Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CHO CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tham vấn cho cha mẹ có con tự kỷ
1.4.1. Yếu tố thuộc về chính sách
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và chăm sóc, phục hồi chức năng cho Trẻ tự kỷ nói riêng. Tuy nhiện, do chưa có nhiều thông tin về hội chứng tự kỷ và các dịch vụ dành cho người tự kỷ nên có nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ trong một thời gian dài nhưng không được phát hiện và can thiệp sớm. Trong những năm qua, nhà nước cũng chưa ban hành một văn bản pháp luật nào công nhận tự kỷ là một dạng khuyết tật riêng biệt; các chính sách đối với người Trẻ tự kỷ và gia đình có Trẻ tự kỷ mới chỉ được lồng ghép trong hệ thống văn bản, chương trình chung về bảo trợ xã hội, hệ thống chương trình chính sách với trẻ em, hệ thống các chương trình chính sách đối với người khuyết tật và trẻ em khuyết tật nói chung, hệ thống các chương trình chính sách chăm sóc đối tượng trong các cơ sở bảo trợ xã hội….Nhà nước có xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Luật người
khuyết tật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011được coi là một bước tiến quan trọng thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về người khuyết tật nhằm xóa bỏ rào cản và đảm bảo các điều kiện để người khuyết tật hòa nhập xã hội như người bình thường khác; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/04/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật, tại Điều 44 chương VIII của Luật Người khuyết tật đã quy định cụ thể về vấn đề trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng; Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước trong giai đoạn vừa qua, công tác chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khuyết tật và Trẻ tự kỷ đã phần nào đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của các gia đình có trẻ tự kỷ, góp phần quan trọng thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật (23/2006/QĐ-BGD&ĐT). Theo quy định này, người khuyết tật được định nghĩa là “Người khuyết tật, không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật, là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chúc năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm giảm khả năng hoạt động, khiến cho việc sinh hoạt, học tậo, lao động gặp nhiều khó khăn”. Nội dung của quy định này bao gồm những quy định về tổ chức, hoạt động giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật trong giáo dục hòa nhập, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dung dạy học.
Trong một vài năm trở lại đây, nhận thức về tự kỷ có nhiều thay đổi. Trước tiên, về mặt lý luận, tự kỷ đã được công nhận là một dạng khuyết tật và các nỗ lực để tự kỷ, đặc biệt là trẻ tự kỷ được coi là trẻ khuyết tật và cần được hưởng các chính sách dành cho trẻ khuyết tật đang được tiến hành tại khắp các cơ quan, tổ chức liên quan. Một trong những thành quả của các nỗ lực trên là sự ra đời của Quyết định 1019/QĐ-TTg ngày 05 tháng 08 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ
về phê duyệt “Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020”. Theo đó, người mắc chứng rối loạn tự kỷ được “hỗ trợ triển khai giáo dục hòa nhập ở các cấp học thông qua việc xây dựng chương trình, tài liệu; bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trực tiếp dạy tự kỷ.
Tuy chưa có giá trị về mặt pháp lý trong việc đưa tự kỷ vào một trong các dạng khuyết tật được pháp luận công nhận nhưng đây cũng là một bước tiến trong việc Chính phủ và các ban ngành đang cố gắng để tự kỷ được công nhận là một dạng khuyết tật.
Năm 2013, Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã ban hành Quy định về Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Trong quy định nêu rõ điều kiện và thủ tục thánh lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ chức lại, giải thể Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Với hai loại hình công lập và ngoài công lập, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.
Chính thức, tháng 12 năm 2014, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đại diện là Cục Bảo trợ xã hội cho biết ngành Lao động Xã hội đang nỗ lực xây dựng tài liệu hướng dẫn về vấn đề tự kỷ, tập huấn cán bộ của ngành để hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện xác định mức độ khuyết tật cho trẻ tự kỷ, để các em được hưởng chính sách dành cho người khuyết tật.
Như vậy, ngay cả trong Luật Người khuyết tật được coi là văn bản pháp luật tiến bộ nhất hiện nay thì Trẻ tự kỷ cũng chưa được đề cập một cách cụ thể mà chủ yếu lồng ghép với các đối tượng khác. Vì vậy việc xác định rối loạn phổ tự kỷ là loại khuyết tật nào trong Luật Người khuyết tật rất quan trọng vì nó liên quan đến chính sách của nhà nước dành cho Trẻ tự kỷ. Ngoài ra, đây còn là hành lang pháp lý cho các công tác chuẩn đoán, hỗ trợ và các chính sách khác liên quan đến Trẻ tự kỷ và gia đình có Trẻ tự kỷ.
