Khái niệm, nguyên tắc, kỹ năng và tiến trình của hoạt động tham vấn

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn cho cha mẹ có con tự kỷ từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 26 - 36)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CHO CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ

1.3. Khái niệm, nguyên tắc, kỹ năng và tiến trình của hoạt động tham vấn

1.3.1. Khái niệm tham vấn và hoạt động tham vấn cho cha mẹ có con tự kỷ Tham vấn theo tiếng Anh là Couselling, đây là một hình thức trợ giúp tâm lý xuất hiện đã lâu ở Phương Tây, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ và thường được gọi là tư vấn tâm lý hoặc gọi chung là tư vấn. Tham vấn không phải là một

hình thức tư vấn thông thường. Tham vấn là nói đến việc trợ giúp về mặt tâm lý chứ không đơn thuần là việc giải đáp thông tin, kiến thức [29, tr.3].

Hiện nay, còn có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ tham vấn tâm lý.

Theo tài liệu tập huấn về công tác tham vấn cho trẻ em của UNICEF : “Tham vấn không giống như một cuộc nói chuyện. Tham vấn là một mối quan hệ, một quá trình trong đó nhà tham vấn giúp thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác, hiểu và nhìn nhận được nội dung, ý nghĩa, cảm giác và hành vi của họ.

Nhà tham vấn không giải quyết vấn đề cho thân chủ”. Cụ thể là Nhà tham vấn giúp đỡ thân chủ cải thiện “trạng thái tâm lý của họ”. Việc này được xem như một quá trình giúp thân chủ “nghĩ, cảm giác và hành động khác với trước và để từ đó họ có thể đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống của họ một cách có hiệu quả hơn [29, tr.3].

- Tham vấn là một "Tiến trình" có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nó diễn ra trong suốt thời khoảng thời gian để thân chủ cảm nhận được vấn đề của họ như nó chính như vậy. Đó là một tiến trình hướng tới kiến thức và hướng đến đạo lý làm người (mở ra các tiềm năng của con người) và đòi hỏi một sự lớn lên (trưởng thành) không chỉ ở các thân chủ mà cả ở nhà tham vấn [22 ].

- Tham vấn là một sự "Tương tác" (chia sẻ - giúp đỡ). Đó là quá trình trò chuyện, chia sẻ, làm việc tay đôi giữa nhà tham vấn và thân chủ một cách tích cực, có hợp tác, nghĩa là thân chủ phải nói sự thật vấn đề và bộc lộ bản thân của mình.

Nhà tham vấn phải có sự kết hợp về bằng cấp và bản năng tự nhiên. Sự tương tác này phải dựa trên quan niệm tâm linh và các quan điểm nghề nghiệp, đòi hỏi sự tiến tới trung thực ở cả hai phía và kết quả là phải giúp cho thân chủ hiểu rõ hơn về sự kiện, hoàn cảnh và chấp nhận bản thân mình [22].

- Tham vấn là một quá trình "Tìm tiềm năng": Tham vấn phải luôn coi thân chủ là người có đầy sức mạnh và có vai trò khơi gợi được mặt mạnh, những cái ẩn trong vô thức của thân chủ. Để làm được điều đó, nhà tham vấn phải chấp nhận thân chủ, chấp nhận cảm xúc mà họ đang có ngay bây giờ và tại tây, phải động viên khuyến khích thân chủ, thậm chí thỉnh thoảng phải hoạch định rõ tiềm năng

của thân chủ để giúp họ tin vào bản thân bởi một khi thân chủ tự tìm đến người tham vấn để giúp đỡ chia sẻ thì chính bản thân họ đã có tiềm năng, tự bản thân họ đã biết họ đang có vấn đề và mong muốn được giúp đỡ giải quyết vấn đề của mình [22].

- Tham vấn là tôn trọng quyền "Tự quyết" của thân chủ: Có nghĩa là trong quá trình tham vấn, người tham vấn phải để cho thân chủ tự giải quyết vấn đề (tự chịu trách nhiệm) với vấn đề của họ. Nhà tham vấn chỉ soi sáng giúp đỡ về mặt thông tin không đưa ra lời khuyên, cách thức giải quyết vấn đề cho thân chủ. Tham vấn là một quá trình giúp đỡ mà nhà tham vấn không làm hộ hoặc chỉ bảo. Tự quyết đòi hỏi thân chủ phải biết đến hành động hiện tại, những vấn đề hiện nay và ngay bây giờ của mình. Quá trình tự quyết giúp thân chủ mạnh dần lên, dám nghĩ, dám làm, dám đối đầu với thực tế của mình [22 ].

