối, không hỗ trợ được chị trong việc chăm con. Thời gian đó bà ngoại chưa nghỉ hưu nên chị không thể nhờ bà ra chăm cháu được. Ông bà nội thì sức khỏe yếu. Chị bàn với anh gửi cháu đầu (Bi) về nhà bà ngoại, 1 năm sau khi em Bo đã biết đi, chị mới đón Bi ra ở cùng và cho con đi học tại trường Mầm non gần nhà. Ban đầu cháu có những biểu hiện nhanh nhẹn hơn các bạn cùng tuổi với số học, con có thể đọc được từ 1 - 100 và đếm ngược từ 100 - 1 khi con 3 tuổi, con đi học được 1 tháng, con nhận biết được 8 hình khổi và 8 màu sắc nhanh và tương đối chính xác. Bố mẹ rất vui vì điều đó.
Nhưng thời gian gần đây giáo viên của Bi phản hồi một số vấn đề bất thường của con ở trường, và bản thân chị cũng nhận ra điều đó ở con mình, con khó khăn
trong việc giao tiếp với người khác, con không biết cách để chơi cùng các bạn, con không chơi cùng bạn nào trên lớp, con không có hứng thú với các giờ học trên lớp.
Con có thể nhớ được những sự kiện từ rất lâu nhưng những thứ thường ngày con lại rất nhanh quên. Con thích nói chuyện một mình, và nói những câu không đầu, không cuối, rối rắm và không rõ nghĩa, khó hiểu. Thi thoảng trong giao tiếp con lại có hành vi nhại lời. Ví dụ khi mẹ nói con chào cô đi, T cũng nói theo: “Con chào cô đi”. Con không phân biệt được các tình huống giao tiếp. Mẹ rất lo lắng nên mẹ đề nghị với bố đưa con đi thăm khám tâm lý tại bệnh viện nhi hoặc tại các trung tâm dành cho trẻ chuyên biệt nhưng bố Q nhất định không chịu. Chị H chia sẻ: “Trước đây mọi chuyện trong nhà chị đều để cho anh ấy quyết định em ạ. Tiền cũng là do anh ấy làm ra, anh ấy cũng đã vất vả rất nhiều để nuôi 3 mẹ con chị.
Chị cảm nhận được con chị không ổn nhưng giờ kinh tế anh ấy nắm, muốn đưa con đi khám, gửi con đi học chỗ này chỗ khác thì chị phải dùng tiền của anh ấy.
Anh ấy không những không đồng ý mà còn đe dọa chị, chị lo sợ vô cùng. Phụ nữ ăn bám như chị khổ lắm em ạ. Chị có thể nhịn được chứ anh ấy mà không đưa tiền cho chị nữa thì 2 con của chị biết ăn gì. Bản thân chị giờ bế tắc kinh khủng. Em giúp mẹ con chị, chị mang ơn em lắm”.
Qua buổi nói chuyện đầu tiên, tôi nắm được một số đặc điểm của Q như sau:
Thông tin N T Q
Họ và tên: N T Q Bí danh: Bi
Sinh năm: 4/8/2012 Giới tính: Nam
Quê quán: Phường Nam Sơn - Quận Kiến An - Hải Phòng Thành phần gia đình:
- Bố: N V K Nghề nghiệp: Kỹ sư xây dựng - Mẹ: L T H Nghề nghiệp: Nội trợ
- Em trai: N T T (Bo) SN: 2014
Đặc điểm ngôn ngữ
Từ nhỏ Q đã cho gia đình thấy được con có những đặc điểm ngôn ngữ “đặc biệt” hơn so với các bạn cùng lứa tuổi, con thường có những bất ngờ dành cho cha mẹ từng ngày, điều đấy làm cho gia đình rất tự hào về con. Theo sự say sưa kể chuyện của mẹ đối với Người tham vấn, cho thấy Q có những đặc điểm như:
Lúc mới 9 tháng tuổi em đã bập bẹ nói, từ đầu tiên mà em thốt ra là mẹ mẹ, rồi bố, ông bà, 11 tháng hầu như là em đã gọi tên được các thành viên trong gia đình. 2 tuổi em đã có thể nhận biết được các số đếm và đọc được bảng chữ cái, con rất thích nhận biết mặt chữ, mặt số. Đến 3 tuổi em đã sử dụng máy vi tính và có thể cài đặt lại một số phần mềm nếu được bố mẹ hướng dẫn hoặc con ghi nhớ cách mở khóa điện thoại rất nhanh khi nhìn thấy ai đó thao tác dù chỉ một lần, con nhận biết và đọc được rất nhiều các từ khác nhau khiến mẹ phải bất ngờ vì “Tôi chưa khi nào dạy cho con những từ đó mà con lại biết được” - Theo sự chia sẻ của mẹ Q. Khi mẹ mua cho Q một số cuốn sách theo độ tuổi, mẹ rất ngạc nhiên khi con có thể đọc được rất nhiều từ trong cuốn sách đó một cách trôi chảy. Q cũng có sự ham thích đặc biệt với các bảng chữ cái, các con số và các loại ô tô. Đến giờ con có thể đếm thành thạo được từ 1 - 100 và đếm ngược từ 100 - 1. Đi đâu Q cũng đòi mẹ mua bằng được các bảng chữ cái, số và về chơi một cách say sưa.
