Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2013 2015 (Trang 31 - 34)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hoành Bồ là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 10 km về phía tây, với toạ độ địa lý:

Từ 20054’47” đến 21015’ vĩ độ bắc;Từ 106050’ đến 107015’ kinh độ đông.

- Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh và huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang;

- Phía Nam giáp vịnh Cửa Lục, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh;

- Phía Đông giáp thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh;

- Phía tây giáp thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Hình 3.1. Sơ đồ v trí các xã, th trn thuc huyn Hoành B

Diện tích tự nhiên là 84.354,34 ha chiếm 13,8% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đơn vị hành chính của huyện gồm 12 xã và 1 thị trấn.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Hoành Bồ có địa hình đa dạng, thuộc loại địa hình đồi núi tiếp giáp biển, đa phần nằm trong hệ thống cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, càng gần biển thì đồi núi càng thấp dần và xen kẽ vùng đất bằng, tạo ra một sự đa dạng và kết hợp giữa phát triển kinh tế miền núi, trung du ven biển. Địa hình Hoành Bồ chia thành nhiều vùng: vùng đồi núi cao có Đỉnh cao nhất là núi Thiên Sơn 1.090,6 m thuộc giáp ranh xã Vũ Oai và xã Hòa Bình, núi Mo Cao 915 m thuộc địa bàn xã Hòa Bình (UBND huyện Hoành Bồ, 2013)[17].

3.1.1.3. Khí hậu

Hoành Bồ là huyện miền núi có địa hình phức tạp lại nằm gần vịnh Bắc Cửa Lục chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu đông bắc tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển (UBND huyện Hoành Bồ, 2013)[17].

3.1.1.4. Thủy văn

Sông suối Hoành Bồ chịu ảnh hưởng nhiều của địa hình, hầu hết các sông suối đều bắt nguồn từ các dãy núi cao ở phía bắc, chảy theo hướng bắc nam rồi đổ ra biển. Riêng dãy núi cánh cung Đông Triều - Móng Cái chạy theo hướng tây đông qua các xã Tân Dân, Kỳ Thượng chia huyện thành 2 vùng tạo cho suối chảy theo 2 chiều sườn bắc và nam. Do vậy sông suối bắt nguồn từ 2 sườn chảy về 2 phía nên có dòng chảy tương đối dốc và ngắn. Hoành Bồ có nguồn nước mặt phân bố tương đối đồng đều theo không gian, có khả năng khai thác phục vụ đủ nước tưới cho cây trồng và sinh hoạt của con người.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Đất đai trên địa bàn huyện Hoành Bồ được chia thành 5 nhóm đất, 7 đơn vị đất và 10 đơn vị phụ .

b. Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt: Tổng trữ lượng nước chảy của các con sông suối Hoành Bồ nhỏ, do địa hình núi cao, sông ngắn, dốc không có trung lưu nên phải xây dựng đập để chứa nước, khả năng xây dựng các đập lớn nhỏ ở huyện Hoành Bồ rất lớn.

+ Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu điều tra của Đoàn Địa chất 37 - Tổng cục Địa chất, nhiều địa điểm thăm dò trên phạm vi của huyện khi khoan tới một độ sâu nhất định, nước ngầm đều có một trữ lượng tương đối khá, có khả năng khai thác lưu lượng trung bình của các mũi khoan thăm dò vào khoảng 5 - 10 lít/s tức là vào khoảng 800 - 900 m3/ngày đêm, nếu được đầu tư tốt, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt trong cả hiện tại và tương lai.

+ Chất lượng nước: khá tốt, đủ tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt và sản xuất sau khi xử lý.

c. Tài nguyên rừng

Hoành Bồ có 65.401,26 ha rừng chiếm 77,43% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó:

- Đất rừng sản xuất là 37.687,16 ha chủ yếu trồng các loại cây keo...

- Đất rừng phòng hộ 14.444,90 ha phòng hộ đầu nguồn các hồ, đập như Hồ Yên Lập, hồ Cao Vân, phòng hộ ven sông.

- Rừng đặc dụng: 14.667,09 ha thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng.

Rừng Hoành Bồ có các loại cây quý hiếm như lim, sến, táu, lát nhiều mây tre và dược liệu, hương liệu. Tuy nhiên, do khai thác quá mức nên hiện nay chất lượng rừng của Hoành Bồ suy giảm nhiều, chỉ ở mức rừng nghèo đến trung bình.

d. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn Hoành Bồ có rất nhiều tài nguyên khoáng sản khác nhau,

thuộc 4 nhóm chính: Nhóm nhiên liệu, vật liệu xây dựng, khoáng sản phi kim loại và khoáng sản kim loại.

Nhóm nhiên liệu gồm có than đá và đá dầu: Than đá phân bố chủ yếu ở các xã: Tân Dân, Quảng La, Vũ Oai, Hoà Bình, hiện nay đang được khai thác để phục vụ nhu cầu của xã hội; Đá dầu: Có ở Đồng Ho nhưng trữ lượng nhỏ khoảng 4 triệu tấn.

e. Tài nguyên du lịch

Do đặc điểm và cấu tạo địa chất, vùng núi đá vôi của huyện có rất nhiều hang động đẹp như (hang Đá Trắng, hang Cảnh Tiên...) đồng thời có trên 15 nghìn hecta rừng đặc dụng có trữ lượng khá mang tính chất còn nguyên sinh đặc biệt còn bảo tồn được nhiều loại cây, động vật hoang dã, các vùng này lại nằm sâu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với những nét sinh hoạt văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Với đặc điểm đã các khu rừng này có giá trị cho nghiên cứu khoa học, bảo tồn gen và du lịch sinh thái, kết hợp với danh thắng hồ Yên Lập, An Biên, chùa Lôi Âm, và di tích lịch sử chùa Yên Mỹ được Nhà nước xếp hạng. Hoành Bồ được được tỉnh đầu tư xây dựng bảo tồn văn hóa người Dao tại xã Bằng Cả đây một lợi thế gắn với khu du lịch Bãi Cháy là di sản thiên nhiên của thế giới vịnh Hạ Long đây là một vị trí thuận lợi để du lịch Hoành Bồ tạo thế đi lên trong tương lai (UBND huyện Hoành Bồ, 2013)[17].

f. Tài nguyên nhân văn

Nhân dân Hoành Bồ đã trải qua quá trình đấu tranh anh dũng, bền bỉ, dẻo dai, chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên và quân xâm lược thống trị của phong kiến phương Bắc.

Hoành Bồ là một huyện có nhiều dân tộc sinh sống như: Dao (Thanh Y, Thanh Phán), Sán Dìu, Kinh, Tày, Hoa...

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2013 2015 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)