Nhưng trên thực tế tham vấn là một quá trình tăng cường năng lực trong đó nhà tham vấn giúp thân chủ nhận thức được những nguyên nhân sâu xa của vấn đề, từ đó thay đổi cách suy nghĩ, cảm nhận và xử sự để giải quyết vấn đề của chính họ

Như vậy, tham vấn là một quá trình chia sẻ và đặt trọng tâm nơi thân chủ chứ không phải là sự chỉ bảo, cho lời khuyên, an ủi hình thức, buộc thân chủ nhìn nhận vấn đề theo các chuẩn mực xã hội. Thân chủ là một con người riêng biệt và nhà tham vấn phải chấp nhận thân chủ. Tham vấn thành công khi nhà tham vấn khơi gợi được ở thân chủ những yếu tố nội lực để họ tự chịu trách nhiệm về vấn đề của mình và cả cuộc sống sau này của họ. Làm cho thân chủ cảm thấy đủ mạnh để đối đầu với vấn đề của họ [ 22 ].

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng khái niệm tham vấn với nghĩa như sau:

Tham vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn, kĩ năng, người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp) và thân chủ (là người có khó khăn trong cuộc sống cần được giúp đỡ) thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, chân tình (dựa vào nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp)

giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.

Từ khái niệm tham vấn nêu trên, có thể suy ra khái niệm hoạt động tham vấn cho cha mẹ có con tự kỷ là là các hoạt động thể hiện quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (nhân viên công tác xã hội người có chuyên môn, kĩ năng, người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp) và cha mẹ có có tự kỷ thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, chân tình (dựa vào nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp) giúp cha mẹ có con tự kỷ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.

1.3.2. Nguyên tắc và kỹ năng tham vấn cho cha mẹ có con tự kỷ

Trong quá trình tham vấn cho cha mẹ có con tự kỷ, NVXH phải tuân thủ các nguyên tắc tham vấn và mối quan hệ giữa NVXH với thân chủ. Trong suốt quá trình tham vấn, NVXH phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Giữ bí mật thông tin liên quan đến thân chủ và vấn đề của thân chủ:

NVXH tôn trọng quyền được tôn trọng cá nhân và đảm bảo bí mật cho thân chủ, tránh tiết lộ những thông tin không đảm bảo và không hợp pháp. Quyền được tôn trọng cá nhân của thân chủ sẽ được miễn trừ khi thân chủ hoặc người đại diện hợp pháp của thân chủ cho phép.

Những đòi hỏi chung trong quá trình tham vấn là phải giữ bí mật cho thân chủ, nhưng trong một số ngoại lệ, đòi hỏi chung về việc giữ bí mật không còn hiệu lực như thân chủ có những dấu hiệu chuẩn bị làm hại bản thân hoặc người khác, hoặc khi pháp luật yêu cầu tiết lộ những thông tin. NVXH có thể tham khảo ý kiến của những nhà chuyên môn khi nghi ngờ về tính pháp lý của những trường hợp ngoại lệ phải tiết lộ thông tin.

Trong những trường hợp đòi hỏi NVXH phải tiết lộ thông tin, NVXH chỉ tiết lộ những thông tin cơ bản nhất. Nếu có thể, NVXH cần thông báo trước với cha mẹ trẻ tự kỷ về việc tiết lộ thông tin của mình.

Khi làm việc với cha mẹ có con tự kỷ, thông tin về một thành viên trong gia đình không được tiết lộ cho thành viên khác trong gia đình khi không được sự

đồng ý của thành viên đó. NVXH phải đảm bảo tôn trọng tính riêng tư và cá nhân của mỗi thành viên trong gia đình.

- Tôn trọng thân chủ: thân chủ có quyền trình bày các suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đặc biệt, NVXH không ép thân chủ lệ thuộc vào mình, để cho họ tự quyết định.

- Tin tưởng vào khả năng giải quyết và ra quyết định thực hiện của thân chủ:

NVXH cần phải có cái nhìn tích cực, tin tưởng rằng cha mẹ trẻ có khả năng giải quyết vấn đề của chính họ, từ đó phải mạnh dạn trao quyền tự quyềt, giao việc cho họ, khích lệ họ và trợ giúp họ để thực hiện công việc được giao.

- Tin tưởng vào khả năng giải quyết và ra quyết định thực hiện của thân chủ:

NVXH cần phải có cái nhìn tích cực, tin tưởng rằng cha mẹ trẻ tự kỷ có khả năng giải quyết vấn đề của chính họ, từ đó phải mạnh dạn trao quyền tự quyềt, giao việc cho họ, khích lệ họ và trợ giúp họ để thực hiện công việc được giao.

- Hướng tới hiệu quả của việc giải quyết vấn đề, không lấy lợi ích của bản thân làm mục tiêu của quá trình tham vấn.