Nhiều khi bố mẹ bận việc, chỉ cần cho con một số bảng chữ cái và các bảng số, con có thể tự chơi một mình, tự nói chuyện một mình và không làm phiền đến bố mẹ. Mặt khác, em có một trí nhớ rất tốt, đó là chỉ cần đọc số điện thoại của một người nào đó, 1 tháng sau em vẫn có thể đọc lại khi được hỏi cho dù trong thời gian đó không ai nhắc đến số điện thoại hay thông tin gì liên quan.
Khả năng bắt chước ngôn ngữ của con cũng rất tốt, con có thể ghi nhớ hoặc nói lại các câu dài khi mới 3 tuổi. Do đó, hiện tại Q có vốn từ vựng tương đối nhiều. Ngoài ra con có thể chụp lại các mặt chữ và ghi nhớ, con có thể đọc được các mặt chữ, khi người tham vấn kiểm chứng trực tiếp cho thấy: Khi cô đưa các thẻ tranh có chữ và hình, con đọc vanh vách các thẻ đó, tuy nhiên khi dấu mặt chữ đi và hỏi con về cái gì đây? Thì con lúng túng và không trả lời được. Ngoài ra con
có hành vi nhại lời hoặc rất hay nói rườm rà, không đúng hoàn cảnh, ngữ cảnh.
Con nói lan man khi được hỏi những điều đơn giản.
Chẳng hạn, lúc em tròn 4 tuổi, một hôm tỉnh dậy không thấy có bố mẹ và em trai trong nhà (chỉ có bà ngoại) em đã đứng yên như tượng một lúc rất lâu rồi hỏi:
- Sao bà lại lên trường của cháu?
- Không, chúng ta đang ở nhà.
- Đây là trường học mà. Bà già quá mà thời tiết thì hay thay đổi, nhiệt độ giờ cũng lên đến 40 độ.
Khi được đưa về Kiến An học, em hầu như không tiếp xúc với bạn bè, đến lớp ít khi phát biểu, thời gian còn lại em thường làm những việc rất khó hiểu và kỳ quặc như: nói chuyện một mình hoặc với một đồ vật gì đó, viết vẽ linh tinh hoặc lơ đãng nhìn lên trần nhà, nhìn quạt quay. Cô giáo ở lớp mầm non của con rất lo lắng và thường thông báo cho gia đình về các biểu hiện không bình thường ở lớp của con, các bạn trong lớp thấy Q kỳ quặc nên dần dần không đến gần để chơi với em bởi nhiều lần T không có phản ứng gì khi các bạn hỏi hoặc rủ chơi gì đó.
Các kỹ năng giao tiếp - xã hội:
Tuy Q có vốn từ vựng rất nhiều và cho thấy sự đặc biệt so với các bạn cùng lứa tuổi nhưng sau khi cho con về Kiến An (Lúc 2 tuổi mẹ sinh thêm em Bo, bố mẹ em cho em về quê ngoại (Vĩnh Bảo) sống và học mẫu giáo ở trong đó đến khi con hơn 3 tuổi thì bố mẹ mới đưa về lại Kiến An) với bố mẹ và đi học ở trường mầm non, cô giáo của con thường xuyên phàn nàn về khả năng giao tiếp, tương tác của con cùng với các bạn yếu. Ở lớp, con hầu như không chủ động tham gia các hoạt động tương tác, không chủ động giơ tay, xin, hỏi giáo viên như các bạn khác. Q có xu hướng chơi một mình với những đồ chơi quen thuộc như tàu hỏa và đến lớp chỉ chơi các loại tàu hỏa đó, ngoài ra khi dạy con học vẽ hoặc tập tô, con cũng chỉ vẽ mỗi tàu hỏa hoặc tô tàu hỏa thôi, ngoài ra con không thích làm gì khác. Đến lớp con rất ít khi giao tiếp với giáo viên hoặc chơi hòa đồng cùng các bạn. Trong quá trình học hoặc chơi, khi được giáo viên hỏi, Q rất khó diễn đạt các từ, ngôn ngữ nhưng thường nói rườm rà và nhiều câu không đúng ngữ cảnh cũng
như rất khó thể hiện cảm xúc cử chỉ, điệu bộ. Đặc biệt trong thời gian gần đây, nhìn Q có các biểu hiện hầu như không giao tiếp mắt với người đối diện, khi hỏi hoặc khi chào ra về con thường nói, yêu cầu con nhìn vào mắt cô giáo để nói thì con chỉ nhìn được 1, 2 giây với ánh mắt vô cảm và quay đi.
