Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại huyện Hoành Bồ giai đoạn 2013 - 2015
3.2.2. Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại huyện Hoành Bồ
Trong những năm qua tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Hoành Bồ có nhiều diễn biến phức tạp. Nội dung chủ yếu của các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai là thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tranh chấp ranh giới thửa đất giữa các hộ liền kề, đòi lại đất, tranh chấp quyền thừa kế quyền sử dụng đất, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...Tình hình được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 3.6 Các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2013 - 2015
Năm Số vụ
Loại hình
Tranh chấp Khiếu nại Tố cáo
Số lượng
(vụ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(vụ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(vụ)
Tỷ lệ (%)
2013 28 16 57,1 11 39,2 1 3,57
2014 36 18 50,0 12 33,3 6 16,7
2015 53 23 43,4 13 24,5 17 32,1
Tổng 117 57 48,7 36 30,8 24 20,5
(Nguồn: Thanh tra huyện Hoành Bồ) Trong tổng số 117 đơn thư, kết quả phân loại có:
+ Tranh chấp: 57 vụ chiếm 48,7%.
+ Khiếu nại: 36 vụ chiếm 30,8%.
+ Tố cáo: 24 vụ chiếm 20,5%.
Hình 3.4: Biểu đồ tổng hợp đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Hoành Bồ giai đoạn 2013 - 2015
Từ bảng số liệu 3.6 cho thấy trong 3 năm có tổng cộng 117 vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Số lượng các vụ tăng dần từ năm 2013 đến năm 2015. Năm cao nhất là năm 2015 với 53 vụ chiếm 45,30% tổng số vụ và thấp nhất là năm 2013 với 28 vụ chiếm 23,90% tổng số vụ. trong giai đoạn 2013-2015 số vụ tăng do rất nhiều nguyên nhân trong đo phải kể đến do quá trình phát triển của toàn huyện các dự án đầu tư quy mô lớn nâng giá đất lên cao, vì thế các vụ viêc về đất đai tăng cao hơn. Tuy nhiên, có thể thấy rằng số vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của huyện đã được giải quyết tốt hơn hạn chế kéo dài các vụ việc. Có được kết quả này chính là nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền của các xã trong huyện và sự cố gắng của cán bộ chuyên môn địa chính, cũng như hoạt động có hiệu quả của tổ hòa giải cơ sở.
3.2.2.1. Tình hình tranh chấp đất đai
Trong sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường huyện Hoành Bồ cũng như các huyện khác trong tỉnh luôn đẩy mạnh công tác trong mọi lĩnh vực và đất đai là lĩnh vực có nhiều biến động nhất.
Với số lượng khá nhiều các vụ tranh chấp đã trở thành vấn đề nóng đòi hỏi cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp phải giải quyết tốt thông qua hòa giải, để giữ được mối đoàn kết trong thôn xóm, nhằm hạn chế những khiếu nại phát sinh không đáng có lên cấp trên.
Bảng 3.7. Tình hình tranh chấp về đất đai giai đoạn 2013-2015
Năm Số vụ
Nội dung tranh chấp Ranh giới
thửa đất
Đòi lại nhà, đất
Chuyển quyền sử dụng đất
Nội dung khác
2013 16 13 0 2 1
2014 18 12 0 5 1
2015 23 16 1 4 2
Tổng 57 41 1 11 4
(Nguồn: Thanh tra huyện Hoành Bồ)
Hình 3.5: Biểu đồ tình hình tranh chấp theo nội dung tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Hoành Bồ giai đoạn 2013 – 2015.
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy được, trong 3 năm tổng số vụ tranh chấp là 57 vụ, trải đều ở các năm. Cao nhất là năm 2015 với 23 vụ chiếm 40,4% tổng số vụ, thấp nhất là năm 2013 với 16 vụ chiếm 28,1% tổng số vụ của cả giai đoạn.