- Không áp đặt kinh nghiệm của NVXH lên vấn đề cha mẹ có con tự kỷ:

Nguyên tắc này thể hiện, NVXH trong quá trình tham vấn cho cha mẹ có con tự kỷ tránh đưa ra lời khuyên, tránh áp đặt những suy nghĩ, quyết định của mình với đối tượng.

- Không phê phán thân chủ ngay cả khi thân chủ có những hành vi, cách nhìn nhận không phù hợp. Sự phê phán sẽ làm cho thân chủ thu mình, không dám chia sẻ và hợp tác.

Trong quá trình tham vấn cho cha mẹ có con tự kỷ NVXH phải sử dụng linh hoạt rất nhiều kỹ năng. Trong đó có các kỹ năng cơ bản sau: Kỹ năng lắng nghe, Kỹ năng khai thác thông tin và xâu chuỗi các sự kiện trong quá trình tham vấn, Kỹ năng quan sát, Kỹ năng đặt câu hỏi, Kỹ năng phản hồi, Kỹ năng tạo lập và duy trì mối quan hệ với thân chủ…và những khả năng khác như khả năng xây dựng lòng tin với thân chủ và lôi cuốn họ vào những nỗ lực để giải quyết vấn đề của chính họ, khả năng thảo luận những chủ đề nhạy cảm một cách tích cực, khả năng khai

thác và sử dụng nguồn lực một cách sáng tạo nhằm giúp thân chủ, khả năng xác định thế mạnh của thân chủ…Các kỹ năng tham vấn không tách rời nhau mà có sự đan xen, tương hỗ nhau trong quá trình tham vấn.

Kĩ năng giao tiếp không lời góp phần chuyển tải một lượng thông tin lớn:

bao gồm khả năng sử dụng các hành vi không lời một cách phù hợp để tạo điều kiện cho việc giao tiếp và giúp đỡ NVXH xây dựng mối quan hệ tin cậy với thân chủ. Do đó NVXH phải hết sức nhạy cảm với những bức thông điệp họ chuyển tải tới thân chủ qua tư thế và điệu bộ cơ thể.

Giao tiếp bằng mắt: Trong tham vấn, NVXH phải thường xuyên nhìn vào mắt thân chủ làm cho thân chủ cảm nhận được NVXH đang chú ý lắng nghe việc trình bày của thân chủ. ánh mắt nhà tham vấn ngang tầm thân chủ.

Thông qua ngôn ngữ cử chỉ: NVXH phải kiểm soát được ngôn ngữ cử chỉ của bản thân mình. Cụ thể:

- Tư thế ngồi: Không nên có bàn ở giữa, có thể ngồi đối diện hoặc ngồi cạnh hơi chếch một chút với thân chủ.

- Thân thể: Cách tốt nhất khi giao tiếp với thân chủ là nên để cơ thể hơi đổ về phía thân chủ hướng về phía thân chủ, không rung đùi, không được chạm vào thân chủ ở vùng ngực, lưng, đùi,… Ngôn ngữ cử chỉ đó thể hiện NVXH chăm chú lắng nghe và bị lôi cuốn bởi câu chuyện của thân chủ, thể hiện sự cởi mở và cảm thông với thân chủ.

Giọng nói và tốc độ nói: Trong tham vấn với giọng nói bình tĩnh, trầm và tốc độ nói chậm, thông qua giọng nói thể hiện sự cởi mở, chân thành, bình tĩnh, tự tin, quan tâm đến thân chủ (tránh nói ngọng).

Về không gian: Trong giao tiếp với thân chủ, NVXH nên cố gắng phá bỏ bất cứ vật cản nào gây ra sự không thoải mái của thân chủ chẳng hạn như một chiếc bàn quá lớn giữa thân chủ và nhà tham vấn, ánh sáng quá chói ...nhằm gạt bỏ những ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến mức độ thoải mái của thân chủ, đến khả năng chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của thân chủ với NVXH.

Khoảng cách giữa nhà tham vấn - thân chủ khi đã tiếp cận 1 - 2 lần thì có thể ngồi gần hơn nhằm tạo điều kiện cho thân chủ thoải mái hơn.

Sự im lặng giúp NVXH bình tĩnh đặt câu hỏi, tạo điều kiện khuyến khích thân chủ nói tiếp vấn đề mình đang trình bày.

Thời gian: Trong giao tiếp NVXH cần để cho thân chủ có thời gian để trình bày, không nên tạo áp lực làm thân chủ cảm thấy bị thúc giục vì điều đó có thể làm cho thân chủ hiểu rằng thân chủ không quan trọng hoặc NVXH “ khó chịu”

khi phải lắng nghe họ.