1.4.2. Yếu tố thuộc về trẻ tự kỷ và cha mẹ có con tự kỷ
Tự kỷ là một rối loạn phát triển kéo dài suốt đời, ảnh hưởng đến cách giao tiếp và quan hệ của một người đối với người xung quanh. Trẻ tự kỷ bị tổn thương trong tương tác xã hội, giao tiếp xã hội và tưởng tượng. Trẻ cũng có hành vi lặp đi lặp lại và nhạy cảm giác quan, những trẻ này có khuynh hướng gặp khó khăn trong học tập và nhiều trẻ bị khiếm khuyết về trí tuệ.
Hầu hết cha mẹ cảm thấy shock ngay sau khi có chuẩn đoán con mắc chứng tự kỷ và thường đặt nghi vấn hoặc có xu hướng chối bỏ thông tin họ nhận được.
Nhiều cha mẹ cảm thấy hụt hẫng, mất hết hy vọng và ước mơ họ. Trẻ tự kỷ gặp những rào cản rất lớn về giao tiếp do vậy phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ và những người xung quanh. Do khả năng bộc lộ các nhu cầu tối thiểu bị hạn chế hơn trẻ bình thường rất nhiều nên nếu trẻ không được cha mẹ và những người xung quanh quan tâm đúng mức, các khả năng tiếp cận cuối cùng với xã hội của trẻ cũng dần dần bị mai một. Môi trường sống và cách mà cha mẹ thể hiện mức độ quan tâm đối với Trẻ tự kỷ là một trong những yếu tố quan trọng hang đầu trong phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ.
1.4.3. Yếu tố thuộc về nhân viên công tác xã hội
Nguồn nhân lực phục vụ cho CTXH là người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong CTXH, họ có nhiệm vụ trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với các vấn đề trong cuộc sống, tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được với nguồn lực cần thiết, thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân và giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng đến chính sách xã hội [6, tr.8].
Nhân viên CTXH thực hiện các hoạt động CTXH với trẻ em và gia đình cần được yêu cầu có trình độ và được trang bị một cách đầy đủ kiến thức về CTXH, tâm lý học, xã hội học cũng như những chuyên ngành cần thiết khác. Tham gia các khóa tập huấn, lớp bồi dưỡng kiến thức về CTXH chương trình do bộ LĐTB&XH ban hành. Ngoài ra, nhân viên CTXH có đủ trình độ ngoại ngữ, tin học để đáp ứng cho nhu cầu của công việc.
Cán bộ xã hội cần sử dụng các kỹ năng như lắng nghe, quan sát, giao tiếp, tham vấn, kỹ năng ghi chép. Khi làm CTXH đối với trẻ em và gia đình, ngoài các kỹ năng trên thì cần thêm kỹ năng tiếp cận và thiết lập mối quan hệ với đối tượng.
Với mỗi đối tượng khác nhau cần có cách tiếp cận khác nhau. Thêm vào đó còn các kỹ năng thu thập và phân tích thông tin, kỹ năng vãng gia, kỹ năng bộc lộ và kỹ năng quản lý trường hợp.
Kết luận chương 1
Chương I đã xây dựng được khái niệm tham vấn như sau: Tham vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn, kĩ năng, người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp) và thân chủ (là người có khó khăn trong cuộc sống cần được giúp đỡ) thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, chân tình (dựa vào nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp) giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.
Hoạt động tham vấn tâm lý cho cha mẹ có con là trẻ tự kỷ có nhiều cách tiếp cận khác nhau theo những trường phái Tâm lý học khác nhau như: Trường phái tâm lý học phân tâm học, lý thuyết thân chủ trọng tâm của Carl Roger, tâm lý học hành vi,… và những cách tiếp cận theo CTXH đối với hoạt động tham vấn tâm lý.
Những cách tiếp cận này có những ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn quan trọng, bổ trợ cho vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, những khái niệm công cụ quan trọng cũng góp phần cho người nghiên cứu có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề được nghiên cứu, bổ trợ cho quá trình tìm hiểu thông tin phụ huynh, tìm hiểu các đặc điểm tâm lý của phụ huynh có con là trẻ tự kỷ cũng như bản thân trẻ tự kỷ, từ đó giúp cho người nghiên cứu có được cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu cũng như đề xuất, đưa ra được những chương trình tham vấn cho cha mẹ có con là trẻ tự kỷ cũng như đưa ra các chương trình can thiệp cụ thể cho trẻ tự kỷ.
Trong giai đoạn vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho Trẻ tự kỷ. Tuy nhiên Chương I chỉ rõ ngay cả trong Luật Người khuyết tật được coi là văn bản pháp
luật tiến bộ nhất hiện nay thì Trẻ tự kỷ cũng chưa được đề cập một cách cụ thể mà chủ yếu lồng ghép với các đối tượng khác. Vì vậy cần xác định rối loạn phổ tự kỷ là loại khuyết tật nào trong Luật Người khuyết tật nhằm tạo hành lang pháp lý cho các công tác chuẩn đoán, hỗ trợ và các chính sách khác liên quan đến Trẻ tự kỷ và gia đình có Trẻ tự kỷ.
Chương 2