Trong giai đoạn 2013 – 2015, trên địa bàn huyện xảy ra 57 vụ tranh chấp đất đai, trong đó cao nhất là tranh chấp về ranh giới thửa đất, giữa các hộ gia đình, cá nhân liền kề với 41 vụ chiếm 71,9% tổng số vụ tranh chấp. Thấp nhất là tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất với 1 vụ chiếm 1,75% tổng số vụ tranh chấp. Tranh chấp thường tập trung vào một số vấn đề sau:
- Về nội dung ranh giới thửa đất: tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất, tranh chấp về đường đi giữa các hộ gia đình, tranh chấp về ranh giới trong hành lang đường quốc lộ,…
- Về quyền sử dụng đất: tranh chấp về quyền thừa kế giữa các thành viên trong gia đình, tranh chấp về quyền sử dụng đất do yếu tố lịch sử để lại…
- Đòi lại nhà, đất cho mượn: tranh chấp xảy ra do hộ gia đình thời gian trước không cần dùng đến nhà, đất cho mượn. Nay do giá đất hoặc gia đình có nhu cầu sử dụng đòi lại để sử dụng nhưng hộ được cho mượn không trả lại dẫn đến tranh chấp.
Thực tế các vụ tranh chấp xảy ra do các nguyên nhân chính sau:
- Do sự chênh lệch về độ chính xác giữa bản đồ 299 và bản đồ địa chính được đo vào năm 1999 nên thường xảy ra tranh chấp đất đai tại các vị trí tiếp giáp.
- Do trình độ nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế nên việc chuyển quyền sử dụng đất giữa các chủ sử dụng đất chưa thực hiện đúng theo quy định của Luật Đất đai.
- Tranh chấp đất đai phát sinh từ nguyên nhân khác không liên quan đến đất đai, tâm lý thắng thua, danh dự...
- Việc giải quyết tranh chấp đất đai còn chưa kịp thời, công tác quản lý đất đai còn thiếu chặt chẽ.
3.2.2.2. Tình hình khiếu nại về đất đai
Trong lĩnh vực đất đai, các khiếu nại phát sinh khi người sử dụng đất thấy quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai như: Quyết định thu hồi đất, quyết định giao đất, cho thuê đất, quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất....sai quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Trong giai đoạn từ 2013 - 2015, huyện Hoành Bồ đã thu hút được nhiều dự án lớn như nhà máy xi măng Hạ Long, xi măng Thăng Long, Công viên nghĩa trang An Lạc, vôi hóa Hương Hải... Những công trình này khi xây dựng cần có mặt bằng và cơ sở hạ tầng tốt, chính vì vậy công tác lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng là rất quan trọng. Trong quá trình thực hiện các công trình này đã phát sinh nhiều vụ khiếu nại liên quan đến đất đai. Nội dung khiếu nại chủ yếu, nổi bật nhất là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, lấn chiếm đất công, đơn giá bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất thấp
hơn giá trên thị trường. Người chấp hành theo quy định nhận tiền, bàn giao mặt bằng trước thường chịu thiệt so với người nhận tiền bàn giao mặt bằng sau. Một số trường hợp chủ dự án tự ý thỏa thuận với người dân tạo sự không công bằng.
Khiếu nại liên quan đến đất đai xảy ra trên địa bàn huyện có một phần nguyên nhân từ thu hồi đất thực hiện các dự án. Số liệu chi tiết ở bảng 3.8
Bảng 3.8. Tình hình khiếu nại về đất đai
Năm Số vụ
Nội dung khiếu nại Thu hồi,
bồi thường GPMB
Đòi lại Đất
Quyết định cấp Giấy CNQSD đất
Nội dung khác
2013 11 8 0 2 1
2014 12 9 0 1 2
2015 13 10 1 1 1
Tổng 36 27 1 4 4
(Nguồn: Thanh tra huyện Hoành Bồ)
Hình 3.6: Biểu đồ tình hình khiếu nại thể hiện qua các nội dung khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Hoành Bồ giai đoạn 2013- 2015
Qua bảng số liệu trên ta thấy số vụ về khiếu nại đất đai có sự khác nhau qua các năm và lý do cũng khác nhau. Tuy nhiên, tập trung chủ yếu do thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.
Dựa vào bảng trên ta thấy trong giai đoạn 2013- 2015 nội dung có số vụ khiếu nại liên quan đến đất đai nhiều nhất trên địa bàn huyện là bồi thường GPMB với 27 vụ chiếm 75,0% tổng số vụ khiếu nại. Chủ yếu người dân khiếu nại về đơn giá bồi thường, khi xây dựng các công trình công cộng thì đơn giá bồi thường là theo đơn giá đất bồi thường của UBND tỉnh đã phê duyệt. Việc xác định đơn giá thường thấp hơn giá thực tế trên thị trường. Vì lẽ đó, một số hộ dân trong diện tích di dời chưa đồng ý với mức giá bồi thường mà UBND tỉnh đã phê duyệt áp dụng. Ngoài ra một số cán bộ được giao làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng tính thiếu khối lượng, áp dụng chính sách không đầy đủ... gây bức xúc cho người dân làm mất niềm tin của người dân vào chính quyền. Do vậy, việc bồi thường giải phóng mặt bằng đang là một vấn đề nóng của huyện Hoành Bồ trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài nội dung khiếu nại do bồi thường giải phóng mặt bằng thì nội dung khiếu nại do quyết định cấp giấy cũng là một trong những nguyên nhân chính khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện. Việc khiếu nại này là do nguyên nhân sai sót của cơ quan có thẩm quyền như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai sót về tên chủ sử dụng, diện tích… một số hộ lại khiếu nại về đối tượng giao đất, hạn mức giao đất, nghĩa vụ tài chính khi được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Ngoài ra còn nội dung khiếu nại kết quả giải quyết tranh chấp đất đai.
3.2.2.3. Tình hình tố cáo về đất đai
Từ năm 2013 - 2015 trên địa bàn huyện Hoành Bồ xảy ra 24 vụ tố cáo chiếm 20,5% tổng số vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Nguyên nhân dẫn đến việc tố cáo về đất đai là do cán bộ trong thực thi nhiệm vụ lợi dụng chức quyền làm sai quy định của pháp luật ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân cũng như của nhà nước. Nguyên nhân do người dân đề
nghị giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai nhưng kết quả giải quyết của cơ quan nhà nước không thỏa mãn, người dân cho rằng cán bộ làm sai quy định nên chuyển sang tố cáo. Nguyên nhân còn do sự thiếu sót trong việc sử dụng đất của chính quyền cơ sở. Một số trường hợp do mâu thuẫn khác mà sử dụng quyền tố cáo để làm mất uy tín của cản bộ, tố cáo bằng đơn nặc danh...
một số kết quả xác minh nội dung đơn tố cáo có đúng có sai, sai hoàn toàn, đúng hoàn toàn. Các số liệu về tố cáo được thể hiện qua bảng 3.9 dưới đây:
Bảng 3.9. Tình hình tố cáo về đất đai
Năm Số vụ
Nội dung tố cáo Sử dụng
sai mục đích
Lợi dụng chức quyền
Hủy hoại đất
Lấn chiếm đất công
Nội dung khác
2013 1 0 1 0 0 0
2014 6 1 2 0 3 0
2015 17 10 6 0 1 0
Tổng 24 11 9 0 4 0
(Nguồn: Thanh tra huyện Hoành Bồ)
Hình 3.7: Biểu đồ tình hình tố cáo thể hiện qua nội dung tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Hoành Bồ giai đoạn 2013 – 2015
Tình trạng sử dụng sai mục đích có 11 vụ chiếm 45,83% tổng số vụ tố cáo. Việc sử dụng đất sai mục đích là do một số hộ gia đình tự ý san đất nông nghiệp chuyển thành đất ở mà không được chính quyền địa phương cho phép.
Một nội dung tố cáo khác là tố cáo cán bộ Đảng viên vi phạm Luật Đất đai. Trong các đơn thư tố cáo chủ yếu là tố cáo cán bộ lợi dụng chức quyền chia nhau đất, làm hồ sơ cấp GCN sau đó bán hưởng chênh lệch cho cá nhân;
có trường hợp tố cáo cán bộ trong việc kê khai nộp thuế và tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chức năng được giao…Tuy đa phần các vụ tố cáo này là tố cáo sai do người dân chưa hiểu rõ pháp luật nên khi quyền lợi về đất đai của họ bị ảnh hưởng họ luôn có tâm lý cho rằng đó là do cán bộ quản lý đất đai làm sai, nhưng thực trạng này cho thấy công tác quản lý đất đai của cán bộ quản lý đất đai cấp xã còn nhiều thiếu sót, chưa tạo được lòng tin trong nhân dân.