Kĩ năng giao tiếp bằng lời cũng nhằm đạt được những mục đích để khuyến khích thân chủ bộc bạch chia sẻ suy nghĩ của họ với NVXH. Sử dụng các kĩ năng giao tiếp bằng lời, NVXH có thể khai thác được những thông tin quan trọng giúp NVXH và cha mẹ Trẻ tự kỷ làm rõ vấn đề và xác định các kế hoạch khác nhau để cải thiện tình huống gặp phải. Kĩ năng giao tiếp bằng lời gồm các kĩ năng cụ thể sau:

Kỹ năng đặt câu hỏi là kỹ năng rất quan trọng, câu hỏi NVXH đặt ra sẽ làm cho cha mẹ Trẻ tự kỷ cảm nhận được suy nghĩ, cảm xúc của NVXH với mình từ đó họ có thể phòng vệ hay chia sẻ.

- Trong tham vấn, NVXH chỉ được nói khoảng 20% vì vậy, kỹ năng này đặc biệt quan trọng với NVXH trong quá trình tham vấn.

- Có hai loại câu hỏi: Câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Do đó, NVXH phải có kỹ năng sử dụng cả hai loại câu hỏi này. Cụ thể:

- Kĩ năng sử dụng câu hỏi mở: Trong giao tiếp các câu hỏi mở rất quan trọng giúp NVXH bắt đầu cuộc tham vấn. Với cha mẹ Trẻ tự kỷ những câu hỏi mở tạo điều kiện cho cuộc thảo luận thoải mái và cha mẹ trẻ có nhiều thời gian để nói.

Các câu hỏi mở dùng trong tham vấn làm cho cuộc tham vấn trở nên cụ thể và phong phú. Một câu hỏi mở về thân chủ đặt ra trước đó sẽ giúp ích cho cuộc nói chuyện được tiếp tục.

- Sử dụng câu hỏi đóng: các câu hỏi đóng nói chung là kém hiệu quả hơn, nhưng đôi khi nó cũng cần thiết để giúp NVXH thu được những thông tin nhanh

và cụ thể, đưa lại sự rõ ràng, mạch lạc, giúp cha mẹ Trẻ tự kỷ tập trung vào chủ đề của cuộc nói chuyện hoặc kết thúc những cuộc thảo luận dài dòng hoặc tản mạn.

Mặt hạn chế của loại cấu hỏi này là chúng không cho phép cha mẹ Trẻ tự kỷ giãi bày về tiến triển của sự việc và trách nhiệm tiếp tục cuộc nói chuyện thuộc về NVXH.

Khi vận dụng kĩ năng đặt câu hỏi, NVXH cần chú ý :

- Câu hỏi phải đơn giản, dễ hiểu, liên quan đến vấn đề của thân chủ và mục đích giúp đỡ.

- Sử dụng câu hỏi “mở” là chủ yếu, hạn chế dùng câu hỏi “đóng”.

- Không nên đặt câu hỏi dồn dập. Câu hỏi dồn dập sẽ tạo cho thân chủ sự lúng túng và có cảm giác như người bị điều tra xét hỏi.

- Không nên đặt câu hỏi chung chung làm cho cha mẹ Trẻ tự kỷ khó trả lời và không biết bắt đầu từ đâu. Điều này cũng khiến cho thân chủ có cảm giác nghi ngờ NVXH, và có thể cho rằng NVXH không hiểu, không quan tâm đến vấn đề của mình.

- Không nên đặt câu hỏi mang tính áp đặt đối với cha mẹ Trẻ tự kỷ. Bởi như vậy, câu hỏi đặt ra đã bao hàm luôn lời khuyên của NVXH đối với thân chủ.

- Không nên hỏi đi hỏi lại về một vấn đề. Hỏi đi hỏi lại một vấn đề dễ gây sự khó chịu cho cha mẹ trẻ. Điều này cho thấy: hoặc NVXH bị quên (không chú tâm, không xâu chuỗi) hoặc chưa biết tìm câu hỏi khác để khai thác thông tin. Hỏi quá nhiều về một vấn đề khiến thân chủ sẽ có cảm giác bị tra hỏi và dễ đi đến sự tự vệ.

Kĩ năng khuyến khích và diễn đạt lại là trình bày lại một cách cơ bản nhận thức của NVXH về những gì cha mẹ trẻ vừa kể. Diễn đạt lại khuyến khích cha mẹ trẻ tiếp tục kể vì nó thể hiện rằng NVXH đang lắng nghe và hiểu những gì thân chủ đang trình bày. Đồng thời nếu việc diễn đạt lại thể hiện NVXH hiểu không chính xác về sự trình bày của thân chủ, thân chủ sẽ có cơ hội để đính chính và NVXH có thể hiểu chính xác hơn về vấn đề.

Kỹ năng phản ánh cảm xúc là nhắc lại cho cha mẹ Trẻ tự kỷ nội dung tình cảm trong ngôn từ của họ. Sử dụng kỹ năng này sẽ giúp cho cha mẹ trẻ xác định

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn cho cha mẹ có con tự kỷ từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)