Các đặc điểm khác:
Mẹ Q cũng chia sẻ: trong nhà cháu đi lại rất nhiều, chạy loạn xạ cả lên, nhiều lúc như thể có việc gì gấp gáp lắm, hỏi thì không nói hoặc nói rất huyên thuyên một mình và không đúng ngữ cảnh hoặc không cần có người để nói chuyện.
Ngoài ra các kỹ năng tự phục vụ của con cũng rất vụng về, hấp tấp. Đến nay, con vẫn cần mẹ trợ giúp các hoạt động đơn giản như ăn, mặc. Khả năng phối hợp hai tay để đi dép, cài cúc quần áo kém. Hoặc khi cầm cốc uống nước, cầm thìa xúc cơm ăn, Q cũng rất vụng về, lóng ngóng và hậu đậu, nhiều khi con làm đổ vỡ cốc uống hoặc xúc ăn con thường rơi vãi ra ngoài theo kiểu “một nửa vào mồm còn một nửa ra bàn” - theo lời mẹ Q kể. Do đó, đến này hầu hết các kỹ năng tự phục vụ của con đều được cha mẹ làm cho con từ ăn uống đến mặc quần áo.
Theo lời mẹ Q kể, trước đây con có được những biểu hiện nhanh nhạy với những con số khiến bố mẹ rất vui và tự hào. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, khi nhận được nhiều phản hồi từ phía giáo viên và mẹ Q chủ động hỏi những người có chuyện môn và nhìn thấy đặc điểm đó của con thì me Q rất lo lắng.
Nhưng khi chia sẻ với bố Q hoặc gợi ý về một chương trình thăm khám tâm lý, bố thường gạt phăng đi và không nghe bất kỳ một lời nào, bảo con vẫn đang phát triển bình thường, thậm chí còn tốt hơn rất nhiều so với các đứa trẻ khác và rằng “chỉ cần con phát triển tài năng như thế là được, tôi không cần hơn”... - theo lời mẹ Q kể. Vì vậy, dù rất thương con và lo cho con khi ngày càng có nhiều biểu hiện con khó hòa nhập được với các bạn, nhưng với sự cấm đoán của bố Q thì mẹ Q chưa tìm ra được những phương pháp nào phù hợp cho con và cảm thấy rất căng thẳng.
Giai đoạn 2: Đánh giá, lập kế hoạch giúp đỡ
Qua 2 buổi tham vấn với chị H, nhân viên công tác xã hội xác định các vấn đề mà chị H đang gặp phải:
Vấn đề 1: Chị H đang rất lo lắng về tình trạng của Q. Chị chưa từng nghĩ một đứa trẻ thông minh như Q lại xảy ra vấn đề như vậy. Chị hoang mang không biết phải giải quyết vấn đề của mình như thế nào, trong khi chồng chị lại tỏ ra thờ ơ về vấn đề mà Q đang gặp phải. Chồng chị rất tin tưởng vào khả năng phát triển của Q và không muốn cùng vợ đối mặt với vấn đề của con mình
Vấn đề thứ 2: Chị H cho biết trước khi lấy chồng, chị có đi làm kế toán ở công ty chuyên về thiết bị vệ sinh. Nhưng vì thương con nên chị nghỉ làm ở nhà trông con. Giờ 2 con đều đi học cả, chị có thời gian đi làm nhưng chị lại không đủ tự tin đi xin việc. Chị cũng chia sẻ hiện giờ kinh tế gia đình đều do chồng chị giữ.
Chị muốn làm việc gì cần đến tiền cũng phải xin phép anh, anh cho phép chị mới được làm. Hàng tháng anh đưa cho chị một khoản tiền vừa đủ chị trang trải tiền ăn và các khoản phụ chi trong nhà, còn tiền học của các con, anh cũng tự đi đóng.
Bản thân chị bị phụ thuộc vào chồng nên chị không có tiếng nói trong bất cứ vấn đề gì trong gia đình.
Vấn đề 3: Sau khi tiến hành đánh giá và trò chuyện trực tiếp với Q, nhân viên xã hội nhận thấy Q có những vấn đề liên quan đến rối loạn tự kỷ - asperger. Với những rối loạn về chức năng giao tiếp, hạn chế trong việc tiếp xúc với người khác, đặc biệt là trong cách sử dụng ngôn từ: ngôn ngữ không thích hợp với vấn đề hiện tại, nói lan man,không có trọng âm.
Kế hoạch trợ giúp thân chủ
Các mục tiêu cụ thể cũng như những hoạt động và nguồn lực trợ giúp thân chủ sẽ được trình bày qua bảng kế hoạch sau: